Mẫu đơn xin rút hồ sơ xe ô tô và những thông tin liên quan về mẫu đơn
Mẫu đơn xin rút hồ sơ xe ô tô và những thông tin liên quan về mẫu đơn
Trong quá trình giải quyết việc xin rút hồ sơ gốc xe ô tô, đơn xin rút hồ sơ gốc xe ô tô là giấy tờ quan trọng và không thể thiếu. Lá đơn này xin hủy bỏ yêu cầu về hồ sơ đã nộp trước đó mà hiện giờ chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng hồ sơ đó ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách viết mẫu đơn xin rút hồ sơ xe ô tô chuẩn chỉnh khiến lá đơn bị trả về vì không hợp lệ. Để tránh mất thời gian, công sức khi soạn thảo đơn xin rút hồ sơ cho xe ô tô, cùng tìm hiểu cách viết qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Mẫu đơn xin rút hồ sơ xe ô tô là văn bản được tổ chức, cá nhân, là những người có quyền hay đang sở hữu xe ô tô thực hiện soạn thảo để đề nghị những bên có thẩm quyền xem xét tiến hành trả lại hồ sơ trước đó, hồ sơ mà người đang sở hữu xe ô tô đã gửi bên thẩm quyền vào thời gian trước đó.
Khi soạn thảo lá đơn này, bạn cần đảm bảo các nội dung trong lá đơn đều đúng sự thật, đúng hình thức đưa ra thì mới đáp ứng được điều kiện và được Tòa án chấp nhận. Do đó, để hạn chế sai sót xảy ra, bạn có thể tải về mẫu đơn tại đây:
Ngoài ra, theo Thông tư 15/2014/TT-BTC tại Điều 3 khoản 3, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin rút hồ sơ cho xe ô tô là công an huyện, quận, thị xã hoặc thành phố ở tỉnh. Các cơ quan này là các cá nhân, tổ chức cư trú hoặc có trụ sở ở địa phương của bạn. Do đó, nơi giải quyết thủ tục rút hồ sơ cũng như tiếp nhận hồ sơ rút sơ gốc của xe là công an cấp huyện.
Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn cơ bản dưới đây để tự tay soạn thảo một mẫu đơn xin rút hồ sơ cho xe ô tô đúng, đủ thông tin và đảm bảo tính pháp lý.
Mở đầu, bạn cần điền đầy đủ Quốc hiệu, Tiêu ngữ và địa điểm, thời gian viết mẫu đơn của mình. Tiếp đó là tên lá đơn viết in hoa to, rõ ràng: “ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ XE Ô TÔ”. Dưới tên đơn cần ghi rõ đơn của bạn nói về việc gì, cụ thể là rút hồ sơ (số hồ sơ) với xe ô tô.
Mục “Kính gửi” cần ghi rõ tổ chức, cá nhân nhận đơn của bạn là ai, đó cần là cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định như công an huyện hoặc phòng cảnh sát giao thông nơi địa phương bạn sinh sống.
Tiếp đó, chủ thể muốn rút hồ sơ xe ô tô cần kê khai các thông tin về bản thân mình gồm có: Họ và tên, ngày sinh, giới tính, thông tin CCCD hoặc CMND (số, ngày cấp và nơi cấp), địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay, điện thoại liên hệ.
Nếu là tổ chức muốn xin rút hồ sơ xe ô tô, bạn cần điền đầy đủ các nội dung như sau: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, thông tin về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (gồm số, nơi cấp và ngày cấp), hotline, số fax, thông tin người đại diện (họ tên, chức vụ, số CCCD/ CMND gồm ngày cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, địa chỉ chỗ ở, số điện thoại, căn cứ đại diện.
Tiếp đến là phần lý do mà bạn muốn trình bày về việc gì, cần nêu cụ thể nội dung thông tin. Sau đó, bạn cần đưa ra căn cứ, dẫn chứng như trích dẫn điều luật liên quan, dẫn chiếu các thỏa thuận, văn bản, hợp đồng…
Sau khi hoàn thiện phần căn cứ lá đơn, bạn cần cam đoan những gì bản thân nói trong lá đơn là sự thật, và xin chịu trách nhiệm nếu nói sai sự thật. Bạn cũng cần liệt kê trong lá đơn bản sao các giấy tờ đính kèm theo lá đơn như Sổ hộ khẩu, giấy khai đăng ký xe ô tô, bản sao căn cước công dân, sổ đăng kiểm ô tô, giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, chứng từ lệ phí trước bạ, hợp đồng mua bán xe…
Đồng thời, bạn cũng cần ký xác nhận và ghi rõ họ tên trong mẫu đơn xin rút hồ sơ xe ô tô. Khi viết đơn, bạn có thể đánh máy hoặc viết tay, tuy nhiên dù là hình thức nào, bạn cũng cần trình bày sạch sẽ, rõ ràng nhé!
Trong những năm gần đây, dịch vụ rút hồ sơ ô tô bắt đầu bùng nổ tại thị trường nước ta và để có thể tự mình rút hồ sơ không cần qua trung gian, bạn cần phải nắm rõ các thủ tục xin rút hồ sơ xe ô tô.
Trường hợp bạn thực hiện qua trung gian, bạn cũng nên tìm hiểu trước để biết được tổng chi phí mà mình bỏ ra là bao nhiêu và để tránh mất quá nhiều chi phí, thời gian thì bạn cần hiểu rõ các thủ tục cần có. Đồng thời, các giấy tờ sẽ có các quy định luôn được cập nhật, đổi mới nên để tránh chuẩn bị sai, bạn cần nắm rõ thủ tục xin rút hồ sơ gốc xe ô tô.
Tùy vào từng trường hợp, chi phí mà bạn bỏ ra để rút hồ sơ là khác nhau, trong đó, khi rút hồ sơ, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau: Đăng kiểm xe gốc của ô tô; đăng ký xe ô tô gốc; giấy bán xe có chứng nhận của người trên đăng ký gốc; hợp đồng mua bán xe ô tô hoặc ủy quyền chứng (người bán xe ô tô đã ký).
Bạn cần mô tả đúng chính xác tình trạng giấy tờ xe, sau đó nếu thiếu thì cần bổ sung cho đầy đủ. Cụ thể, với các tỉnh thông thường, lệ phí rút hồ sơ xe ô tô khoảng 2,3 triệu đồng; Thành phố Hồ Chí Minh là 2,1 triệu đồng và Hà Nội là 1,9 triệu đồng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, giá xin rút hồ sơ này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể tùy theo địa điểm rút hồ sơ, loại xe, đời xe mà giá cả có thể lên, xuống 10 tới 20 phần trăm.
Khi rút hồ sơ xe ô tô, bạn cần đảm bảo xe ô tô của bạn là chính chủ, không phải xe tang vật của vụ án nào đó và không nằm trong tình trạng tranh chấp. Nếu xe ô tô của bạn có cả biển trước và sau, cần phải nộp lại biển số xe. Chủ sở hữu muốn rút hồ sơ cần nộp giấy đăng ký xe ô tô cho cơ quan có thẩm quyền rút hồ sơ gốc và khi cần, bạn có thể sử dụng Giấy biên nhận nộp hồ sơ được công an nơi rút hồ sơ cấp để chứng minh xe ô tô của bạn đang thực hiện thủ tục.
Bạn cần mang theo Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu bản gốc để đối chiếu khi rút hồ sơ. Do đó, đừng nên quên và hãy chủ động mang theo bạn nhé!
Bước 1: Bên bán xe và mua xe ô tô đi tới cơ quan công chứng để thực hiện làm hợp đồng mua bán xe ô tô và cần có công chứng viên xác nhận.
Bước 2: Để làm thủ tục rút hồ sơ gốc, bên mua xe tới công an quận, huyện hoặc phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh, thành phố, và nếu muốn, chủ xe có thể ủy quyền việc này cho người khác.
Khi đó, bạn cần mang theo các giấy tờ của chủ xe như: Sổ hộ khẩu, CMND/ CCCD hay giấy ủy quyền được cơ quan có thẩm quyền công chứng nếu là người được ủy quyền.
Lúc này, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ như: Giấy chứng nhận đăng kiểm xe gốc; Giấy khai sang tên chủ sở hữu xe, gồm bản cà số máy và số khung của ô tô; biển số xe ô tô cả trước và sau; hợp đồng mua bán xe ô tô hay chứng từ chuyển quyền sở hữu theo quy định.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, cán bộ của cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra, cấp giấy biên nhận và hẹn thời gian chủ sở hữu tới lấy hồ sơ gốc. Đến ngày hẹn, bạn sẽ nhận được hồ sơ gốc xe ô tô, giấy đăng ký xe đã cắt góc và thu lại biển số xe ô tô của bạn.
Nếu xe đứng tên chính chủ và trường hợp mua xe của cơ quan, tổ chức ở tỉnh khác thì bạn sẽ thực hiện thủ tục như bên trên, tuy vậy bạn cần xuất trình các giấy tờ sau: Hóa đơn giá trị gia tăng do cơ quan bán xe cung cấp; hợp đồng mua bán xe có 2 bản công chứng; đăng ký xe ô tô và số lưu hành trên xe gốc ô tô, biển số xe; 2 bản giấy quyết định bán xe, chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách viết mẫu đơn xin rút hồ sơ xe ô tô chi tiết và một số thủ tục liên quan tới việc rút hồ sơ ô tô. Khi muốn rút hồ sơ gốc của xe ô tô, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thủ tục cần thiết, sau đó gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Lá đơn xin rút hồ sơ cần đảm bảo đủ nội dung, chuẩn hình thức, viết sạch đẹp và rõ ràng nhé!
Khi muốn xin cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ, bạn cần phải viết đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Truy cập bài viết bên dưới để biết được thông tin về đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023