Blog

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế chi tiết nhất

30/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thông thường, khi cha mẹ, ông bà hoặc vợ, chồng mất đi, bạn sẽ có cơ hội được hưởng quyền thừa kế. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không muốn hưởng tài sản thừa kế, bạn có quyền từ chối. Lúc này, để lời từ chối của bạn được gia đình, pháp luật và những bên có liên quan công nhận, bạn cần soạn thảo mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách viết mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ra sao nhé!

1. Một số thông tin cần biết về mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế

1.1. Khi nào được phép từ chối hưởng tài sản thừa kế?

Khi được chỉ định làm người thừa kế, tuy nhiên cá nhân không muốn hưởng phần tài sản này thì có quyền từ chối nhận tài sản thừa kế dù cho bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên, trừ 03 trường hợp sau đây, người thừa kế sẽ không có quyền từ chối nhận tài sản thừa kế, đó là: Người thừa kế cần từ chối trước thời điểm phân chia tài sản; Nếu trốn tránh quá trình thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác thì sẽ không được phép từ chối hưởng thừa kế; nếu từ chối thừa kế cần lập văn bản, sau đó người tới những người có liên quan đến tài sản, phân chia tài sản như: Người thừa kế khác, người quản lý di sản, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản.

Những trường hợp được từ chối hưởng tài sản thừa kế

Xem thêm: Tìm hiểu mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế mới và chuẩn nhất

1.2. Ai là người được từ chối hưởng tài sản thừa kế?

Đầu tiên, để biết được ai có quyền từ chối hưởng tài sản thừa kế thì bạn cần biết được những người có thể được nhận tài sản thừa kế. Và theo Bộ luật Dân sự mới nhất trong Điều 651, người thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc để nhận tài sản thừa kế gồm có:

- Hàng 1: Những người nhận tài sản thừa kế gồm có cha đẻ, mẹ đẻ, vợ chồng, con nuôi, con đẻ, hay cha nuôi, mẹ nuôi.

- Thứ hai: Những người nhận tài sản thừa kế gồm ông bà nội, ông bà ngoại, cháu ruột (người chết là ông bà nội ngoại), anh chị em ruột.

- Thứ ba: Những người được hưởng tài sản thừa kế là chắt ruột (gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại), cháu ruột (gọi người chết là bạc, cậu, chú, cô, dì ruột), cụ nội, cụ ngoại, bác, cô, dì, chú, cậu ruột.

Người được hưởng tài sản thừa kế là người được quyền từ chối nhận

Bên cạnh đó, những người không được hưởng tài sản thừa kế là những người sau đây:

- Người bị kết án về hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, cố ý hành hạ người để lại di sản hay ngược đãi nghiêm trọng người này, hay xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng tới người để lại di sản.

- Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng nghiêm trọng với người để lại di chúc, tài sản thừa kế.

- Người có hành vi cưỡng ép, lừa đối hoặc ngăn cản người phân chia quyền thừa kế trong di chúc.

- Người bị kết án về những hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác, nhằm cướp đoạt hoặc hưởng toàn bộ hoặc 1 phần tài sản mà người này có quyền được hưởng.

Người bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác

- Thực hiện sai ý chí với người để lại di sản như sữa chữa di chúc, giả mạo di chúc, che giấu di chúc, hủy di chúc nhằm mục đích hưởng toàn bộ hay 1 phần tài sản.

Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng, nếu người lập di chúc và phân chia tài sản biết những hành vi sai trái của người này, tuy nhiên vẫn đồng ý cho họ thực hiện theo di chúc thì người này vẫn có thể nhận tài sản mà người thừa kế để lại như bình thường.

1.3. Có phải công chứng mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế không?

1.3.1. Không cần công chứng văn bản

Theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 620, nếu bạn muốn từ chối việc nhận tài sản thừa kế thì cần soạn thảo mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế thành văn bản và gửi tới những người thừa kế khác để họ biết và người thừa kế có thể yêu cầu công chứng mẫu giấy tờ này.

Văn bản từ chối nhận di sản cần phải lập thành văn bản, đây là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên không cần phải thực hiện chứng thực hay công chứng, còn nếu người hưởng di sản có yêu cầu thì có thể nhờ Công chứng viên chứng nhận.

Không cần công chứng văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế

1.3.2. Giấy tờ chuẩn bị khi công chứng mẫu đơn

Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu công chứng mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

- Nếu thừa kế theo di chúc cần có bản sao di chúc.

- Phiếu yêu cầu công chứng.

- Các giấy tờ minh chứng quan hệ của người hưởng tài sản (người yêu cầu công chứng) với người để lại di sản.

- Dự thảo mẫu đơn từ chối nhận tài sản thừa kế (nếu có).

- Giấy tờ chứng minh người để lại tài sản đã chết hoặc giấy chứng tử.

- Các giấy tờ tùy thân của người từ chối nhận tài sản thừa kế như: Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu, Sổ tạm trú, Sổ hộ khẩu…

Xem thêm: Quy định lập văn bản cam kết tài sản riêng trong hôn nhân vợ chồng

2. Hướng dẫn viết mẫu đơn từ chối nhận tài sản thừa kế chuẩn nhất

Đầu tiên, bạn ghi rõ ngày tháng viết mẫu đơn và địa chỉ từ chối nhận di sản thừa kế, đó có thể là trụ sở Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hay nhà riêng của người yêu cầu từ chối tài sản. Ví dụ: “Văn phòng công chứng huyện A, địa chỉ: Số nhà 10, đường B, phường C, thành phố X, tỉnh X”.

Nếu chỉ có một mình bạn từ chối nhận tài sản thừa kế thì ghi “tôi là…”, còn nhiều người cùng từ chối thì ghi “chúng tôi gồm…”, kèm theo họ tên đầy đủ, năm sinh, Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu) gồm ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú, số điện thoại…

Điền đầy đủ thông tin

Sau đó, bạn ghi rõ mối quan hệ của bạn – tức người từ chối nhận tài sản thừa kế với người để lại tài sản thừa kế trong mục “là…” như: Con đẻ, con nuôi, vợ, chồng, cháu ngoại, cháu nội…

Tiếp tục điền thông tin của người để lại di sản thừa kế gồm họ tên, ngày mất, theo giấy khai tử của UBND hay trích lục khai từ và ngày cấp của những giấy tờ này… Ví dụ: “Ông Nguyễn Văn A, chết ngày 11/11/2011 theo Giấy chứng tử số  20/GCT, do UBND phường D, thành phố A đăng ký khai từ ngày 15/11/2011”.

Sau khi hoàn thiện, bạn cần điền đầy đủ chi tiết tài sản mà người từ chối hưởng thừa kế tài sản đường hưởng, gồm có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, xe máy, xe ô tô, sổ tiết kiệm….

Bạn cần ghi rõ các thông tin chi tiết về tài sản được hưởng để biết rõ đó là tài sản nào. Chẳng hạn như nếu là sổ tiết kiệm, cần ghi rõ kỳ hạn, tên ngân hàng, ngày gửi, số tiền gửi và mang tên của ai…

Còn nếu là giấy tờ sử dụng đất, cần ghi rõ địa chỉ lô đất, số giấy chứng nhận lô đất, số vào sổ cấp và được cấp ngày nào, các thông tin về thửa đất như số tờ bản đồ, số thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất, hình thức và mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và nguồn gốc sử dụng…

Trường hợp tài sản là ô tô hay xe máy, bạn nên ghi rõ các thông tin về xe như biển số, giấy đăng ký, nơi cấp giấy đăng ký, địa chỉ đăng ký, thời gian đăng ký, nhãn hiệu xe, loại xe, màu xe, số máy, số khung, số chỗ ngồi, giá trị đăng ký tới ngày bao nhiêu….

Ghi chi tiết thông tin tài sản từ chối

Cuối cùng, người lập văn bản hay người từ chối hưởng tài sản cam đoan những điều mà mình nói là sự thật và ký (hoặc điểm chỉ), ghi rõ họ tên của mình.

Bạn có thể tải mẫu đơn từ chối nhận tài sản thừa kế tại đây:

Tải ngay

Hy vọng qua bài viết này của vieclam123, bạn đã biết được cách lập mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế cùng một số thông tin cần thiết về mẫu đơn này. Trường hợp nếu bạn được phân tài sản thừa kế nhưng bạn không muốn nhận tài sản này vì lý do nào đó, bạn cần tiến hành lập văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế do người thừa kế để lại. Các thông tin trong mẫu đơn bạn cần ghi chính xác và cam đoan mình tự nguyện không nhận những tài sản thừa kế này.

Mẫu đơn phản tố dân sự

Khi bị kiện vì một lý do nào đó, nếu cảm thấy không thỏa đáng và bạn muốn kiện ngược lại nguyên đơn (người làm đơn), bạn cần soạn thảo mẫu đơn phản tố dân sự. Truy cập bài viết dưới đây để biết được các thông tin về mẫu đơn phản tố dân sự nhé!

Mẫu đơn phản tố dân sự

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023