Blog

Mẫu báo cáo thực tập cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp chuẩn nhất

12/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Dù bạn học ở trường nào, khoa nào đi chăng nữa thì khi viết báo cáo thực tập, bạn cũng cần phải trình bày theo những quy tắc nhất định để có thể đạt được điểm số cao. Bài viết dưới đây của vieclam123.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết báo cáo thực tập chuyên nghiệp.

1. Hình thức của mẫu báo cáo thực tập chuẩn

Một mẫu báo cáo thực tập chuẩn sẽ được trình bày theo tiêu chuẩn được đánh giá cao sau đây:

Về bìa báo cáo thực tập: sử dụng khổ giấy cứng A4, màu sắc nhẹ nhàng, phù hợp.

Về khổ giấy in báo cáo thực tập: in trên khổ giấy A4, in một mặt.

Về cách đóng bìa: Nên đóng tập báo cáo thực tập bằng đinh bấm và bọc gáy, không nên đóng bằng lò xo, đục lỗ không được chắc chắn và trông không chuyên nghiệp.

Về cách trình bày nội dung báo cáo thực tập: chữ trong phần nội dung nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12-13, dãn dòng ở khoảng cách 1.5, căn lề trên, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm, các trang phải được đánh số bao gồm phần mở đầu, nội dung đề tài, tài liệu tham khảo, phụ lục. Trang bìa, trang bìa lót, lời cảm ơn, lời nhận xét của cơ quan thực tập, lời nhận xét của giáo viên hướng dẫn, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, mục lục không được đánh số trang nhưng những bảng biểu, sơ đồ cần phải đánh số thứ tự, tên bảng.

Tham khảo ngay: Tổng hợp mẫu cv cho sinh viên chưa tốt nghiệp dành cho các bạn đi thực tập.

2. Trình bày trang bìa của báo cáo thực tập

Trang bìa là phần quan trọng của một báo cáo thực tập, nó giúp thầy cô chấm bài biết được báo cáo thực tập này của sinh viên nào, học ở khoa nào, viết về chủ đề gì. Theo đó, trang bìa của mẫu báo cáo thực tập cần phải có đầy đủ các thông tin như sau:

  • Tên trường, tên khoa, tên chuyên ngành: trình bày ở trên cùng của tờ bìa

  • Tiêu đề “Báo cáo thực tập”: được căn giữa, chữ in đậm để nổi bật

  • Đề tài báo cáo thực tập: được viết ngay dưới tiêu đề “báo cáo thực tập”, được căn giữa, cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của tiêu đề.

  • Tên sinh viên, mã sinh viên, lớp, chuyên ngành, Tên giảng viên hướng dẫn, thường được căn lề trái, trình bày ngay dưới tên đề tài báo cáo.

  • Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo: ví dụ “Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2020” thường được viết ở cuối của trang bìa, được căn giữa.

3. Lời mở đầu trong báo cáo thực tập

Sau trang bìa, các bạn sẽ không trình bày luôn phần nội dung chính mà sẽ có phần lời giới thiệu, lời mở đầu. Phần lời mở đầu ngắn gọn nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn tạo được thiện cảm với giáo viên chấm bài, định hướng được người đọc về nội dung chính của báo cáo thực tập. 

Cụ thể, phần mở đầu của báo cáo thực tập sẽ trình bày đầy đủ những thông tin sau:
+ Lý do lựa chọn đề tài thực tập

+ Mục tiêu nghiên cứu đề tài thực tập

+ Phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Cấu trúc, nội dung chính trong báo cáo thực tập

Ví dụ về phần mở đầu trong báo cáo thực tập, bạn có thể trình bày như sau:

Lời mở đầu cho báo cáo thực tập vị trí nhân viên marketing

“Marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi công ty, doanh nghiệp trong nền kinh tế, thị trường như hiện nay. Thông qua các chiến lược Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu trên thị trường, đem sản phẩm, dịch vụ tới đông đảo người tiêu dùng, tăng năng lực cạnh tranh.

Với sự yêu thích về ngành Marketing và muốn áp dụng những kiến thức lí thuyết đã học tại trường, em đã tham gia vị trí thực tập nhân viên Marketing của công ty ABC để tiến hành đề tài thực tập “Tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong sự phát triển của doanh nghiệp”. 

Sau quá trình thực tập, tự bản thân em đã có cái nhìn sâu sắc hơn về “chiến lược Marketing là gì?” “Quy trình xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả” đồng thời biết cách đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing sau mỗi chiến dịch để rút ra những kinh nghiệm cho những dự án sau. 

Mỗi phần nội dung chính trên đây em đã trình bày cụ thể trong báo cáo thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn em hoàn thành đề tài thực tập này là cô Nguyễn Thị A. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong bộ phận Marketing của công ty ABC đã giúp đỡ em để có thể hoàn thành kỳ thực tập một cách trọn vẹn.”

4. Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo thực tập chuẩn

Phần chính của mẫu báo cáo thực tập chính là phần nội dung bên trong. Tùy vào yêu cầu của từng trường mà có thể các phần trong nội dung chính sẽ có điểm khác biệt và thứ tự sắp xếp có thể cũng khác nhau. Tuy nhiên, thường thì một mẫu báo cáo thực tập chuẩn sẽ có đầy đủ các nội dung sau:

  • Tổng quan về công ty, doanh nghiệp, cơ sở thực tập

  • Cơ sở lý thuyết được áp dụng trong quá trình thực tập

  • Nội dung thực hiện tại cơ quan thực tập

  • Kết quả sau quá trình thực tập, đưa ra kiến nghị, nhận xét, nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập

  • Tài liệu tham khảo

  • Phụ lục

4.1. Tổng quan về công ty, doanh nghiệp thực tập

Trước tiên, sinh viên cần nêu ra những thông tin cơ bản về cơ sở mình tham gia thực tập để thầy cô chấm bài có thể có được cái nhìn tổng quan về nơi sinh viên thực tập. Sinh viên khi giới thiệu về cơ sở thực tập cần nêu rõ các thông tin sau:

  • Tên của công ty thực tập

  • Lịch sử hình thành và phát triển

  • Cơ cấu tổ chức

  • Ngành nghề hoạt động

  • Quy mô, năng lực sản xuất, hoạt động kinh doanh

4.2. Cơ sở lý thuyết

Sinh viên cần phải tóm tắt các phần kiến thức đã được học tại trường có thể giải quyết các vấn đề trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Phần lý thuyết này là cơ sở để giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu của sinh viên và mức độ hiểu biết để có thể vận dụng vào thực tiễn.

4.3. Nội dung thực tập tại công ty, doanh nghiệp

Sinh viên cần trình bày bản thân đã thực tập ở vị trí cụ thể nào trong công ty, doanh nghiệp. Tại vị trí thực tập đó, sinh viên cần phải làm những công việc gì mỗi ngày và nhiệm vụ cần phải hoàn thành là gì.

Sau khi nêu rõ những công việc được giao, sinh viên tiếp tục trình bày phương thức thực hiện, làm cách nào để bản thân có thể hoàn thành công việc được giao phó, những kiến thức nào đã được áp dụng trong quá trình làm việc thực tế.

Sinh viên cần nêu được kết quả công việc mình đạt được, ở mức xuất sắc, hoàn thành hay chưa hoàn thành. Đồng thời, sinh viên nêu lên những khó khăn mình phải đối mặt trong quá trình làm việc thực tiễn: yêu cầu công việc quá cao, công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, văn hóa doanh nghiệp khó thích ứng,...

4.4. Nhận xét sau quá trình thực tập

Kết thúc quá trình làm việc tại môi trường thực tiễn, sinh viên cần phải rút ra được những nhận xét về doanh nghiệp dựa trên những kiến thức, lý thuyết mà mình đã học được tại trường. Ví dụ, sinh viên có thể đưa ra nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể chỉ ra những giải pháp khắc phục mà bản thân cảm thấy có thể áp dụng để doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.

Trong phần nêu ra kiến nghị, sinh viên có thể đưa ra những kiến nghị với trường học của mình. Bởi trong quá trình làm việc thực tiễn, đối mặt với những khó khăn trong quá trình làm việc, sinh viên sẽ biết được mình thiếu những kỹ năng gì, kiến thức nào quan trọng cần nắm chắc. Qua đó, sinh viên đưa ra kiến nghị với nhà trường để trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng đó cho các khóa đào tạo sau.

4.5. Trình bày trích dẫn tài liệu tham khảo, phụ lục

Sau khi kết thúc nội dung báo cáo thực tập, sinh viên cần trình bày tên, nguồn tài liệu đã tham khảo. Thứ tự tên tài liệu tham khảo được sắp xếp theo chữ cái A. B, C.

Đối với tài liệu tham khảo là sách, sinh viên cần nêu rõ tên sách, tên tác giả, tập mấy, tên của tập, in lần thứ mấy, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản. Đối với tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo, cần nêu tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí, ngày viết.

Sau phần trích dẫn tài liệu tham khảo, sinh viên làm phần phụ lục, trình bày những bảng biểu, số liệu phục vụ cho quá trình làm báo cáo thực tập.

5. Như thế nào là mẫu báo cáo thực tập không đạt

Điều đầu tiên, một báo cáo thực tập không được chấp nhận là báo cáo thực tập được sao chép, copy từ nguồn khác mà không phải do chính sinh viên thực hiện. Khi phát hiện ra điều này, giáo viên chấm bài có thể lập tức loại bản báo cáo thực tập của sinh viên đó ra và hậu quả là sinh viên sẽ phải làm lại báo cáo thực tập vào kì sau, do đó có thể dẫn đến ra trường chậm.

Thứ hai, báo cáo thực tập của sinh viên sẽ không đạt nếu như có sao chép, trích dẫn từ sách báo, tài liệu nhưng không đánh dấu trích dẫn, mặc dù sau đó có ghi nguồn tham khảo.

Thứ ba, báo cáo thực tập không đạt nếu như sinh viên không có giấy xác nhận của công ty, doanh nghiệp để chứng minh rằng sinh viên đã thực tập tại công ty này. Trường hợp này sẽ được xếp vào lý do sinh viên không tham gia thực tập tại bất cứ cơ sở nào nhưng vẫn làm báo cáo.

Cuối cùng, nếu như sinh viên có tham gia thực tập và có làm báo cáo nhưng cơ sở thực tập trái với quy định của khoa, của trường thì bản báo cáo thực tập đó cũng không được chấp nhận.

Như vậy, nắm được nội dung và hình thức trình bày của mẫu báo cáo thực tập, sinh viên còn cần trau chuốt về ngôn từ, nội dung biểu đạt để báo cáo thực tập được đánh giá cao. Vieclam123.vn chúc các bạn hoàn thành tốt kì thực tập của mình và đạt điểm cao với bài báo cáo thực tập, thuận lợi ra trường.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023