Blog

Bật mí đến bạn mẫu báo cáo tài chính đầy đủ và chuẩn nhất hiện nay

27/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong một doanh nghiệp thì báo cáo tài chính là một trong những công việc mà nhân viên kế toán cần phải chuẩn bị để trình lên cấp trên của mình. Đây là một điều bắt buộc và các nhân viên kế toán cần phải chuẩn bị theo mẫu đã được đề ra. Vậy, để hiểu chi tiết hơn thì hãy cùng tìm hiểu mẫu báo cáo tài chính ngay nội dung dưới đây cùng chúng tôi nhé!

1. Tìm hiểu chung về mẫu báo cáo tài chính

1.1. Vai trò của mẫu báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Theo như quy định của pháp luật đã đưa ra thì mỗi doanh nghiệp mỗi kỳ sẽ cần phải tiến hành soạn thảo báo cáo tài chính để nộp lên các cơ quan nhà nước nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và mẫu báo cáo tài chính này sẽ phải được soạn thảo bởi nhân viên kế toán và cần phải đúng mẫu như thông tư số 200 được ban hành vào năm 2014 của Bộ Tài Chính.

Mẫu báo cáo tài chính được hiểu là báo cáo về các thống kê về tình hình tài sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ cũng như một số tình hình tài chính khác. Bên cạnh đó thì báo cáo này cũng cần phải trình bày những kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

Vai trò của mẫu báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Nhưng vậy tại sao lại cần phải có báo cáo tài chính? Bởi vì mẫu báo cáo tài chính được coi như là một sơ yếu lý lịch về doanh nghiệp. Thông qua mẫu báo cáo này thì chúng ta có thể nắm bắt những thông tin cơ bản nhất về những tình hình kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp cũng như cơ cấu tài sản. Qua đây, sẽ giúp cho những người quan tâm đến doanh nghiệp sẽ nắm bắt đầy đủ những thông tin về hoạt động kinh doanh.

Và, qua mẫu báo cáo tài chính thì các cơ quan nhà nước khi nhìn vào sẽ đồng thời kiểm soát được những tình hình liên quan đến thuế, kiểm soát về hoạt động của doanh nghiệp theo từng mốc thời gian và đưa ra những quyết định về định hướng đầu tư…

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng mẫu báo cáo doanh thu nhà hàng đúng yêu cầu

1.2. Mẫu báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ nhất sẽ phải bao gồm như sau: Báo cáo của ban giám đốc, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo của công ty kiểm toán độc lập, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Và, theo như quy định của Bộ tài chính thì nhân viên Kế toán cần phải lập những loại báo cáo tài chính cơ bản theo những loại như sau:

- Mẫu báo cáo tài chính theo năm: Báo cáo tài chính theo năm là mẫu báo cáo được lập theo năm dành cho tất cả những doanh nghiệp chuyên kinh doanh về các sản phẩm, dịch vụ theo thành phần kinh tế ngoài nhà nước, bán tư nhân nhà nước, cổ phần, doanh nghiệp nước ngoài,...

Tìm hiểu chung về mẫu báo cáo tài chính

- Mẫu báo cáo tài chính định kỳ: Mẫu báo cáo này còn được gọi là báo cáo tài chính giữa biên độ. Với báo cáo tài chính này thì doanh nghiệp sẽ cần phải lập định kỳ theo tháng hoặc theo quý. Nếu là doanh nghiệp có toàn vốn của nhà nước hoặc theo sở hữu của nhà nước thì sẽ cần phải thực hiện báo cáo tài chính định kỳ theo đúng quy định đã được đề ra. Còn nếu là doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp đó sẽ cần phải lập báo cáo định kỳ.

Nhìn chung, dù là quy mô doanh nghiệp hay loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu như thế nào thì khi lập báo cáo tài chính kế toán viên cần phải làm đúng theo mẫu đã được đưa ra của Bộ Tài Chính.

1.3. Nội dung cần có trong mẫu báo cáo tài chính

Trong nội dung mẫu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp thì nhân viên kế toán cần phải đảm bảo khai thác được các nội dung như sau:

- Nội dung về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.

- Tình hình kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

- Tình hình về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

Nội dung cần có trong mẫu báo cáo tài chính chuẩn nhất

- Nội dung về tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

- Một số nội dung khác liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.

Mẫu báo cáo tài chính thì nội dung trong đó sẽ được công khai trên các trang thông tin điện tử, các tờ báo hoặc lập nê dưới dạng văn bản theo quy định của luật phát đưa ra. Đồng thời với báo cáo tài chính công khi thì thời hạn nộp sẽ trong khoảng thời gian là 120 ngày tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán ở trong năm.

1.4. Thời gian nộp mẫu báo cáo tài chính chuẩn nhất

1.4.1. Đối với các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nước

Với việc nộp báo cáo tài chính theo quý thì doanh nghiệp phải nộp theo thời hạn chậm nhất là 120 ngày tính từ ngày kết thúc của kế toán quý. Trong đó, với các tổng công ty thì sẽ cần phải nộp chậm nhất là 45 ngày tính từ thời điểm kết thúc kế toán quý còn đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty con theo quyền sở hữu của nhà nước thì sẽ phải nộp báo cáo tài chính theo quý mà công ty mẹ đặt ra.

Thời gian nộp mẫu báo cáo tài chính chuẩn xác nhất

Theo báo cáo tài chính năm thì các doanh nghiệp nhà nước sẽ cần phải nộp báo cáo định kỳ theo năm về thời hạn nộp sẽ chậm nhất là 30 ngày tính từ kỳ kế toán năm kết thúc. Các tổng công ty sẽ có thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày và các doanh nghiệp con của tổng công ty thì sẽ phải nộp báo cáo tài chính theo quy định mà công ty mẹ đặt ra.

1.4.2. Với doanh nghiệp tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty cổ phần sẽ phải nộp mẫu báo cáo tài chính định kỳ theo năm với thời gian chậm nhất là 30 ngày tính từ thời điểm kết thúc của kỳ kế toán. 

Còn đối với doanh nghiệp là công ty con của tổng doanh nghiệp tư nhân sẽ phải nộp báo cáo tài chính định kỳ hàng năm theo đúng như tổng công ty chủ quan đặt ra.

Xem thêm: Tìm hiểu mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ chuẩn nhất hiện nay

2. Quy định về mẫu báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp

Với mỗi doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính thì sẽ cần phải sử dụng từng mẫu theo quy định chuẩn xác sau đây:

Quy định về mẫu báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp

- Đối với bản cân đối kế toán trong mẫu báo cáo tài chính:

Nếu lập theo năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục thì sẽ phải sử dụng mẫu B 01 - DN. Còn với doanh nghiệp hoạt động không liên tục thì sử dụng mẫu B 01/CDHĐ – DNKLT

Nếu lập theo giữ niên độ thì sử dụng mẫu số B 01a – DN theo dạng đầy đủ hoặc mẫu số B 01b – DN dạng tóm lược.

- Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong mẫu báo cáo tài chính:

Sử dụng mẫu số B 02 – DN cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm hoặc mẫu số B 02a – DN, mẫu số B 02b – DN dành cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ và dạng tóm lược.

- Đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mẫu báo cáo tài chính:

Những điều cần biết khác về mẫu báo cáo tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm sử dụng mẫu số B 03 - DN và sử dụng mẫu số B 03a - DN, B 03b - DN cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ theo thứ tự dạng đầy đủ và dạng tóm lược.

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính trong mẫu báo cáo tài chính:

Sử dụng theo mẫu số B 09 – DN dành cho bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục hoặc mẫu số B 09/CDHĐ – DNKLT cho doanh nghiệp hoạt động không liên tục. Bên cạnh đó, có thể sử dụng mẫu số B 09a - DN cho bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc.

Như vậy, vieclam123 đã cung cấp đến cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích về mẫu báo cáo tài chính. Mong rằng qua đây bạn sẽ thêm hiểu rõ về tầm quan trọng cũng nội dung của mẫu báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.

Mẫu quyết định khen thưởng đột xuất

Khen thưởng là một trong những hoạt động thường thấy trong doanh nghiệp. Thông qua việc khen thưởng thì người lao động sẽ có thêm những động lực và được các ban lãnh đạo tôn vinh. Vậy trong mẫu quyết định khen thưởng đột xuất sẽ có những gì? Cùng theo dõi và tìm câu trả lời ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Mẫu quyết định khen thưởng đột xuất

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023