Blog

Tìm hiểu và hướng dẫn cách lập mẫu báo cáo sự cố y khoa chuẩn nhất

04/01/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong ngành Y thì trong quá trình làm việc và thực hiện công việc thì sẽ không thể nào tránh khỏi những sự cố và sai sót liên quan đến y khoa. Lúc này, người làm việc trong ngành Y sẽ cần phải chuẩn bị cho mình một mẫu báo cáo sự cố y khoa thật nhanh chóng để gửi lên cấp trên của mình. Vậy để tìm hiểu thật chi tiết về mẫu này thì bạn hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng với chúng tôi nhé!

1. Tìm hiểu chung về mẫu báo cáo sự cố y khoa

Khi làm việc trong các cơ sở y tế như là bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế,...thì những tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho người dân, sự sai sót về chẩn đoán…và tác động trực tiếp đến sức khỏe  tính mạng của người bệnh thì sẽ được hiểu là sự cố y khoa.

Tìm hiểu chung về mẫu báo cáo sự cố y khoa

 Và một khi xảy tra tình trạng có sự cố về y khoa thì người mà gây trực tiếp ra sự cố đó sẽ phần phải lập một văn bản để trình bày những vấn đề liên quan đến những sự cố của mình để đưa cho cấp trên. Mẫu này sẽ cần phải được liệt kê đầy đủ những thông tin về người báo cáo cũng những thông tin liên quan đến hậu quả gây ra cùng với cách khắc phục.

Như vậy, mẫu báo cáo sự cố y khoa là một văn bản hết sức quan trọng và cần thiết cần phải được lập một cách kịp thời và nhanh chóng. Đây chính là giấy tờ vô cùng quan trọng để người gây ra hệ quả về sự cố trình bày những lỗi lầm của mình đã gây ra. Nếu như không kịp thời báo cáo mẫu thì thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân cùng với những vấn đề liên quan khác trong cơ sở y tế.

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao công việc đơn giản, dễ viết nhất hiện nay 

2. Mách bạn cách lập mẫu báo cáo sự cố y khoa chuẩn xác nhất

2.1. Các hình thức lập mẫu báo cáo sự cố y khoa

Hiện nay, để lập được mẫu báo cáo sự cố về y khoa thì có hai cách thức chủ yếu như sau:

Các hình thức lập mẫu báo cáo sự cố y khoa phổ biến

Cách đầu tiên sẽ là viết báo cáo trực tiếp trên giấy và sau đó gửi đến người quản lý của bạn trong cơ sở y tế đang làm việc. Còn cách thứ hai đó trình là viết trực tiếp mẫu trên trang web của cơ sở y tế. Hiện nay thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ cho nên hầu như các cơ sở y tế đều có những trang web riêng. Vì thế, nếu như muốn nhanh gọn thì bạn hoàn toàn có thể viết trực tiếp và điền sẵn mẫu báo cáo sự cố y khoa của mình trên chính trang web nơi mình làm việc.

2.2. Những loại mẫu báo cáo sự cố y khoa phổ biến

Về cách lập chung thì mẫu báo cáo về sự cố y khoa sẽ cần phải chuẩn theo mẫu của Bộ y tế đã nêu ra và hiện nay có hai loại mẫu báo cáo phổ biến dành cho từng đối tượng như sau:

Những loại mẫu báo cáo sự cố y khoa phổ biến nhất

2.2.1. Mẫu báo cáo tự nguyện

Mẫu báo cáo này sẽ được dùng cho những sự cố ý khoa mà chưa xảy ra những tổn thương ở mức từ nhẹ đến trung bình đến bệnh nhân. Mức tổn thương nhẹ ở đây sẽ là những tổn thương có thể tự phục hồi mà không cần can thiệp điều trị hoặc đòi hỏi thời gian nằm viện ở mức nhẹ.

Đây là là mẫu hoàn toàn tự nguyện và người viết báo cáo sẽ dùng mẫu này để nộp cho phụ trách của mình.

2.2.2. Mẫu báo cáo bắt buộc

Đây là mẫu báo cáo được dùng riêng cho những sự cố y khoa vô cùng nghiêm trọng và gây tổn thương nặng đến bệnh nhân như là: gây tử vong, gây tổn thương dẫn đến cấp cứu, điều trị lớn, gây mất chức năng nào đó của bệnh nhân,...

Với từng cơ sở y tế thì sẽ có những quy định chung về thời gian nộp báo cáo sự cố y khoa khác nhau. Nhưng nhìn chung vì là sự cố gây ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người cho nên mẫu báo cáo thường sẽ có quy định được nộp trong vòng 24 giờ kể từ lúc gây ra sự cố.

2.3. Nội dung mẫu báo cáo sự cố y khoa chuẩn nhất

Mẫu báo cáo y khoa là một văn bản được ban hành theo thông tư 43 được ban hành vào năm 2018 của Bộ Y tế. Và trong mẫu này sẽ cần phải đảm bảo những nội dung như sau:

Nội dung mẫu báo cáo y sự cố khoa chuẩn nhất hiện nay

- Tên tiêu đề của mẫu báo cáo: Mẫu báo cáo này sẽ được ghi đầy đủ giữa trang giấy với cụm từ là: “PHIẾU BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA” hoặc “BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA”. Bên cạnh đó thì phần góc trái phía trên của màn hình cần ghi đầy đủ tên của cơ sở y tế.

- Tên khoa hoặc phòng làm việc. Chẳng hạn như là “khoa cấp cứu”, “khoa thần kinh, “phòng khám bệnh”,...

- Ngày lập báo cáo sự cố y khoa: Ghi đầy đủ và rõ ràng về tên ngành, tên tháng và năm khi lập báo cáo.

- Thông tin về người bệnh bị ảnh hưởng: Nội dung phần thông tin của người bệnh sẽ bao gồm những thông tin như là tên của bệnh nhân, năm sinh, giới tính và mã bệnh án.

- Thông tin của người lập báo cáo sự cố: Bao gồm về tên, số điện thoại, vị trí công tác hiện tại, đơn vị làm việc, email, thời gian phát hiện ra sự cố. Đối với phần tên của người lập báo cáo thì phần này người lập mẫu có thể giấu tên của mình nhưn những phần nội dung khác vẫn cần phải được đảm bảo một cách đầy đủ.

- Địa điểm xảy ra sự cố về y khoa: Phần này người viết cần phải ghi rõ đầy đủ về địa điểm mà mình gây ra sự cố ở đâu một cách chi tiết.

- Mô tả về sự cố gây ra hoặc tình trạng gây mất an toàn: Với nội dung phần này người tạo mẫu cần ghi rõ và mô tả diễn biến một cách cụ thể nhất về điều không mong muốn đã gây ra.

Chi tiết mẫu báo cáo sự cố y khoa dành cho bạn

- Cách xử lý sự cố: Nêu rõ những việc mà bạn đã xử lý tình huống sự cố ra sao.

- Nêu những giải pháp trong tương lai để giảm thiểu sự cố xảy ra: Đây là phần bạn nêu những cách khắc phục trong công việc về tương lai để tình trạng về sự cố không còn xuất hiện nữa.

- Những yêu cầu về giải quyết sự cố

- Cuối cùng là chữ ký của người lập mẫu báo cáo sự cố y khoa. Phần này bạn sẽ ký đầy đủ họ và tên của mình rồi sau đó sẽ nộp cho trưởng khoa để xem xét và xử lý.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết biên bản phân công công việc chuẩn nhất

3. Một số lưu ý khi lập mẫu báo cáo sự cố y khoa

Mẫu báo cáo y khoa là một tài liệu vô cùng quan trọng về những  lỗi lầm và sự cố trong công việc của nhân viên y tế. Vì thế, khi mà lập mẫu này thì người gây ra sự cố sẽ cần phải lập báo cáo một cách thật kịp thời và nhanh chóng để báo cáo cho trưởng khoa của mình để xử lý một cách kịp thời nhất.

Khi lập mẫu cần phải trung thực về những sự cố mình đã gây ra. Không được tự ý thay đổi về nội dung sự cố của mình đã mắc phải và cần phải viết đúng và chính xác vào trong mẫu. Bên cạnh đó, nếu như sự cố nghiêm trọng thì không được trốn tránh, khai gian dối hoặc đổ lỗi cho người khác.

Một số lưu ý khi lập mẫu báo cáo sự cố y khoa

Mẫu báo cáo sự cố về y khoa sẽ cần phải được lập theo mẫu chuẩn của bộ y tế đã đề ra cho nên khi soạn thảo cần phải làm đúng như những gì Bộ Y tế đã yêu cầu. Đồng thời không được tự ý bớt những mục nội dung đã được đưa ra.

File dưới đây là chi tiết mẫu báo cáo sự cố y khoa bạn có thể thao khảo và tải về để hiểu rõ hơn về mẫu:

mau-bao-cao-su-co-y-khoa.docx

Hy vọng với những nội dung vieclam123 chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu báo cáo sự cố y khoa cùng với cách lập chuẩn xác nhất. Sự cố trong y khoa là điều không thể nào tránh khỏi và nếu như không may mắc lỗi thì bạn hãy kịp thời chuẩn bị mẫu báo cáo thật chuẩn xác để nộp cho cấp trên của mình nhé.

Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Để tiến hành thực hiện dự án một cách đúng đắn nhất thì mẫu báo cáo quyết toán dự án là không thể nào thiếu. Vậy nếu như chưa biết rõ những thông tin xoay quanh mẫu này thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây ngay nhé!

Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023