Blog

Bật mí cách lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào chuẩn nhất

04/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong một doanh nghiệp thì việc kiểm kê hàng hóa dịch vụ mua vào là một trong những công việc vô cùng quan trọng của các nhân viên kế toán. Và mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào đó sẽ giúp cho kế toán thuận tiện trong báo cáo thuế. Vậy hãy cùng xem bài viết dưới đây để biết cách lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào chuẩn nhất nhé!

1. Khái niệm mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Ở mỗi doanh nghiệp, hoạt động mua bán hàng hóa đều không bao giờ có thể thiếu đi được các mẫu kê khai hàng hóa dịch vụ. Trong đó, bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ là một trong những căn cứ để tính thuế. Vậy mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào nghĩa là gì?

Mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào là một chứng từ dùng để kê khai hàng hóa mua vào. Biểu mẫu này sẽ được lập theo mẫu của thông tư số 19 năm 2014 của Bộ Tài Chính đưa ra.

Khái niệm mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Theo như quy định của pháp luật ban hành thì khi mà muốn kê khai thuế giá trị gia tăng thì người người nộp thuế sẽ phải có nhiệm vụ kê khai vào mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào. Trong bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ bao gồm 6 bảng đi kèm trong đó gồm bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa và dịch vụ mua vào.

Xem thêm: Khám phá hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mới nhất

2. Lý do cần phải lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào?

Việc lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào có tầm quan trọng lớn do những nguyên nhân sau đây:

- Mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào là 1 loại chứng từ cần thiết và quan trọng để ghi lại quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với những bên có liên quan. Thông qua biểu mẫu này sẽ nắm được lượng hàng hóa mua vào là bao nhiêu và những loại mặt hàng hóa được mua là gì.

- Chứng từ này cũng là 1 tài liệu bắt buộc cần phải có khi mà doanh nghiệp và đơn vị cung ứng dịch vụ đầu vào có phát sinh giao dịch với nhau. Đồng thời biểu mẫu này cũng là một trong những cơ sở để nhập kho nguyên vật đầu vào để nhân viên kế toán tiến hành hạch toán chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Lý do cần phải lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

- Việc lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào là một trong những quy định cần phải làm theo quy định của Bộ Tài Chính và phục vụ cho việc làm hồ sơ khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, đây cũng là một biểu mẫu cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp lập hồ sơ khi mua hàng không có hóa đơn và được  khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu biên bản thu hồi hàng hóa chi tiết

3. Bật mí cách lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào cực chuẩn

3.1. Nguyên tắc chung khi lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Với thông tư của  Bộ Tài chính ban hành thì về nguyên tắc lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

- Doanh nghiệp sẽ phải hạch toán riêng biệt thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và không được khấu trừ. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng hóa có chịu thuế và không chịu thuế thì mỗi tháng sẽ phải phân bổ số thuế giá trị gia tăng mua vào.

Nguyên tắc chung khi lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

- Các loại hóa đơn và chứng từ được kê khai vào mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ gồm những loại như sau: hóa đơn giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ thuế, các chứng từ biên lai nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu nước ngoài và ở khâu nhập khẩu. 

- Những hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ thuế và hóa đơn không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không được kê khai trong bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào.

Xem thêm: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa - cập nhật thông tin chi tiết

3.2. Lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào chuẩn xác nhất

Như vậy, sau khi kế toán viên đã xác định được nguyên tắc lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào thì sẽ tiến hành lập bảng kê khai. Mẫu này sẽ được lập theo mẫu 01-2/GTGT và sẽ cần kê khai 3 thông tin chính. Trước đó thì người lập cần ghi đầy đủ các thông tin cơ bản như: tên người nộp thuế, đại lý thuế, kỳ tính thuế,...

Mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ gồm 7 cột và 3 dòng thông tin. Trong đó các cột hàng dọc sẽ bao gồm: số thứ tự, hóa đơn chứng từ biên lai nộp thuế, tên người bán, mã số thuế, giá trị hàng hóa dịch vụ chưa có thuế, thuế giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ và ghi chú

3.2.1. Dòng 1 của của mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Khi bắt tay vào lập bảng thì dòng đầu tiên trong băng là là thông tin kê khai dành cho hàng hóa dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế và hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ không kê khai mà đủ điều kiện khấu trừ.

Cách lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào  chi tiết

Trong dòng này của bảng thì doanh nghiệp sẽ phải kê khai các hóa đơn và chứng từ đã đủ điều kiện khấu trừ thuế như sau: Khi doanh nghiệp đang kinh doanh bán hàng chịu thuế giá trị gia tăng thì sẽ kê khai toàn bộ hết vào dòng này của bảng. Còn nếu hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ thì sẽ không cần phải kê khai vào dòng này trong bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào.

3.2.2. Dòng 2 của của mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Đây sẽ là dòng mà doanh nghiệp kê khai các hàng hóa dịch vụ được dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế và đủ điều kiện khấu trừ. Những tờ hóa đơn được mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế thì sẽ được kê khai vào dòng số 1 của bảng. Các hóa đơn mà mua vào phục vụ chung cho cả hai hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế sẽ được ghi vào dòng số 2.

Hướng dẫn điền dòng 2 của của mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Cách nhập các thông tin trên bản sẽ như sau: cột số 1 là ghi số hóa đơn, cột số 2 ghi số hóa đơn và ngày tháng năm của hóa đơn, cột 3 điền tên doanh nghiệp bán hàng, cột 4 điền mã số thuế của doanh nghiệp, cột 5 điền những giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào mà chưa có thuế và dòng tổng số ghi tổng cột doanh số chưa có thuế, cột 6 điền số tiền thuế giá trị gia tăng và cột 7 điền số tiền ghi thuế đầu vào được khấu trừ.

3.2.3. Dòng 3 của của mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Đây là dòng để kê khai hàng hóa dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đã đủ điều kiện khấu trừ nhưng thông thường sẽ không được dùng để khai trong mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào và sẽ chuyển sang tờ khai riêng biệt khác. Tờ khai đó sẽ có tên là tờ khai giá trị gia tăng cho dự án đầu tư.

Để có được cái nhìn rõ hơn về mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào thì bạn có thể tải về vào tham khảo theo file dưới đây của chúng tôi:

mau-bang-ke-hang-hoa-dich-vu-mua-vao.doc

3.3. Những lưu ý khi lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

Như vậy, để lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào chính xác và đầy đủ theo quy định nhất thì bạn cần chú ý đến những điều sau đây:

- Cá nhân lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về tính xác thực trong đó. Vì thế khi lập bảng kế toán viên phải đảm bảo các thông tin được chính xác, đầy đủ 1 cách tuyệt đối.

Những lưu ý khi lập mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào

- Bảng có thể được lập bằng excel hoặc word nhưng những nội dung trong mẫu cần phải đầy đủ và phải có sự phân chia giữa các dòng và cột với nhau.

- Biểu mẫu cần được lập theo đúng quy định của Bộ Tài chính và không được phép thêm hoặc bớt thông tin vào trong đó.

Hy vọng với những thông tin vieclam123.vn cung cấp trên đây về mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ giúp cho bạn hiểu được về khái niệm, vai trò cũng như cách lập thật chuẩn xác để phục vụ cho công việc khi cần thiết. 

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Mỗi doanh nghiệp khi làm việc với các đơn vị vận chuyển đều sẽ phải cần đến mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa để đảm bảo được tính xác thực cho hai bên. Cùng xem bài viết sau đây để hiểu chi tiết hơn về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa ngay nhé!

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023