Blog

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ trong nhà hàng

25/02/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Vị trí nhân viên phục vụ trong nhà hàng luôn có nhu cầu tuyển dụng cao. Đây là công việc không yêu cầu quá cao về trình độ bằng cấp. Tuy nhiên, ứng viên cũng cần nắm được kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ mới có thể suôn sẻ nhận được công việc. Công việc phục vụ cũng có những đặc thù riêng. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ trong nhà hàng qua bài viết dưới đây nhé.

1. Câu hỏi đặc thù phỏng vấn xin việc phục vụ

Bên cạnh những câu hỏi cơ bản thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn như:

  • Giới thiệu về bản thân bạn

  • Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?

  • Nói về những kỹ năng,kinh nghiệm bạn có?

  • ...

Thì đối với công việc phục vụ trong nhà hàng, đặc biệt là những nhà hàng lớn thì còn có một số câu hỏi chuyên môn như:

1.1. Kỹ năng bạn có phù hợp với công việc phục vụ là gì? 

Nhà tuyển dụng cần biết được suy nghĩ của ứng viên về những kỹ năng mà họ cho là quan trọng nhất khi làm công việc phục vụ. Đồng thời, ứng viên cảm thấy có tự tin để thể hiện những kỹ năng đó hay không.

Kỹ năng bạn có phù hợp với công việc phục vụ là gì? 

=> Gợi ý cách trả lời câu hỏi này của Vieclam123.vn như sau:

Những kỹ năng quan trọng đối với công việc phục vụ đó là:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp ăn ý với các bộ phận khác, nhằm mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng để khách hàng cảm thấy thoải mái.

  • Kỹ năng xử lí tình huống tốt để nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh, những phàn nàn của khách hàng. 

Ví dụ ứng viên có thể trả lời như sau:

“Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt, hòa đồng với mọi người. Trước đó tôi đã từng làm phục vụ trong quán cafe nên được trau dồi kỹ năng phục vụ, kỹ năng xử lí tình huống cơ bản thường gặp trong quán. Ngoài ra, tôi là người chăm chỉ, ưa sạch sẽ, gọn gàng và là người có trách nhiệm với những công việc được giao”

Nếu cảm thấy thông tin mà bạn trình bày khớp với những gì ghi trong CV xin việc nhà hàng của bạn thì chúc mừng vì bạn đã an toàn vượt qua câu hỏi này rồi đấy.

1.2. Bạn nghĩ lịch trình làm việc hàng ngày của bạn sẽ như thế nào?

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có nắm được những công việc của vị trí nhân viên phục vụ hay không.

=> Vieclam123.vn gợi ý cho bạn câu trả lời như sau:

Công việc thường ngày của vị trí nhân viên phục vụ là:

  • Dọn dẹp bàn ghế, dụng cụ trong nhà hàng, vệ sinh khu vực nhà hàng

  • Tiếp đón khách hàng, ghi chép thực đơn của khách

  • Phối hợp với bộ phận bếp để mang thức ăn cho khách

  • Thực hiện các yêu cầu khác của khách

Ứng viên có thể trả lời câu hỏi này như sau:

“ Theo tôi, công việc chính của tôi sẽ là tiếp đón khách hàng, lên thực đơn và mang đồ ăn cho khách. Khi khách hàng sử dụng xong bữa, tôi cần dọn dẹp bàn và bày biện theo đúng tiêu chuẩn để đón tiếp những đợt khách tiếp theo. Cuối mỗi ca làm thì tôi cần vệ sinh nhà hàng, sắp xếp lại bàn ghế theo yêu cầu. Ngoài ra, tôi có thể linh hoạt để thực hiện những yêu cầu đến từ khách hàng hoặc từ những bộ phận khác.”

1.3. Bạn có hiểu biết gì về rượu không?

Bạn có hiểu biết gì về rượu không?

Nếu menu đồ uống chính của nhà hàng là các loại rượu thì nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có kiến thức nền tảng về thức uống này không. 

=> Gợi ý của Vieclam123.vn về cách trả lời:

Bạn hãy thành thật trả lời về những hiểu biết của bạn. Tốt nhất, trước khi tham gia phỏng vấn phục vụ nhà hàng, bạn nên dành thời gian tìm hiểu sơ qua về các loại đồ uống này thì sẽ cảm thấy tự tin hơn. Nhà tuyển dụng cũng ưu tiên những ứng viên có hiểu biết cơ bản để dễ đào tạo.

Ví dụ bạn có thể trả lời như sau:

“ Mặc dù chưa có nhiều hiểu biết chuyên sâu về tất cả các loại rượu nhưng tôi cũng có tìm hiểu qua một chút về đô uống Tây. Nếu được hướng dẫn thêm, tôi chắc chắn sẽ tiếp thu và ghi nhớ để tư vấn cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất”.

1.4. Bạn sẽ làm gì nếu gặp khách hàng khó tính?

Đây có thể xem là câu hỏi kinh điển của những cuộc phỏng vấn trong ngành dịch vụ. Nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi cho ứng viên về tình huống mà họ có thể gặp phải trong quá trình làm việc.

=> Gợi ý cách trả lời:

Khi gặp khách hàng khó tính hay dễ tính thì phương châm của những người làm việc trong ngành dịch vụ luôn là “khách hàng là thượng đế”. Vì vậy, bạn vẫn phải hết sức lịch sự, làm “dịu” khách hàng và mang đến họ trải nghiệm tốt nhất tại nhà hàng của bạn.

Nếu có kinh nghiệm gặp gỡ nhiều khách hàng khó tính thì bạn sẽ dễ dàng trả lời nhà tuyển dụng như sau:

“Tôi đã từng gặp gỡ với nhiều khách hàng khó tính, tuy nhiên vấn đề này không quá nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Khi khách hàng nóng này, là nhân viên phục vụ, tôi vẫn cần phải bình tĩnh, nhún nhường nhưng cũng có phần cứng rắn để xử lí tình huống sao cho khách hàng hài lòng nhất có thể mà vẫn giữ vững được hình ảnh, lợi ích của khách hàng.”

Ngoài những câu hỏi trên đây, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn thêm nhiều câu hỏi khác, bạn cũng hãy bình tĩnh trả lời nhé:

  • Bạn đã từng làm việc tại quán bar chưa?

  • Bạn có kinh nghiệm làm việc ở nhà hàng 4*/ 5* bao giờ chưa?

  • Bạn có biết sử dụng một số dụng cụ cơ bản như máy xay cà phê, máy ép,...

  • Bạn có biết quy trình phục vụ khách hàng không?

  • Bạn có biết tư thế chuẩn của người nhân viên phục vụ khi bưng đồ cho khách không?

  • Tại sao bạn chọn nhà hàng của chúng tôi?

  • Theo bạn, vai trò của nhân viên phục vụ trong quán ăn là gì?

  • Bạn có sẵn sàng làm việc thêm giờ không?

  • Bạn chú trọng kỹ năng nào nhất khi là nhân viên phục vụ

  • Bạn có sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi họ chưa hoàn thành công việc còn bạn thì đã hoàn thành không?

  • ….

2. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ

Phỏng vấn xin việc phục vụ tưởng chừng như khó mà lại tương đối dễ, vì công việc này không yêu cầu bằng cấp cao mà chú trọng vào kỹ năng làm việc và sự chăm chỉ của bạn. Tuy nhiên, tưởng dễ như vậy nhưng nhà tuyển dụng lại đánh giá rất kỹ về thái độ của ứng viên khi tham gia phỏng vấn. 

Vì vậy, học hỏi kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ dưới đây để tự tin chinh phục nhà tuyển dụng là điều bạn nên làm.

2.1. Chọn trang phục lịch sự

Ngoại hình đối với người làm việc trong ngành dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoại hình tốt, trang phục trang nhã, gương mặt thân thiện sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt hơn.

Ngay trong buổi phỏng vấn xin việc phục vụ nhà hàng, bạn nên thể hiện ngay cho nhà tuyển dụng xem để chứng minh bạn rất phù hợp với vị trí này. 

Những ứng viên sau đây rất có thể sẽ bị loại ngay từ vòng phỏng vấn vì ngoại hình, trang phục không phù hợp:

  • Ăn mặc xuề xòa

  • Đầu tóc bù xù, không gọn gàng

  • Xăm hình trên người ở những vị trí dễ thấy

  • Mặt mũi lem luốc, không sạch sẽ

=> Nhà tuyển dụng chắc chắn không thể tin tưởng giao nhiệm vụ cho những ứng viên đến việc chăm sóc, xây dựng hình tượng bản thân cũng không thực hiện được. 

2.2. Xem xét môi trường làm việc ngay từ khi phỏng vấn

Không phải cứ đi phỏng vấn ở bất cứ địa điểm làm việc nào ứng viên cũng chắc chắn muốn làm việc ở đó. Trong thời gian đi phỏng vấn, được đến trực tiếp nhà hàng, xem xét môi trường làm việc, văn hóa ở đây, ứng viên nên cân nhắc, xem xét để quyết định xem mình có thể gắn bó với vị trí này nếu được tuyển dụng hay không.

Có những bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên phục vụ, muốn xin việc ở nhà hàng 5*, nhưng khi đến phỏng vấn thì môi trường làm việc lại không được như mong đợi, lượng khách hàng không đông,...khiến ứng viên không có động lực để tiếp nhận công việc.

Buổi phỏng vấn cũng là thời gian để nhà tuyển dụng trao đổi cụ thể về mức lương, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, yêu cầu trong công việc….nên nếu cảm thấy không phù hợp, ứng viên hoàn toàn có thể cân nhắc thêm. 

Vì vậy, để tránh lãng phí thời gian sau này, ứng viên cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về công việc trong quá trình phỏng vấn. Đừng ngại từ bỏ một vài vị trí để tìm được cơ hội phát triển tốt hơn cho mình.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn đã giúp các bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn xin việc phục vụ. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phục vụ rất cần thiết để các bạn có thể tìm được công việc như ý, phát triển bản thân gắn bó trong lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công.

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023