close
cách
cách cách cách cách cách

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: Khi nào thì bạn có thể bắt đầu đi làm?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các buổi phỏng vấn xin việc, người phỏng vấn có thể hỏi ứng viên về thời điểm sớm nhất họ có thể bắt đầu đi làm là khi nào, đặc biệt khi vị trí mà ứng viên đăng ký đang cần tuyển nhân viên gấp hoặc là một vị trí cần thiết, không thể để trống trong một khoảng thời gian dài được.  Đây cũng có thể là một câu hỏi được ghi ra trong đơn xin việc. Các ứng viên sẽ thường được hỏi về mốc thời gian họ có thể bắt đầu làm việc nếu được tuyển. Khoảng thời gian thông thường, thích hợp nhất để bắt đầu một vị trí mới là khoảng từ một đến hai tuần sau khi bạn đã chấp nhận lời mời làm việc. Điều này là tại vì các nhà tuyển dụng mặc định rằng bạn sẽ cần ít nhất hai tuần để sắp xếp công việc, từ chức, kết thúc hợp đồng với công ty cũ.  Tùy thuộc vào nhà tuyển dụng, bạn sẽ có được những sự linh hoạt khác nhau. Bạn có thể thương lượng với công ty để sắp xếp một mốc thời gian làm việc khác nếu bạn muốn bắt đầu làm việc sớm hơn (hoặc muộn hơn), hợp đồng của bạn với công ty cũ yêu cầu thời gian làm việc còn lại lâu hơn hai tuần, hoặc khi bạn muốn dành một chút thời gian để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một công việc mới.  Chú ý: Kể cả khi bạn chưa sở hữu bất kỳ lời mời làm việc nào, bạn cũng nên nghĩ trước về một mốc thời gian dự kiến bạn muốn và có thể bắt đầu một công việc mới.

1. Người phỏng vấn thật sự muốn hỏi điều gì?

Khi nào thì bạn có thể bắt đầu đi làm

Điều đầu tiên, đương nhiên họ sẽ muốn biết về thời điểm bạn có thể bắt đầu đi làm. Họ có thể mong đợi mốc thời gian bạn đưa ra sớm hơn hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào tình hình phòng ban công ty họ. 

Tuy nhiên, không chỉ về thời gian, họ cũng sẽ chú ý đến cách bạn trả lời. Nếu bạn thể hiện rõ rằng bản thân có thể rời bỏ công ty trước một cách “phũ phàng”, không suy nghĩ nhiều, bỏ việc ngay mà không cần thương lượng với công ty cũ cũng được, họ sẽ hoài nghi liệu bạn có thể làm điều tương tự như vậy với họ hay không. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy đưa ra một mốc thời gian hai tuần như thông thường (hoặc khoảng thời gian như hợp đồng công ty cũ yêu cầu) để đảm bảo an toàn. 

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về thời điểm bạn có thể bắt đầu đi làm

Bạn nên làm gì nếu công ty cũ của bạn yêu cầu bạn ở lại làm việc lâu hơn? Hơn nữa, trong trường hợp bạn muốn nghỉ ngơi một chút giữa hai công việc, bạn nên làm gì? Có rất nhiều loại đáp án trả lời khác nhau cho câu hỏi về khoảng thời gian bạn có thể bắt đầu công việc, để bạn lựa chọn.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về thời điểm bạn có thể bắt đầu đi làm

Trường hợp: Khi bạn có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức 

Nhìn chung, viễn cảnh tốt đẹp nhất là bạn thể hiện được rằng bản thân có thể sẵn sàng làm việc sớm nhất có thể (bạn có khả năng sắp xếp, thương thảo với công ty cũ). Nhà tuyển dụng sẽ bị ấn tượng bởi sự linh hoạt, tinh thần trách nhiệm của bạn; việc hoàn thành thủ tục để đưa bạn vào vị trí mới cũng sẽ trở nên suôn sẻ hơn. 

Tuy nhiên, đúng là bạn nên cẩn thận, tế nhị hơn với câu trả lời của mình nếu bạn đang có sẵn một công việc khác và chưa bàn bạc bất cứ điều gì về vấn đề thôi việc với công ty cũ cả. Đây có thể là loại câu hỏi được sử dụng để đánh giá, kiểm tra đạo đức của bạn. 

Chú ý: Đừng nói những câu như “Tôi có thể đi làm ngay ngày mai!” nếu bạn vẫn đang được tuyển dụng bởi một công ty nào đó. Nếu bạn nói như vậy, người phỏng vấn sẽ nghi ngờ liệu bạn có thể làm điều tương tự với họ hay không. 

Đưa ra thông báo nghỉ việc sát nút hoặc thậm chí nghỉ việc mà không thông báo là những hành động vô trách nhiệm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự vận hành của công ty cũng như quá trình chuyển giao công việc giữa bạn và công ty đó. Nó cũng có thể khiến cho quá trình xin giấy nhận xét hiệu suất công việc của bạn với công ty đó trong tương lai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Nếu bạn hiện đang không có việc làm hoặc sắp đến lúc hết hạn hợp đồng với công ty hiện tại, đương nhiên hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể đi làm ngay lập tức hoặc ngay khi họ yêu cầu.

Trường hợp: Khi bạn cần đưa ra thông báo xin nghỉ việc trước hai tuần với công ty hiện tại (hoặc nhiều hơn)

Một trong những điều lệ dành cho nhân viên ở công ty bạn có thể là yêu cầu nhân viên phải tuân thủ đưa ra thông báo xin thôi việc ít nhất hai tuần hoặc lâu hơn thế trước khi chính thức nghỉ việc. Trong trường hợp đó, nếu bạn còn nhiều ngày phép, hãy sử dụng chúng để tham gia những buổi đào tạo, hướng dẫn, thử việc ở công ty mới. Hãy nói cho người phụ trách bạn ở công ty mới biết về tình hình của bản thân.  

Hãy nhớ rằng mặc dù về mặt lý thuyết, bạn nên đưa ra thông báo xin nghỉ việc ít nhất hai tuần trước khi chính thức nghỉ, công ty hiện tại có thể sẽ cho bạn nghỉ việc sớm hơn thế. Tuy hiếm nhưng vẫn có trường hợp nhân viên được phép nghỉ ngay lập tức, sau khi đưa ra thông báo. Nếu điều này xảy ra sau khi bạn đã được công ty mới tuyển, hãy thông báo lại với họ rằng bạn có thể bắt đầu đi làm sớm hơn dự kiến. Đương nhiên, tại thời điểm này, đừng nói với họ về bất kỳ điều gì khác ngoại trừ việc trao đổi thông tin hướng dẫn đề hoàn thành hồ sơ nhân viên, ký xong hợp đồng của bạn.  

Trường hợp: Khi bạn muốn có thêm thời gian nghỉ ngơi giữa hai công việc

Thông thường, nhân viên sẽ muốn nghỉ ngơi một chút trước khi bắt tay vào công việc mới. Bạn có thể sẽ muốn đi du lịch nghỉ dưỡng hoặc cần phải chuyển nhà để thuận tiện làm việc hơn. Cũng có thể bạn chỉ muốn nghỉ ngơi một chút để giải tỏa cảm xúc, tìm lại sự tươi mới và cảm hứng để cống hiến hết mình cho công việc mới. Với loại tình huống này, việc trả lời sao cho vừa hay, vừa đảm bảo an toàn cho bạn sẽ trở nên khó khăn, mang tính thử thách hơn một chút. 

Điều đầu tiên mà bạn cần nhớ là không nên nói thẳng ra mốc thời gian bắt đầu đi làm phù hợp với bản thân. Thay vào đó, hãy hỏi ngược lại người phỏng vấn rằng công ty họ muốn bạn đi làm từ lúc nào. Có thể, khoảng thời gian của họ sẽ linh hoạt hơn bạn nghĩ rất nhiều và biết đâu nó lại phù hợp với bạn ngoài tưởng tượng, trước khi bạn phải tự mình nói ra. 

Nhìn chung, việc xin nghỉ kéo dãn vài ngày trước khi bắt đầu một công việc mới là điều chấp nhận được, chỉ cần bạn hãy thể hiện thật rõ sự hứng thú và phấn khích đối với công việc cũng như công ty cũ. Hơn nữa, hãy thể hiện rằng bạn có sự linh hoạt để phục vụ công ty. Cuối cùng, bạn luôn có thể xây dựng câu trả lời của mình theo hướng vì một lợi ích chung của toàn công ty do việc nghỉ ngơi này sẽ giúp bạn chuẩn bị bản thân tốt hơn cho quãng thời gian làm việc sau này. 

3. Ví dụ về các câu trả lời mẫu về thời gian có thể đi làm

Ví dụ về các câu trả lời mẫu về thời gian có thể đi làm

Ví dụ 1: Theo các điều khoản trong hợp đồng của tôi với công ty hiện tại, tôi có nghĩa vụ phải thông báo việc xin nghỉ ít nhất ba tuần trước khi nghỉ chính thức. Tuy nhiên, tôi có thể đi làm ngay ngày đầu tiên sau khi hết ba tuần đó. Tôi rất háo hức mong chờ đến ngày được gặp tất cả mọi người trong phòng ban cũng như bắt đầu một công việc mới. 

=> Sự nhiệt tình và mong muốn bắt đầu công việc càng sớm càng tốt của bạn đã được thể hiện rõ trong câu trả lời này. Mặc dù nhà tuyển dụng có thể hy vọng bạn bắt đầu đi làm sớm hơn được, họ sẽ tôn trọng cách bạn đối xử văn minh, trung thành với công ty hiện tại. Hãy nhớ rằng những người phỏng vấn sẽ xem xét cách ứng xử hiện tại để phỏng đoán hành động của bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy cứ lạc quan lên khi bạn chưa thể bắt đầu ngay công việc mới và vẫn có nhiều ràng buộc với công ty hiện tại. 

Ví dụ 2: Nếu điều đó thuận tiện cho bạn, tôi có thể bắt đầu đi làm ngay lập tức. Khi nào thì bạn muốn tôi bắt đầu công việc?

=> Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ vui khi nghe thấy ứng viên tiềm năng có thể bắt đầu đi làm ngay lập tức. Hãy nhớ rằng trừ khi được hỏi đến, bạn không nhất thiết phải đưa ra lý do giải thích tại sao bạn có thể đi làm ngay lập tức. Bạn sẽ không muốn làm mở đầu cho câu chuyện giải thích lý do tại sao bạn lại đang thất nghiệp hoặc liệu có bất cứ vấn đề gì xảy ra giữa bạn và công ty cũ hay không. Hãy tránh những điều tiêu cực hết sức nhất có thể. 

Ví dụ 3: Theo thông lệ, tôi sẽ phải gửi thông báo xin nghỉ việc tới công ty hiện tại trong hai tuần, trước khi có thể bắt đầu làm việc tại công ty của bạn. Nhưng sau đó, tôi chắc chắn tự tin là mình đã sẵn sàng rồi.  

=> Một lần nữa, bạn đã thể hiện được bản thân là người có lòng trách nhiệm và sự tôn trọng tối thiểu (một yếu tố quan trọng trong nhân cách con người) đối với công ty mà bạn đang cống hiến. Vế sau của câu trả lời thể hiện rằng bạn đang ở trong tư thế sẵn sàng, có đủ tự tin để phấn đấu vì công ty mới. Điều này sẽ giúp bạn để lại được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

3.1. Mẹo để có được các câu trả lời hay nhất

Hãy linh hoạt và trả lời đúng trọng tâm. Một câu trả lời đúng, hay nên giải thích, trả lời, cũng cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết để làm thỏa mãn mục đích hỏi của người nghe. Tương tự như vậy, câu trả lời của bạn nên giải đáp được những nhu cầu cần thiết của người phỏng vấn. Hơn nữa, hãy cố gắng trả lời một cách linh hoạt và giữ đúng trọng tâm nhất có thể. Tránh việc chuyển trọng tâm câu trả lời về bạn, mặc dù đúng là bạn có lý do để không thể làm việc sớm hơn, đó đều là những lý do ngoại cảnh, bất khả kháng. Đừng vô tình chuyển nó về bạn. 

Hãy trung thực. Nếu bạn biết rằng bản thân sẽ cần thêm ít nhất một tuần ở lại công ty cũ sau khi đưa ra thông báo nghỉ việc trước hai tuần để bàn giao công việc và bạn không thể thực sự bắt đầu đi làm kể từ tuần thứ ba tính từ ngày nhận được lời mời làm việc, hãy thành thật nói với người phỏng vấn điều đó khi được hỏi về thời gian bạn có thể bắt đầu đi làm. Nếu không, bạn sẽ mắc một sai làm lớn là để lại ấn tượng xấu về bản thân là người không trung thực trong mắt người phỏng vấn. Và khả năng cao nó sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của họ về bạn cũng như con đường sự nghiệp của bạn ở công ty đó sau này. 

3.2. Những điều không nên nói

Đừng giải thích quá chi tiết. Người phỏng vấn không muốn biết tất cả các kế hoạch trong cuộc đời bạn. Đây nên là một câu hỏi khá đơn giản và có thể dễ dàng trả lời nếu bạn nắm rõ những điều nên nói cũng như không nên nói. Vì vậy, hãy thẳng thắn trả lời vấn đề một cách khéo léo, đồng thời gây được thiện cảm với người phỏng vấn. Tùy vào mỗi công ty, câu hỏi này có thể được hỏi ở đầu hoặc cuối buổi phỏng vấn. Dù cho thế nào, bạn cũng không muốn rơi vào hai trường hợp: một là gây được ấn tượng xấu ngay khi mới bắt đầu bước vào phỏng vấn, hai là hoài phí tất cả các công sức bên trên chỉ vì một lỗi lầm không đáng có với câu hỏi dễ dàng này. 

Tránh việc liệt kê các ngày cụ thể. Người phỏng vấn sẽ muốn biết về khoảng thời gian và thái độ khi trả lời câu hỏi của bạn hơn. Trừ khi họ hỏi bạn thật rõ ràng về một ngày giờ cụ thể hoặc đến lúc bạn đã nhận được một lời mời làm việc rồi, nếu không hãy cứ nói rằng bạn có thể đi làm ngay lập tức hay sau mấy ngày, một hay hai tuần,...

3.3. Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo 

  • Bạn luyến tiếc điều gì ở công việc gần đây nhất của bạn?

  • Bạn có các yêu cầu gì về mức lương?

  • Bạn có bất kỳ câu hỏi nào dành cho tôi không?

4. Tổng kết

Hãy linh hoạt. Nếu có thể, hãy cố gắng đáp ứng các nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Hãy trung thực. Hãy thẳng thắn về tổng số thời gian bạn cần khi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Đừng trả lời quá chi tiết. Bạn không nhất thiết phải trả lời quá rõ ràng về ngày giờ bắt đầu làm việc cho đến khi đã thật sự nhận được lời mời làm việc rồi.

Hãy chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của bạn một cách tốt nhất, giữ tâm trạng thoải mái để trả lời một cách tự nhiên nhất. Vieclam123.vn chúc các bạn sớm tìm được việc làm như ý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.