Blog

Kế toán thuế là gì? Công việc cụ thể của nhân viên kế toán thuế

11/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế toán thuế là vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, có nhiệm vụ như người kết nối giữa doanh nghiệp và nhà nước. Tham khảo vị trí nhân viên kế toán thuế qua bài viết.

Kế toán thuế là vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, có nhiệm vụ giống người kết nối giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nếu bạn là sinh viên kế toán mới ra trường và chưa có định hình cụ thể về công việc tương lai của mình thì có thể tham khảo vị trí nhân viên kế toán thuế qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là việc thực hiện vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng, kịp thời nghĩa vụ đóng nộp thuế cho nhà nước. Khi thực hiện kê khai thuế một cách rõ ràng, doanh nghiệp mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh hợp pháp, thuận lợi.

Có kế toán thuế, nhà nước cũng dễ dàng kiểm soát, quản lý được nền kinh tế.

Tham khảo ngay: Mẫu cv ngành kế toán được sử dụng nhiều nhất.

2. Công việc của kế toán thuế là gì?

Không giống những công việc đơn thuần khác, kế toán thuế cần thực hiện những công việc khác nhau theo từng ngày, từng tháng, từng quý và từng năm. Hết mỗi kỳ, kế toán thuế cần hạch toán lại các con số, thực hiện báo cáo rõ ràng, minh bạch cho doanh nghiệp cũng như nhà nước.

2.1. Công việc hàng ngày

Hàng ngày, kế toán thuế cần thu thập và xử lý các loại hóa đơn trong ngày. Một số loại chứng từ tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:

  • Hóa đơn đầu ra, đầu vào

=> Loại hóa đơn này ghi chép lại các loại chi phí cho các mặt hàng xuất-nhập khẩu hàng ngày. Đồng thời, loại hóa đơn này cũng giúp kế toán thuế theo dõi được công nợ của nhà cung cấp và khách hàng, từ đó phối hợp với kế toán công nợ để tiến hành trả và thu hồi công nợ đúng hạn.

  • Hóa đơn giá trị gia tăng

=> Kế toán thuế cần phải kiểm tra các loại hóa đơn và điều chỉnh hóa đơn giá trị gia tăng khi có sai lệch. 

  • Giấy thu-chi và giấy tờ nộp tiền vào ngân sách nhà nước

=> Hạch toán các loại giấy tờ thu chi và giấy tờ nộp tiền vào ngân sách nhà nước giúp kế toán thuế nắm được tình hình tài chính, số quỹ còn lại trong doanh nghiệp.

Nói tóm lại, hàng ngày kế toán thuế cần phải thu thập, xử lý, sắp xếp và lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ. 

2.2. Công việc hàng tháng

Công việc hàng tháng của nhân viên kế toán thuế trong doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, nhân viên kế toán thuế cần thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiến hành đóng nộp thuế theo quy định của pháp luật. 

Thứ hai, nhân viên kế toán thuế cần phải kiểm tra sổ sách để tiến hành cân đối công việc, tránh dồn việc sang tháng sau. Đồng thời các công nợ nào cần phải giải quyết dứt điểm cũng cần xử lý kịp thời. 

Thứ ba, nhân viên kế toán thuế cũng là người tiến hành làm sổ sách, số liệu để thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ nhân viên trong công ty. Với những nhân viên mới vào, kế toán thuế cần tiến hành làm hợp đồng lao động và đăng ký mã số thuế cho nhân viên.

2.3. Công việc hàng quý

Hàng quý, kế toán thuế cần tiến hành lập tờ khai thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (với doanh nghiệp mới thành lập hoặc có doanh thu dưới 50 tỷ đồng). 

Với những doanh nghiệp có phát định thuế thu nhập cá nhân dưới 50 triệu đồng thì kế toán thuế cần tiến hành lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, kết thúc mỗi quý, doanh nghiệp cần phải báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong quý vừa rồi.

2.4. Công việc hàng năm

Hằng năm, có hai thời điểm mà kế toán thuế được xem là “bận rộn” nhất đóa là vào đầu năm và cuối năm.

Thời điểm đầu năm:

Vào tháng 1 hàng năm, kế toán thuế cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài của doanh nghiệp cho nhà nước. 

Thời điểm cuối năm:

Cuối năm được xem là thời điểm bận rộn nhất của kế toán thuế khi họ phải thực hiện làm báo cáo tài chính cho tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong toàn bộ năm vừa qua. Báo cáo tài chính bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Bảng cân đối kế toán

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Bảng cân đối số phát sinh tài khoản

Để làm được việc này, nhân viên kế toán thuế cần phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ giấy tờ, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, đảm bảo các chi tiêu, kê khai, hạch toán đã khớp với nhau. 

Một việc nữa kế toán thuế cũng cần thực hiện vào thời điểm cuối năm đó chính là in các sổ sách để lưu trữ số liệu qua các năm. Một số loại sổ sách cần thực hiện in ấn bao gồm:

  • Sổ sách về các loại tài khoản

  • Số sách về chi tiêu các khoản trong năm, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp

  • In các loại phiếu mua hàng, xuất hàng, các phiếu thu, chi đi kèm với hóa đơn bán hàng, nhập hàng.

3. Quy trình thực hiện kế toán thuế

Đối với doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần thực hiện các công việc sau đây để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước:

Bước 1: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 2: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để phục vụ công việc kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử

Bước 4: Thực hiện lập tờ khai và nộp thuế môn bài

Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ quan thuế

Bước 6: Tiến hành tổng hợp hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp thuế

Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hóa đơn

Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm

Bước 9: In sổ sách, ký, đóng dấu

Bước 10: Lưu trữ chứng từ, sổ sách

Đối với doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động, quy trình kế toán thuế mà nhân viên kế toán thuế cần thực hiện như sau:

Bước 1: Giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

Bước 4: Thực hiện các công việc của kế toán trong thời điểm cuối kỳ

Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh

Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế

4. Quyền hạn của kế toán thuế

Kế toán thuế cần phối hợp với các vị trí kế toán khác trong doanh nghiệp để hoàn thành tốt vai trò, công việc của mình. Dưới đây là một số điều nằm trong quyền hạn của nhân viên kế toán thuế:

  • Đề xuất hướng xử lý đối với các hóa đơn cần điều chỉnh

  • Đưa ra đánh giá khi có sự chênh lệch giữa số liệu báo cáo thuế và thực tế quyết toán

  • Hướng dẫn kế toán cơ sở thực hiện kê khai thuế theo đúng quy định

  • Thực hiện các công việc khác có liên quan đến thuế. 

5. Kỹ năng cần có của kế toán thuế

Để có thể làm việc ở vị trí nhân viên kế toán thuế trong doanh nghiệp, bạn phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu cụ thể sau: 

5.1. Trình độ chuyên môn cao

Kế toán là công việc quan trọng trong doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng mới có thể đảm nhận được. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ từ công việc kế toán thôi, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn.

Điều này giải thích cho lý do tại sao khi đăng tin tuyển dụng vị trí kế toán, doanh nghiệp thường chú trọng yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc. Sinh viên cần phải tốt nghiệp chuyên ngành tài chính kế toán và có ít nhất một năm kinh nghiệm.

Những người đã được đào tạo bài bản về chuyên môn sẽ biết cách lập báo cáo tài chính, có khả năng thống kê, phân tích tài chính, phân tích báo cáo kế toán,....

5.2. Kỹ năng khác

Thành thạo tin học văn phòng: thành thạo tin học văn phòng và sử dụng tốt các phần mềm liên quan đến kế toán sẽ giúp bạn xử lý công việc một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn. 

Cẩn thận và trung thực: Đặc thù công việc ngành kế toán là liên quan trực tiếp đến tiền bạc, chỉ cần sai sót một chút thôi là có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Tính cần thận và trung thực là yếu tố tiên quyết để kế toán thuế có thể đưa ra những con số chính xác, minh bạch nhất. 

Chịu được áp dụng trong công việc: Công việc kế toán không cần vận động nhiều tay chân nhưng lại là công việc hết sức căng thẳng, mệt mỏi. Nhất là vào những thời điểm như cuối tháng, cuối quý, cuối năm thì công việc lại càng trở nên bận rộn, Nếu không có khả năng chịu áp lực cao trong công việc, kế toán thuế khó có thể “trụ” lại được với nghề. 

Biết quản lý thời gian: Biết cách quản lý sắp xếp thời gian giúp kế toán thuế thực hiện công việc đúng thời hạn theo yêu cầu của nhà nước cũng như doanh nghiệp. Quản lý thời gian tốt cũng giúp kế toán thuế cân bằng tốt giữa cuộc sống và công việc. 

Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt: Kỹ năng này giúp bạn dễ thích nghi với môi trường làm việc, văn hóa công ty hơn. Từ đó, kế toán thuế cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ hữu ích trong công việc. Có được kỹ năng này, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiến xa hơn trong công việc. 

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về vị trí kế toán thuế trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp những nhân viên kế toán thuế trong tương lai có thể hình dung rõ hơn về công việc của mình. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023