Hiện nay, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, việc giao thương mua bán hàng hóa cũng theo đà phát triển theo, vì vậy mà nhiều hình thức vận chuyển hàng hóa ra đời. Trong đó, hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được nhiều người sử dụng và phù hợp với những hàng hóa có trọng tải lớn. Khi vận chuyển hàng hóa bằng hình thức này, bạn cần phải có hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên, cũng như hàng hóa được vận chuyển an toàn.
MỤC LỤC
Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, Điều 45 có ghi rõ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng được biển là một thỏa thuận được người thuê vận chuyển và người vận chuyển hàng hóa giao kết với nhau, người vận chuyển hàng hóa sẽ thu giá dịch vụ vận chuyển do bên thuê trả và sử dụng phương tiện tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng cho tới cảng biển trả hàng hóa.
Trong quá trình vận chuyển, hợp đồng thường ký kết các loại hàng hóa như thiết bị, máy móc, nhiên liệu, nguyên vật liệu, các động sản, hàng tiêu dùng, bao gồm cả container, động vật sống hay những công cụ tương tự container do bên giao hàng cung cấp để đóng hàng hóa. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa qua đường biển cần ghi rõ các hàng hóa vận chuyển, thỏa thuận trong hợp đồng và hàng hóa không vi phạm luật cấm về vận chuyển hàng hóa, được phép vận chuyển và mua bán.
Xem thêm: Cập nhật chi tiết mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa mới nhất
Hợp đồng này sẽ được vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, giao kết trong hợp đồng ghi rõ điều kiện người vận chuyển dựa vào số lượng, chủng loại, trọng lượng hay kích thước hàng hóa vận chuyển mà không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hay một phần tàu cụ thể. Hợp đồng này được các bên thỏa thuận giao kết với nhau dựa theo ý nguyện của hai bên.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến được sử dụng dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu để thực hiện vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hai bên vận chuyển hàng hóa và bên thuê vận chuyển sẽ thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về việc thuê phần nào của con tàu, thuê theo chuyến nào để vận chuyển hàng hóa.
Về hình thức thì hợp đồng này cần được ký kết bằng văn bản.
Người thuê vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là người tự mình ký kết hợp đồng vận chuyển hoặc có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ cho bên thuê vận chuyển hàng hóa. Người thuê vận chuyển sẽ được gọi là người giao hàng nếu bên thuê vận chuyển theo chứng từ vận chuyển.
Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển có thể ủy quyền cho người khác hoặc tự mình ký kết hợp đồng với người thuê vận chuyển. Người thuê vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo đúng quy định giao kết trong hợp đồng.
Người vận chuyển thực tế trong hợp đồng là người được bên vận chuyển ủy thác một phần hay toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Dựa vào thỏa thuận đã được ký thác trong hợp đồng, người vận chuyển thực tế sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm.
Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa qua đường biển là người được ủy thác giao hàng hay tự mình giao hàng cho bên vận chuyển dựa theo quy định mà pháp luật đưa ra.
Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng trong hợp đồng dựa theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Xem thêm: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa - cập nhật thông tin chi tiết
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần được soạn thảo dựa theo mẫu do Nhà nước ban hành, đảm bảo mẫu chuẩn. Trong bản hợp đồng này gồm có các nội dung sau:
- Thông tin của người muốn vận chuyển và bên vận chuyển hay cung cấp dịch vụ hàng hóa bao gồm: Thông tin người vận chuyển và người thuê vận chuyển như họ tên; tên công ty; mã số thuế; địa chỉ; ngày cấp, nơi cấp; chức danh; số tài khoản ngân hàng…
- Thông tin về kiện hàng muốn vận chuyển bằng đường biển: Tên hàng hóa, số lượng hàng, chủng loại hàng hóa, trọng lượng hàng hóa.
- Địa điểm giao hàng (tên cảng biển giao hàng) và địa điểm nhận hàng (tên cảng biển nhận hàng).
- Sử dụng phương tiện nào trong vận tải đường biển: Tải trọng, loại tàu, mã số tàu.
- Chứng từ vận chuyển.
- Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thời gian và phương thức thanh toán.
- Trách nhiệm của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển hàng hóa.
- Điều khoản miễn trừ trách nhiệm, điều khoản chung, điều khoản bồi thường thiệt hại nếu xảy ra mất mát, hư hỏng, một số điều khoản khác.
- Thời gian giao và nhận hàng hóa bằng đường biển.
Bạn có thể tải về mẫu hợp đồng của vieclam123 tại đây:
hop-dong-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bien.docx
Người vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất hàng hóa nếu nằm trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa hư hỏng, mất mát do tàu biển không thể có đủ khả năng đi biển khi có thuyền bộ thích hợp, được cung cấp vật phẩm và trang thiết bị dự trữ để phòng trường hợp bất trắc, đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ chuẩn bị tàu biển đủ khả năng để đi biển; đảm bảo có đủ hầm lạnh, hầm chứa hàng hóa, khu vực trên tàu có đủ điều kiện vận chuyển, nhận và bảo quản hàng hóa sao cho phù hợp với tính chất của hàng hóa, đảm bảo tàu biển có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện.
Khi bên vận chuyển là chuẩn bị đầy đủ những nghĩa vụ, nhiệm vụ hết sức có thể, tuy nhiên tàu vẫn không đủ khả năng đi biển khiến hàng hóa bị thiệt hại, khi đó bên vận chuyển sẽ không cần chịu trách nhiệm trong những trường hợp này.
- Nếu tổn thất hàng hóa trong các trường hợp dưới đây, bên vận chuyển sẽ được miễn hoàn toàn trách nhiệm, gồm:
+ Bên vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm khi vận chuyển hàng hóa, những nhân viên trên thuyền như thuyền trưởng, thuyền viên, người làm công hay hoa tiêu hàng hải mắc lỗi trong quá trình quản trị, điều khiển tàu khiến hàng hóa đang vận chuyển bị tổn thất.
+ Người vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm đền bù nếu trong quá trình vận chuyển xảy ra hỏa hoạn, khiến hàng hóa bị tổn thất nhưng lỗi không phải do người vận chuyển.
+ Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường nếu quá trình vận chuyển hàng hóa gặp phải thảm hỏa từ tự nhiên khiến xảy ra tai nạn hàng hải trên vùng nước cảng biển, trên biển và khi tàu biển được phép hoạt động.
+ Thiệt hại do thiên tai, chiến tranh, hay hàng hóa bị thiệt hại do hành động xâm phạm an toàn và trật tự công cộng nhưng không phải do bên vận chuyển gây ra.
+ Hàng hóa bị thiệt hại do quá trình phòng chống dịch hay do hành động cưỡng chế người của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hành động bắt giữ của dân.
+ Thiệt hại hàng hóa do chủ sở hữu hàng, người giao hàng, người đại diện của họ hay đại lý vì có sự sơ suất hay hành động nào đó khiến thiệt hại hàng hóa thì bên vận chuyển sẽ không cần bồi thường.
- Hàng hóa được trả hàng chậm hơn dự kiến trong hợp đồng và người vận chuyển đã cố gắng hết sức thực hiện giao hàng nhưng vẫn chậm trễ thì được miễn truy cứu trách nhiệm, cụ thể:
+ Khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng, tàu chở hàng theo hợp đồng đi lệch sang tuyến đường khác.
+ Hàng hóa giao chậm hơn so với hợp đồng do nguyên nhân bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…
+ Người vận chuyển hàng hóa trong quá trình vận chuyển phải trợ giúp tàu khác khi tàu đó có người gặp nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng hoặc gặp phải tình huống cứu người.
+ Trường hộ thuyền viên hay nhân viên trên tàu bị thương hay cần phải có thêm thời gian để cấp cứu cho họ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Đây là bản hợp đồng bằng văn bản ghi rõ các điều khoản, quy định giao nhận hàng hóa bằng đường biển của bên tham gia vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Để hợp đồng có giá trị pháp lý, nội dung trong hợp đồng cần được viết theo mẫu do Nhà nước ban hành và đủ chữ ký của các bên.
Bạn đã biết mẫu hợp đồng thi công nội thất văn phòng có những nội dung nào? Truy cập bài viết dưới đây để tìm hiểu về mẫu hợp đồng thi công nội thất văn phòng nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023