Blog

Những điều bạn cần biết về hội chứng bác học – Savant Syndrome!

24/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Người mắc những hội chứng đặc biệt thường mang trong mình những đặc điểm kì lạ hoặc khác với người bình thường như: có những em bé đang ở độ tuổi nhi đồng nhưng lại mang thân hình to cao vạm vỡ, người đầy cơ bắp như lực sĩ, có người không hề biết sợ bất cứ một thứ gì trên đời, có người lại sở hữu cho mình trí nhớ siêu phàm,... tất cả những người như vậy đang mắc phải hội chứng đặc biệt. Những hội chứng đặc biệt đó là: hội chứng “Superman” – bệnh rối loạn Myostatin, hội chứng “không biết sợ” – bệnh Urbach-Wiethe, hội chứng bác học – Savant Syndrome, hội chứng trí nhớ siêu phàm – Hyperthymesia,... Dưới đây Vieclam123.vn xin chia sẻ cho các bạn biết về hội chứng bác học – Savant Syndrome, các bạn có thể đọc và tham khảo nhé!

1. Hội chứng bác học – Savant Syndrome là gì?

Hội chứng bác học là một hội chứng hiếm gặp trên thế giới, những người mắc hội chứng này thường sẽ vượt trội hơn người bình thường ở một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, những người mắc phải hội chứng này thường gặp nhiều khiếm khuyết ở lĩnh vực khác, có thể nói là tâm lý không bình thường, không ổn định hoặc rối loạn về thần kinh.

2. Tìm hiểu về hội chứng bác học

Hơn 50% người mắc hội chứng bác học là người tự kỉ, một số trường hợp nghiêm trọng hơn đó là bị tổn thương não. Người mắc hội chứng này thường có một khả năng đặc biệt , khả năng kỳ lạ đột ngột, khả năng này thường xuất hiện sau một chấn thương về não bộ. Sau những chấn thương ở não, người mắc hội chứng bác học giống như các thần đồng, biết được những kiến thức mà họ chưa từng được học.

Sự hiếu kì về tính toán và lịch thời gian chính là một trong những số các năng lực kì lạ liên quan tới hội chứng bác học. Ví dụ: người mắc hội chứng bác học có thể xác định được chính xác một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần, hoặc có thể tính được những bài toán khó cho dù họ chưa được học bao giờ. Trong trường hợp này, người mắc hội chứng bác học sẽ biết được các quy luật toán học, và có không thể tự lý giải được vì sao họ lại nắm được những quy luật đó. Những người mắc hội chứng này với những năng lực họ có được đôi khi họ còn làm ra những việc đáng kinh ngạc hơn.

Những người mắc hội chứng bác học thường là những người bị chấn thương về não bộ, song bù lại, họ lại có những kĩ năng đột phá, thiên bẩm về một lĩnh vực nào đó, nó không xuất hiện ổn định mà xuất hiện một cách đột ngột, lúc ẩn lúc hiện không thể lý giải được. Splinter, Talented Savant và Prodigious Savant là 3 loại của hội chứng bác học này, trong đó dạng “bác học phi thường” (Prodigious) là dạng hiếm. Người mắc hội chứng “bác học phi thường” được coi như một thiên tài, họ phát huy hết khả năng vốn có của mình để tỏa sáng. Ví dụ: Kim Peek có thể đọc và nhớ tất cả 12.000 cuốn sách và được coi là “cuốn từ điển sống”, có thể tái tạo mọi bản nhạc dù chỉ nghe có 1 lần từ năm lên 4 tuổi đó là nhà thiên tài âm nhạc – Thomas Greene Bethune, ... Dù mang trong mình nhiều năng lực thiên bẩm nhưng những thiên tài này lại thường xuyên gặp khó khăn trong cuộc sống thực tại, hầu hết những người này sẽ mắc bệnh tự kỷ.

3. Sở hữu năng lực ở trình độ cao

Chuyên gia nghiên cứu về sự sáng tạo – giáo sư Scott Barry Kaufman đến từ Đại học New York cho rằng: những người mắc phải hội chứng bác học thường có năng lực ở trình độ cao mà chính bản thân họ đôi khi cũng không nhận thức được điều đó. Khi làm những công việc hằng ngày, thông qua đó họ có thể nhận ra được quy luật ẩn giấu bên trong lĩnh vực. Ông cho rằng những người mắc phải hội chứng này sở hữu cho mình “tài năng thiên bẩm” để nhận diện và tiếp nhận sự phức tạp của các quy luật này. Ví dụ: ẩn sâu bên trong âm nhạc tồn tại những quy luật liên kết tuần tự chặt chẽ nhưng không phải ai cũng nhận ra được điều này.

4. Ví dụ điển hình cho hội chứng bác học

Trong một cuộc triển lãm nghệ thuật tại bờ biển Southport (Anh) đã thu hút số lượng lớn khách tham quan, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu nổi lên là bức tranh của Tommy McHugh của một cựu thợ xây đến từ Liverpool. Người ta nhắc nhiều đến ông không chỉ vì ông là tác giả của tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng mà nó còn là một câu chuyện đặc biệt của ông. Ông bất ngờ phát hiện mình có khả năng không thua kém gì các họa sĩ vĩ đại trên thế giới chỉ sau một cơn đột quỵ suýt tử vong vào khoảng chục năm trước.

Các nhà nghiên cứu tâm lý học coi trường hợp của McHugh là ví dụ điển cho “hội chứng bác học đột ngột”, đây là trường hợp xảy ra khi não bộ bị tổn thương, và không hiểu lí do vì sao tài năng tiềm ẩn xuất hiện. Trên thế giới hiện nay có khoảng 30 trường hợp như vậy xuất hiện và đã được xác nhận. Orlando khi còn nhỏ bị một quả bóng đập mạnh vào đầu khi đang chơi, ngay sau đó anh phát hiện ra những khả năng đặc biệt trước đây chưa từng tồn tại trong ông đó là khả năng làm những phép toán vô cùng phức tạp và có khả năng nhớ chính xác các thông tin thời tiết của bất cứ ngày nào trong năm. Hay như tiến sĩ Tony Cicoria, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại bang New York bị sét đánh, trong nhiều tuần ông bị ám ảnh với nhạc piano cổ điển và vài năm sau ông nổi tiếng với nghệ danh nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc tài ba.

Nghiên cứu trong suốt 40 năm, bác sĩ tâm thần Darold Treffert cho rằng: “Khi xảy ra các chấn thương nghiêm trọng về não bộ, các thành phần khác sẽ xen vào để bù đắp và giải phóng các khả năng tiềm tàng mà trước đó không hề biết đến”. Quay trở lại với trường hợp của McHugh, sau khi bị trấn thương, ông mò mẫm trong một thế giới khác, sự trống rỗng thay thế bởi sự sáng tạo. Ông bắt đầu vẽ không ngừng lên các bức tường, cửa ra vào, khắp mọi nơi trong nhà những hình ảnh sống động, khó hiểu. Ông chia sẻ: “tôi có thể nhìn thấy được vẻ đẹp bên trong của thế giới. Người đàn ông từng ngự trị trong tôi trước kia, người mà tôi không biết đó là ai, đã ra đi mãi mãi”.

Tiến sĩ Mark Lythgoe, học tại Đại học College London nói: “Tổn thương mà McHugh gặp phải chính là nguyên nhân giúp giải tỏa ức chế của các chuỗi phản ứng trong não, phá vỡ những bộ phận kìm hãm năng lực nghệ thuật và giải phóng óc sáng tạo”

Năm 2003, giáo sư thần kinh Bruce Miller phát hiện ra nhiều bệnh nhân của mình mắc chứng rối loạn não bộ, có trường hợp mất trí nhớ được gọi là sa sút trí tuệ - thái dương đã bất ngờ phát triển tài năng nghệ thuật của mình nếu như gặp điều kiện thuận lợi. Có trường hợp bệnh nhân mất khả năng nói nhưng lại phát triển kỹ năng đặc biệt trong lĩnh vực điêu khắc,... Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra “hội chứng bác học” xuất hiện nhiều hơn ở nam giới.

Có thể giải thích dựa trên vấn đề di truyền học. Ví dụ của McHugh mở rộng cho những giả định về chuỗi ADN. Nhưng ngay cả khi điều này được chứng minh thì cũng rất khó áp dụng vào trường hợp của Orlando Serrell. Serrell có thể nhớ chính xác điều kiện thời tiết của bất kỳ ngày nào đó trong năm, các chuyên gia nghiên cứu đã khẳng định đây là trường hợp vượt quá khả năng của não bộ. Chính vì vậy, mặc dù chưa tìm được câu trả lời nhưng cũng không thể lý giải do di truyền.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về “hội chứng bác học”. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bạn đọc.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022