Blog

Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Cơ hội nào cho sinh viên QTKD

24/08/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành được lựa chọn bởi đông đảo bởi các thí sinh khi quyết định bước chân vào cánh cổng trường Đại học. Vậy học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành được lựa chọn bởi đông đảo bởi các thí sinh khi quyết định bước chân vào cánh cổng trường Đại học. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngành quản trị kinh doanh để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

1. Quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh (Business Administration) là một ngành học nghiên cứu về hành vi quản trị hoạt động kinh doanh, đưa ra những đường lối, chính sách đúng đắn để duy trì, phát triển doanh nghiệp.

Chương trình học của chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể khác nhau tùy từng trường, và từng chuyên ngành mà bạn theo học. Tuy nhiên, các môn học thuộc khối kiến thức ngành và cơ sở ngành của ngành quản trị kinh doanh có thể có trong chương trình học như:

Tên môn học

Tên môn học

Kinh tế vi mô

Hành vi tổ chức

Kinh tế vĩ mô

Quản trị chuỗi cung ứng

Nguyên lý thống kê

Tâm lý khách hàng

Phương pháp nghiên cứu 

Nghiên cứu Marketing

Quản trị học

kinh doanh quốc tế

Nguyên lý kế toán

Thị trường chứng khoán

Kinh tế lượng

Thuế

Marketing căn bản

Nghiệp vụ ngoại thương

Kinh tế quốc tế

Quản trị nhân lực

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Quản trị chiến lược

Quản trị dự án

Quản trị sản xuất

Quản trị Marketing

Quản trị rủi ro kinh doanh

 

Có thể bạn cần: Mẫu cv xin việc quản trị kinh doanh đẹp nhất.

2. Chuyên ngành quản trị kinh doanh

Một số chuyên ngành quản trị kinh doanh như Quản trị tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại, quản trị truyền thông, marketing,...Cụ thể những kiến thức nền tảng sinh viên sẽ được học khi theo đuổi từng chuyên ngành như sau:

2.1. Quản trị kinh doanh tổng hợp

Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp chuyên về:

  • Kiến thức về quản trị doanh nghiệp, phát triển các chiến lược kinh doanh

  • Phân tích kế hoạch quản trị để duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

  • Kiến thức về quản trị một số ngành cụ thể như quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính.

Sinh viên học ngành quản trị kinh doanh tổng hợp sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trị tại các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, phòng dự án,...của những doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Cơ hội thăng tiến trong tương lai có thể lên đến vị trí trưởng phòng dự án, chiến lược, giám đốc điều hành.

2.2. Quản trị kinh doanh quốc tế

Ngành quản trị kinh doanh quốc tế cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức như:

  • Lý thuyết về ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế toàn cầu đến hoạt động của doanh nghiệp.

  • Các yếu tố về chính trị, dân số, công nghệ, văn hóa ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp

  • Thị trường ngoại hối và hệ thống tỷ giá hối đoái trên toàn thế giới.

  • Lập kế hoạch, thực hiện các quy trinh về hoạt động sản xuất, quản trị dự án, khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế có thể tìm việc làm ở một số vị trí như:

  • Nhân viên tại phòng kinh doanh của công ty trong nước và quốc tế

  • Nhân viên xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh

  • Quản lý xuất nhập khẩu

  • Giảng viên tại các trường Đại học có chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế

2.3. Quản trị kinh doanh thương mại

Ngành quản trị kinh doanh thương mại (Commercial Business) là chuyên ngành đào tạo về kỹ năng thương mại cả trong nước và ngoài nước, bao gồm các kiến thức liên quan đến:

  • Marketing, hoạt động chiêu thị, PR

  • Phân tích thị trường

  • Phân tích tài chính

  • Quản lý hoạt động bán hàng

  • Xuất-nhập khẩu

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thương mại có thể làm việc ở nhiều vị trí như:

  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các tổ chức, công ty, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước

  • Nhân viên sale, chăm sóc khách hàng

  • Nhân viên kinh doanh

  • Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng

  • Quản lý bán hàng

  • Quản lý xuất nhập kho

2.4. Marketing

 Marketing là một hoạt động tiếp thị giúp thu hút khách hàng biết đến sản phẩm của công ty, doanh nghiệp. Khi học ngành Marketing, sinh viên sẽ được làm quen với những kiến thức liên quan đến:

  • Nghiên cứu thị trường

  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

  • Chiến lược phân phối sản phẩm

  • chiến lược quảng bá thương hiệu

  • Chiến lược giá

  • Kỹ năng tổ chức sự kiện

  • Marketing dịch vụ, Marketing quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí cụ thể như;

  • Nhân viên Marketing tại nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận.

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường

  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng

  • Quan hệ công chúng

  • Phát triển sản phẩm

  • Hoạch định chiến lược Marketing

  • Tổ chức sự kiện.                                                                                                                                                                                                   

3. Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh

Để có thể đăng ký nguyện vọng học quản trị kinh doanh, thí sinh cần tham gia các môn thi thuộc các khối thi:

  • Khối A0 (Toán, Lý, Hóa)

  • Khối A1 (Toán, Lý, Anh)

  • Khối D1 (Toán, Văn, Anh)

  • Khối D7 (Toán, Hóa, Anh)

Điểm chuẩn của ngành quản trị kinh doanh dao động từ 16-26 điểm tùy thuộc vào từng trường, từng khối thi và tỉ lệ chọi của từng năm. Nhìn chung, với những bạn thí sinh có lực học khá và điểm thi trên mức trung bình là có thể đăng ký nguyện vọng học ngành quản trị kinh doanh được.

Những trường Đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh trên cả nước, được tổng hợp như sau:

Khu vực miền Bắc:

  1. Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

  2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

  3. Học viện Ngân hàng

  4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  5. Học viện Tài chính

  6. Đại học Công đoàn

  7. Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

  8. Đại học Công nghiệp Hà Nội

  9. Đại học Công nghiệp Việt Hung

  10. Đại học Điện lực

  11. Đại học Giao thông vận tải

  12. Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

  13. Đại học Kinh tế Quốc dân

  14. Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)

  15. Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)

  16. Đại học Lâm nghiệp

  17. Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

  18. Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

  19. Đại học Thủy lợi

  20. Đại học Thương mại

  21. Viện Đại học Mở Hà Nội

  22. Đại học Đông Đô

  23. Đại học Phương Đông

  24. Đại học Thăng Long

  25. Đại học Đại Nam

  26. Đại học FPT (Cơ sở Hà Nội)

  27. Đại học Hòa Bình

  28. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

  29. Đại học Nguyễn Trãi

  30. Đại học Quốc tế Bắc Hà

  31. Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

  32. Đại học Thành Tây

  33. Đại học Thành Đô

  34. Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

- Khu vực miền Nam:

  1. Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM

  2. Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

  3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Cơ sở TP.HCM

  4. Học viện Hàng không Việt Nam

  5. Đại học Công nghiệp TP.HCM

  6. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

  7. Đại học Kinh tế TP.HCM

  8. Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM

  9. Đại học Luật TP.HCM

  10. Đại học Mở TP.HCM

  11. Đại học Ngân hàng TP.HCM

  12. Đại học Ngoại thương - Cơ sở phía Nam

  13. Đại học Nông Lâm TP.HCM

  14. Đại học Sài Gòn

  15. Đại học Tài chính - Marketing

  16. Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

  17. Đại học Tôn Đức Thắng

  18. Đại học Công nghệ Sài Gòn

  19. Đại học Công nghệ TP.HCM

  20. Đại học Hoa Sen

  21. Đại học Hùng Vương

  22. Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

  23. Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

  24. Đại học Nguyễn Tất Thành

  25. Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  26. Đại học Quốc tế Sài Gòn

  27. Đại học Văn Hiến

  28. Đại học Văn Lang

4. Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Như đã đề cập ở trên, học quản trị kinh doanh, tùy từng chuyên ngành cụ thể mà bạn có thể ứng tuyển ở những vị trí công việc khác nhau. Tổng hợp lại, nếu học ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể có cơ hội nghề nghiệp ở các vị trí như:

  • Nhân viên tại các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, phòng giao dịch, quản lý xuất nhập khẩu

  • Thăng tiến lên vị trí trường phỏng kinh doanh, lên kế hoạch phát triển dự án, chiến lược

  • Cơ hội để trở thành giám đốc điều hành, giám đốc tài chính của các công ty, doanh nghiệp

  • Giảng dạy về chuyên ngành quản trị kinh doanh ở các trường Đại học.

  • Tự lập kế hoạch kinh doanh và mở công ty riêng,

Đối với ngành quản trị kinh doanh, mức lương có sự dao động đối với sinh viên mới ra trường, người có kinh nghiệm, hoặc cá nhân có năng lực quản lý, giàu kinh nghiệm.Cụ thể:

Với sinh viên mới ra trường, các vị trí có thể ứng tuyển như nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, mức lương có thể dao động từ 6-8 triệu/ tháng

Sau một thời gian làm việc, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể được tăng lên từ 10-15 triệu. 

Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, có nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh, mức lương có thể rơi vào từ 20-25 triệu/ tháng.

5. Tố chất để học ngành quản trị kinh doanh

Mỗi bạn sẽ có những tính cách, sở thích khác nhau. Vậy làm thế nào để bạn có thể biết được bản thân sẽ phù hợp với vị trí nào? bên cạnh sở thích cá nhân thì những tố chất sau đây cũng vô cùng quan trọng để bạn có thể thành công theo đuổi ngành quản trị kinh doanh:

  • Có niềm đam mê với lĩnh vực kinh doanh, hiểu biết về thị trường và những cơ chế hoạt động cơ bản.

  • Tự tin, năng động, quyết đoán

  • Tư duy logic, nhanh nhạy, xử lý tốt vấn đề

  • Nắm bắt tâm lý và khả năng thuyết phục người khác

  • Khả năng giao tiếp tốt

  • Có khả năng về ngoại ngữ và tin học

  • Chịu được áp lực tốt trong môi trường kinh doanh.

Qua những thông tin trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu được học quản trị kinh doanh ra làm gì rồi chứ? Vieclam123.vn hy vọng các sĩ tử có thể cân nhắc để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023