Blog

Franchise là gì? Hiểu thế nào là nhượng quyền thương hiệu?

06/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Franchise là tên tiếng Anh của phương thức nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh. Hình thức kinh doanh này ngày càng trở lên nổi tiếng và cũng gặt hái được rất nhiều thành công. Nếu bạn chưa rõ Franchise là gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn để hiểu rõ hơn nhé.

1. Franchise là gì?

Franchise là hình thức nhượng quyền thương hiệu, tức là việc một thương hiệu nổi tiếng nào đó cho phép cá nhân hoặc tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh của bên nhượng quyền.

Bên nhượng quyền được gọi là Franchisor, có trách nhiệm cung cấp các thông tin đúng, đủ về sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền hoàn thành tốt công việc đúng theo khuôn mẫu, quy trình.

Bên nhận nhượng quyền, gọi là Franchisee, có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của bên nhượng quyền, đảm bảo về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

2. Lợi ích của Franchise là gì?

Hình thức Franchise mang đến nhiều lợi ích trong kinh doanh, giảm thiếu nhiều rủi ro nên được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Cụ thể, Franchise mang lại lợi ích như thế nào cho Franchisor và Franchisee?

2.1. Lợi ích của Franchise với chủ thương hiệu

Đối với chủ thương hiệu, khi quyết định nhượng quyền thương hiệu cho nhà đầu tư khác, đồng nghĩa với việc họ có được những lợi ích sau:

Thứ nhất, đây là hình thức giúp chủ thương hiệu mở rộng được quy mô kinh doanh sản phẩm của mình, phân phối sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.

Thứ hai, nhờ có nhượng quyền thương hiệu mà chủ thương hiệu giảm được chi phí phát triển thị trường và tăng thêm nguồn thu nhập ổn định từ khoản phí nhượng quyền.

Thứ ba, thương hiệu có thể thâm nhập thị trường, thăm dò hiệu quả trên thị trường nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.

Thứ tư, việc nhượng quyền thương hiệu cho các nhà đầu tư ở các quốc gia trên thế giới giúp chủ thương hiệu có thể mang thương hiệu của mình xâm nhập vào từng đất nước, từng địa phương mà không gặp phải những rào cản về thương mại, pháp lý,...

Cuối cùng, hình thức nhượng quyền thương hiệu giúp Franchisor tạo dựng được một hệ thống liên kết mạnh mẽ về thương mại và tài chính.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại, chủ thương hiệu cũng phải đối mặt với những hạn chế và rủi ro nhất định, cụ thể:

Đầu tiên, khi đã nhượng quyền thương hiệu, chủ thương hiệu chỉ có thể cung cấp thông tin về quy trình tạo sản phẩm, phương pháp kinh doanh chứ không có quyền năng trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên được nhượng quyền. 

Thứ hai, khi không quản lý sát sao quá trình kinh doanh, hoạt động yếu kém của một đơn vị nhượng quyền nào đó có thể ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, làm mất lòng tin của khách hàng.

Cuối cùng, chủ thương hiệu có thể sẽ gặp phải rắc rối khi các bên được nhượng quyền tranh chấp nhau, hoặc khiếu nại khi thấy chủ thương hiệu thiên vị cho bên được nhượng quyền nào đó.

2.2. Lợi ích đối với đối tác nhượng quyền

Đối với bên Franchisee (đối tác nhượng quyền), việc mua lại thương hiệu lớn nào đó mang lại lợi ích to lớn. Chủ cơ sở kinh doanh đó không cần tốn thời gian để xây dựng thương hiệu, chịu những rủi ro nếu như không có thành công. Kinh doanh một thương hiệu đã có uy tín và nổi tiếng trên thị trường sẽ tốn một số vốn nhỏ hơn rất nhiều so với việc tự xây dựng một thương hiệu.

Tiếp theo, khi kinh doanh một thương hiệu đã nổi tiếng, các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động đã được chuẩn hóa, hệ thống tài chính và kế toán được kiểm soát theo một chuẩn mực nhất định để tối ưu hiệu quả. Sau khi khai trương, người mua quyền thương hiệu vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt tiếp thi, quảng cáo của bên người bán.

Thứ ba, bên đối tác nhượng quyền sẽ được bên nhượng quyền đào tạo, huấn luyện về các phương pháp quản lý kinh doanh, từ đó có thể nhanh chóng học hỏi và đưa hoạt động kinh doanh vận hành trơn tru, nhanh chóng. Người mua quyền thương mại cũng được thừa hưởng một lượng khách hàng trung thành nhất định có sẵn từ hệ thống.

Tuy nhiên, khi quyết định kinh doanh theo hình thức Franchise, đối tác nhượng quyền cũng phải chấp nhận một số rủi ro, hạn chế nhất định. Đầu tiên, bên đối tác nhượng quyền đang kinh doanh thương hiệu của người khác chứ không phải thương hiệu của riêng mình. Nên dù cho có hoạt động tốt và gây được tiếng vang đến đâu thì cũng chỉ là giúp ích xây dựng thương hiệu cho người khác.

Thứ hai, vì phải học hỏi theo quy trình, hệ thống sẵn có nên khó có thể tự ý thay đổi và phát huy những điểm mới trong kinh doanh. Thêm vào đó, bên đối tác nhượng quyền cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với những cơ sở kinh doanh khác trong cùng hệ thống, đồng thời cũng phải chia sẻ rủi ro kinh doanh với bên nhượng quyền. Ví dụ có một cơ sở nhượng quyền khác hoạt động không tốt, gây ảnh hưởng đến thương hiệu thì hoạt động kinh doanh của các bên đối tác nhượng quyền trong cùng hệ thống sẽ bị ảnh hưởng theo.

3. Các hình thức Franchise

Có 4 hình thức Franchise, bao gồm:

  • Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management Franchise)

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full Business Format Franchise)

  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-Business Format Franchise)

Vậy cụ thể từng hình thức mô hình kinh doanh Franchise như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé.

3.1. Nhượng quyền có tham gia quản lí

Khi thực hiện nhượng quyền có tham gia quản lý, ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình kinh doanh, bên bán còn cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp để trực tiếp giúp bên mua quản lý cơ sở.

3.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Với hình thức nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên bán phải đảm bảo cung cấp cho bên mua các loại sản phẩm cơ bản bao gồm: hệ thống chiến lược, mô hình quy trình vận hành được chuẩn hóa, hỗ trợ tiếp thị, quảng bá thương hiệu, bí quyết quy trình sản xuất, công nghệ, kinh doanh cho bên mua, hệ thống thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ.

3.3. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Sau khi đã nhượng quyền thương hiệu, bên bán có quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để có thể tiếp tục kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tốt, tạo ra chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, không ảnh hưởng đến thương hiệu.

3.4. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Trường hợp nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện, nguyên tắc quản lý của bên bán với bên mua sẽ thoải mái hơn. Có các trường hợp nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện như sau:
+ Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product Distribution Franchise)

+ Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Franchise)

+ Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/ Trademark License)

+ Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của Franchise

Trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, hình thức kinh doanh Franchise (nhượng quyền thương hiệu) được xem là một trong những hình thức kinh doanh thành công nhất. Tuy nhiên, một thương vụ nhượng quyền thương hiệu thành công có thể nói là chịu tác động và ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố phức tạp hơn so với những hình thức kinh doanh khác. Cụ thể:

4.1. Bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu chính là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp có thể thanh công trong kinh doanh và ghi lại ấn tượng sâu đậm với khách hàng hay không. Một thương vụ nhượng quyền thương hiệu thành công là khi bên được nhượng quyền có thể truyền tải hết bản sắc thương hiệu này đến với khách hàng.

Tuy nhiên, thông thường khi đã nhượng quyền thương hiệu, việc giữ được tính toàn vẹn của thương hiệu hay không còn phụ thuộc vào bên đối tác nhượng quyền bởi chủ thương hiệu sẽ rất khó để kiểm soát vấn đề này khi hệ thống nhượng quyền ngày càng lớn.

4.2. Vị trí địa lí

Vị trí địa lí đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của các cơ sở được nhượng quyền. Vị trí địa lý tốt sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Chọn được địa điểm tốt gần như doanh nghiệp đó đã thành công 50 % rồi.

4.3. Chiến lược tiếp thị, quảng bá hình ảnh

Mỗi thương hiệu cần chú trọng vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Việc tiếp thị, quảng bá này cần sự hợp tác, xây dựng của cả bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền. Tùy vào sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phương mà chủ thương hiệu và đối tác nhượng quyền có thể sử dụng những giải pháp khác nhau, tận dụng lợi thế để củng cố thương hiệu.

4.4. Chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng tài chính

Việc mua lại thương hiệu có thể giúp bạn rút ngắn được thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, tiết kiệm được chi phí hơn tuy nhiên bên mua thương hiệu cũng cần có một khoản vốn duy trì hoạt động kinh doanh trong vòng 2-3 năm trước khi thu về lợi nhuận. Chiến lược dài hạn là vô cùng cần thiết để cả hai bên có thể thực hiện những mục tiêu lâu dài.

4.5. Yếu tố về con người

Con người đóng vai trò quan trọng, nhượng quyền thương hiệu đòi hỏi phải có sự tin tưởng và hợp tác giữa cả hai bên. Chỉ khi cả hai bên đều cố gắng xây dựng hình ảnh thương hiệu thì hoạt động kinh doanh mới có thể phát triển thịnh vượng được. Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng không phải là kết thúc mối quan hệ giữa người mua và người bán mà là mở ra mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên.

5. Các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh nổi tiếng

Điểm danh một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam mà có thể bạn đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu này rất nhiều lần nhưng không hề biết đây là mô hình kinh doanh Franchise.

1. Pizza Hut: Pizza Hut là công ty con của tập đoàn Yum Pizza, hiện nay đã là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới với hơn 600 nhà hàng ở Mỹ, hơn 16.000 cửa hàng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.

2. KFC: KFC là một trong những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới, hiện đã có mặt ở trên 118 quốc gia khác nhau với hơn 14.000 cửa hàng, chiếm hơn 50% thị trường đồ ăn nhanh trên thế giới.

3. Lotteria: Từ năm 1998, Lotteria bắt đầu gia nhập thị trường tại việt Nam và bắt đầu nhượng quyền kinh doanh từ năm 2014 với chi phí nhượng quyền khoảng 250.000 USD.

4. Kichi Kichi: Kichi Kichi là chuỗi nhà hàng chuyên về buffet lẩu tại Việt Nam, ra đời từ năm 2009, trở thành một thương hiệu nhượng quyền với chi phí là 300.000 USD.

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã hiểu về Franchise là  gì rồi chứ? Hy vọng bạn đã hiểu hơn về hình thức kinh doanh này. Dù lựa chọn hình thức kinh doanh nào thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu thì mới có thể thành công.

>> Tham khảo ngay:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023