Blog

Executive là gì? Và Sale Executive, Marketing Executive là gì?

26/08/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Executive được hiểu là điều hành, chuyên viên. Trong những lĩnh vực nhất định như Sale, Marketing, họ là những người điều hành và quản lý công việc của một bộ phận hay một bộ phận dưới sự phân công công việc của giám đốc và những người có cấp bậc cao hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những vị trí công việc này qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Sale Executive

1.1. Sale Executive là gì?

Sale Executive được hiểu là chuyên viên kinh doanh với nhiệm vụ điều hành, quản lý công việc kinh doanh của một bộ phận hoặc một khu vực của công ty, dưới sự phụ trách, phân công công việc của những người ở vị trí cao hơn. Cụ thể, trong lĩnh vực kinh doanh, có thể so sánh công việc, cấp bậc của Sale Executive với một số vị trí khác như Sale Man, Sale, Rep, Sale Executive, Sale Supervisor, Sale Manager. Có thể sắp xếp các cấp bậc theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:

  • Salesman: Nhân viên kinh doanh

  • Sale Rep: Đại diện kinh doanh

  • Sale Executive: Chuyên viên kinh doanh

  • Sale Supervisor: Giám sát kinh doanh

  • Sale Manager: Giám đốc kinh doanh

Trong ngành khách sạn, có thể chia các vị trí Sale Executive là những người quản lý điều hành các bộ phận được phân chia theo đối tượng khách hàng như sau:

  • Sales khách Corp: cung cấp phòng cho các đơn vị kinh doanh, công ty, doanh nghiệp

  • Sales TA (Travel Agent): phân phối phòng cho các công ty lữ hành, du lịch

  • Sales Government: cung cấp phòng nghỉ cho đối tượng khách hàng là người làm việc trong các cơ quan hành chính, nhà nước, cấp bậc cao

  • Sales Online: đăng tin bán phòng qua các trang mạng điện tử, website trung gian

  • Sales Banquet: Bán các sản phẩm phục vụ hội thảo, tổ chức sự kiện, ăn uống, tiệc

  • Sales Membership: Cung cấp các sản phẩm hỗ trợ như thể thao, gym, spa, casino cho câu lạc bộ, khách sạn khác, nhà hàng, resort 

Vị trí Sale Executive đóng vai trò quan trọng nhất là trong những ngành Dịch vụ-Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn. Một Sale Executive giỏi sẽ có định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, từ đó vận dụng tốt tài nguyên về cơ sở vật chất, con người để đem đến doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp.

Làm việc ở vị trí Sale Executive, bạn có thể có những cơ hội cũng như sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như:

-Thuận lợi: Có cơ hội đạt được mức thu nhập cao bởi bên cạnh lương cứng, Sale Executive còn nhận được phần trăm doanh thu, có thể kiếm được nhiều tiền dựa trên năng lực của bản thân. Có thể mở rộng mối quan hệ, cải thiện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết vấn đề.

-Khó khăn: Áp lực doanh số từ cấp trên, gặp những tính huống khó khăn trong giải quyết vấn đề với khách hàng, thiếu mối quan hệ dẫn đến nhiều lúc công việc không được thuận lợi, suôn sẻ.

Mặc dù áp lực là thế, xong nếu bạn làm tốt thì được nhận tiền thưởng rất nhiều. Vì vậy đừng bỏ cuộc mà hãy tiếp tục cố gắng gắn bó với nghề Sale nhé. Và nếu muốn ứng tuyển vào vị trí này thì hãy ghé qua Vieclam123 để tạo CV nhân viên bán hàng ngay.

1.2. Công việc chính của Sale Executive

Sale Executive có nhiệm vụ chính là lên kế hoạch, phân công công việc cụ thể và giám sát việc triển khai các công việc đó. Sale Executive sec không phải là người phải tự tay làm tất cả mọi việc mà họ sẽ phân công cho bộ phận dưới quyền là đại diện kinh doanh (Sale Rep) và nhân viên kinh doanh (Salesman). 

Khi điều hành công việc, Sale Executive phải nắm được tiến trình công việc và phải đảm bảo công việc hoàn thành tốt để lập báo cáo cho các bộ phận bên trên như Giám sát kinh doanh (Sale Supervisor) hay giám đốc kinh doanh (Sale Manager).

Một số công việc cụ thể của vị trí Sale Executive như:

-Lên chiến lược kinh doanh, bán sản phẩm theo từng mốc thời gian quy định như 1 tuần, 1 tháng, 1 quý.

-Triển khai kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ công việc để có thể lập báo cáo lên cấp trên.

-Xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình làm việc

-Tham dự các cuộc họp, liên hệ với các bộ phận liên quan để hợp tác, hoàn thành công việc, làm báo cáo công việc khi được yêu cầu.

1.3. Mức lương của Sale Executive

Mức lương của vị trí Sale Executive hiện nay dao động trong khoảng từ 7 đến 11 triệu. Tuy nhiên, những người làm trong lĩnh vực Sale thường có thêm Commission (hoa hồng) doanh thu theo sản phẩm bán được nên mức lương thực lĩnh sẽ cao hơn con số này rất nhiều.

Với vị trí Sales senior Executive có từ 5 đến 6 năm kinh nghiệm có thể đạt tới mức lương 45 đến 60 triệu/tháng.

1.4. Kỹ năng cần thiết của Sale Executive

Để có thể làm việc ở vị trí Sale Executive, bạn cần có được một số kỹ năng sau:

-Kỹ năng làm Sale: Chắc hẳn để có thể thăng tiến trong lĩnh vực này để làm việc ở vị trí Sale Executive, bạn cần phải thành thạo kỹ năng làm Sale, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục khách hàng.

-Kỹ năng quản lý: Bạn cần phải biết cách quản lý nhân viên cấp dưới, khiến cho nhân viên vừa có thể làm việc trong một môi trường thoải mái, năng động, vừa có thể làm việc năng suất hiệu quả, muốn đóng góp, cống hiến cho sự phát triển chung của công ty.

-Kỹ năng chăm sóc khách hàng: đối với công việc Sales thì việc chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng, nhất là những khách hàng lâu năm, trung thành với sản phẩm của công ty. Việc chăm sóc những khách hàng quan trọng cũng là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của Sale Executive. Duy trì được mối quan hệ thân thiết với khách hàng sẽ tạo dựng được sự ổn định về doanh số của công ty.

1.5. Cơ hội thăng tiến của vị trí Sale Executive

Làm việc ở vị trí Sale Executive, bạn có một con đường khá rộng mở về cơ hội thăng tiến trong tương lai. Nếu bạn làm việc tốt và khu vực bạn quản lý có thể hoàn thành tốt những chỉ tiêu về doanh số thì sau khoảng thời gian làm việc từ 3-5 năm, bạn có thể được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Giám sát kinh doanh (Sale Supervisor).

2. Marketing Executive

2.1. Marketing Executive là gì?

Marketing Executive là người quản lý nhân viên Marketing trong công ty, có nhiệm vụ lên chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ, tiếp cận khách hàng để có số lượng khách hàng biết đến sản phẩm của công ty nhiều nhất. Marketing Executive sẽ quản lý đội ngũ nhân viên Marketing và làm việc dưới quyền của Marketing Manager.

2.2. Mô tả công việc của Marketing Executive

Một nhân viên làm việc ở vị trí Marketing Executive sẽ đảm nhận những công việc sau đây:

  • Tìm hiểu, phân tích thị trường tiềm năng

  • Chọn lựa môi trường kinh doanh phù hợp

  • Phân khúc khách hàng, lựa chọn khách hàng tiềm năng

  • Đề ra chiến lược Marketing

  • Theo dõi và điều chỉnh chiến lược

  • Đánh giá kết quả và lập báo cáo

Việc nghiên cứu chiến lược và điều chỉnh chiến lược Marketing là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Marketing Executive. Công việc của Marketing Executive có thể khá vất vả nhất là trong thời gian chạy dự án mới của công ty. Họ có thể phải thức khuya dậy sớm để hoàn thành chiến lược quảng cáo cũng như thực hiện chiến dịch để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, hình ảnh của công ty, doanh nghiệp.

2.3. Mức lương của Marketing Executive

Làm việc ở vị trí Marketing Executive, mức lương của bạn có thể dao động từ 8 đến 12 triệu. Khi làm việc ở vị trí này, bạn có cơ hội thăng tiến lên vị trí Marketing Manager nếu làm tốt công việc từ 3 đến 5 năm.

Đối với vị trí Marketing Senior Executive, mức lương cho những người đã có từ 7-8 năm kinh nghiệm có thể dao động trong khoảng 35 đến 45 triệu đồng, từ 2-4 năm kinh nghiệm có thể có được mức lương 14 đến 18 triệu.

2.4. Kỹ năng cần thiết trong công việc

Bạn cần phải có được những kĩ năng sau khi đảm nhận vị trí Marketing Executive:

- Kỹ năng giao tiếp, truyền tải tốt, phân công công việc phù hợp với khả năng và năng lực của từng nhân viên Marketing cấp dưới sao cho phù hợp với điểm mạnh của họ.

- Tư duy sáng tạo để có thể có những ý tưởng về chiến lược quảng cáo mới hiệu quả

- Kỹ năng thuyết trình tốt để có thể trình bày ý tưởng về chiến dịch với cấp trên

-Có khả năng quản lý và điều hành công việc, phân chia công việc phù hợp, quản lý, sắp xếp thời gian sao cho hợp lý, có tính kỷ luật cao

-Khả năng làm việc nhóm tốt

-Khả năng làm việc dưới áp lực cao vì có khoảng thời gian chạy chiến dịch đòi hỏi cường độ công việc cao, thời gian làm việc dài

Như vậy, trên đây là những thông tin bạn cần biết về Executive, tiêu biểu là hai vị trí Sale Executive và Marketing Executive. Hy vọng bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023