Khi nộp đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục không?
Khi nộp đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục không?
Nghỉ việc không lương chính là thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Khi nghỉ việc không lương thì người lao động sẽ phải tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội hoặc là có tham gia nhưng bị ngắt quãng gây ảnh hưởng đến những quyền lợi của người lao động. Khi đó người lao động cần tìm hiểu về đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm có được không?
MỤC LỤC
Trong nội dung bài viết này đề cập đến những thông tin có liên quan đến đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm.
Nhiều người đặt ra thắc mắc về vấn đề nghỉ việc tại doanh nghiệp thì liệu họ có được tham gia đóng BHXH tiếp tục không? Những thủ tục nào liên quan đến đóng bảo hiểm khi đã nghỉ việc?
Chúng ta cần tham khảo ngay thông tin liên quan đến vấn đề viết đơn xin nghỉ việc không lương có được đóng bảo hiểm tiếp hay không?
Chúng ta biết đấy, có nhiều lý do khiến cho người lao động nghỉ việc mà không có lương, thời gian mà họ nghỉ việc có thể kéo dài cả tháng trước khi tìm thấy được công việc mới.
Chính thời gian nghỉ như vậy gây ảnh hưởng rất nhiều tới chế độ bảo hiểm xã hội của họ. Nhiều người không thể tìm ngay một công việc mới cho mình sau khi nghỉ việc ở đơn vị cũ và họ rất muốn biết liệu rằng họ có thể tự đóng tiếp bảo hiểm hay không?
Nghỉ việc không lương - tự đóng BHXH được không?
Căn cứ vào QD Khoản số 4 của Điều số 42, trong Quyết định số 595 được Bảo hiểm xã hội ban hành có quy định với người lao động mà không làm việc, không hưởng lương trong vòng từ 14 ngày trong một tháng thì sẽ không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Như thế, thời gian từ 14 ngày trở lên mà không đóng bảo hiểm thì thời gian đó sẽ không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm, người lao động sẽ không được tham gia vào BHXH tự nguyện, không được phép tự đóng bảo hiểm.
Nhiều người nghỉ quá 14 ngày mà chưa đi làm, chưa đóng bảo hiểm xã hội, họ muốn bản thân có thể tự đóng bảo hiểm để duy trì thời gian đóng bảo hiểm. Có một số trường hợp mà người lao động được phép đóng bảo hiểm tự nguyện cho mình. Cùng theo dõi xem rơi vào những trường hợp như thế nào nhé:
Dựa vào quy định ở Khoản số 2 của Điều luật số 39 của Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành vào năm 2014 cùng với QD Khoản số 4 của Điều số 42, trong Quyết định số 595 có quy định rất rõ ràng các trường hợp được tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện với từ đủ 15 tuổi trở lên, không phải là người phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Người lao động viết đơn xin nghỉ việc để có thể được hưởng các chế độ thai sản.
- Người lao động nghỉ việc nhưng thời gian từ 14 ngày là không phải cùng một tháng.
- Người lao động nghỉ việc và tiến hành chốt sổ Bảo hiểm xã hội của mình.
Muốn được tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc không lương, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ của mình, trong đó có mẫu đơn xin nghỉ việc không lương đóng bảo hiểm xã hội.
Trong mẫu đơn này, người lao động sử dụng với mục đích là để trình bày về nguyện vọng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đóng tiếp bảo hiểm sau khi nghỉ việc.
Là biểu mẫu đơn từ, người viết đơn cần phải tuân thủ về nội dung, hình thức mẫu đơn để đảm bảo mẫu đơn đầy đủ thông tin, có tính thuyết phục, quan trọng nhất là cung cấp đủ thông tin chi tiết cho cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật chính xác thông tin.
Mẫu đơn xin nghỉ việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ có bố cục các phần cơ bản phục vụ cho người khai thông tin có thể điền chính xác thông tin đối tượng của mình.
Trong đơn xin nghỉ việc đóng bảo hiểm xã hội cũng chính là tờ khai về việc tham gia và điều chỉnh đối với thông tin về BHXH. Trong đơn có các phần như sau:
- Phần đầu đơn: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn.
- Phần nội dung đơn:
- Phần kết đơn.
Điểm nhấn của mẫu đơn xin nghỉ việc không lương nhưng vẫn đóng bảo hiểm xã hội là thời gian nghỉ của người lao động.
Do đó, người lao động sẽ cần phải viết rõ thời gian xin nghỉ việc không lương là bao lâu, nếu bạn xác định nghỉ việc không lương trong thời gian ngắn dưới 14 ngày thì không cần lo lắng, nhưng nếu thời gian hơn 14 ngày thì bạn cần phải xem xét về việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và xem xét trường hợp nghỉ cụ thể.
Ở đoạn mở đầu này thì không có gì khác so với các đơn xin nghỉ việc khác, đó chính là viết đầy đủ về hình thức, thể thức gồm các yếu tố sau:
- Quốc hiệu, Tiêu ngữ viết chuẩn theo quy định.
- Tên đơn xin nghỉ không lương.
- Lời chào trang trọng đến người nhận đơn hoặc là bộ phận nhận đơn của đơn vị.
- Thông tin người viết đơn: Họ tên viết in hoa, ngày sinh, nơi sinh, số liên hệ, chức vụ đang giữ, tên đơn vị đang công tác...
Trong phần nội dung có các ý chính gồm lý do xin nghỉ (lý do này cần có sự chính đáng, hợp lý để đơn vị đồng ý duyệt đơn hợp lệ).
Sau đó, người lao động cần nêu phần bàn giao công việc, tên người nhận bàn giao công việc trong thời gian nghỉ, công việc cần thiết bàn giao, các công việc đã được bàn giao hoàn chỉnh...
Ở phần kết đơn là lời cam kết về tính chất của tờ đơn, người viết đơn sẽ khẳng định về những thông tin nêu trong đơn là chính xác.
Cùng với đó là lời cảm ơn, nguyện vọng được lãnh đạo duyệt đơn, viết rõ ngày viết đơn, địa điểm viết và chữ ký của các bên (giám đốc, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng, người quản lý trực tiếp).
Như vậy, chúng ta vừa làm rõ về đơn xin nghỉ việc không lương đóng bảo hiểm xã hội cụ thể, điều đó là cần thiết để giúp cho các bạn có ý định nghỉ việc không lương nhưng vẫn cần phải đóng bảo hiểm xã hội tìm hiểu kỹ, tránh ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Ngoài ra, viẹclam123.vn cũng mang đến cho những ai quan tâm đến mẫu đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108. Nếu bạn quan tâm đến mẫu đơn này thì các bạn hãy tìm hiểu cách viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 nhé.
MỤC LỤC
13/12/2021
11/12/2021
10/12/2021
10/12/2021