Blog

Đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước và thông tin chi tiết về mẫu đơn

22/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đang thuê nhà thuộc sở hữu của Nhà nước, tuy nhiên hiện tại bạn đã đủ điều kiện mua lại căn nhà này, vậy thì bạn cần chuẩn bị giấy tờ và thủ tục cần thiết gửi tới cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xin mua lại căn nhà. Trong đó, đơn xin mua nhà đất thuộc sở hữu nhà nước là giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ. Cùng khám phá những thông tin về lá đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước chi tiết nhất nhé!

1. Bạn biết gì về đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước?

Đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà được là lá đơn được người muốn mua lại nhà thuộc sở hữu của Nhà nước lập ra, sau đó xin mua nhà này bằng cách gửi lá đơn tới cơ quan có thẩm quyền. Trong lá đơn cần nêu rõ thông tin về người muốn mua nhà, người làm đơn và nội dung mua nhà.

Thông tin về lá đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước

Mẫu đơn này được soạn thảo để ghi chép lại những thông tin của người muốn mua nhà và đã đủ điều kiện mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước. Đây cũng là căn cứ, cơ sở để các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện việc bán nhà cho một cá nhân đang có nhu cầu mua căn nhà mà Nhà nước đang có quyền sở hữu.

Xem thêm: Mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội và hướng dẫn cách viết chi tiết nhất

2. Hướng dẫn viết đơn mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước chi tiết nhất

2.1. Tải về mẫu đơn

Trước hết, để có thể viết mẫu đơn dễ dàng và đúng nội dung, bạn có thể tải về mẫu đơn ngay tại đây:

don-xin-mua-nha-thuoc-so-huu-nha-nuoc.docx

Khi viết đơn, bạn cần lưu ý ghi đầy đủ nội dung thông tin của người có ý định mua nhà và những thông tin quan trọng khác. Để hiểu hơn về cách viết đơn này, hãy theo dõi phần tiếp theo cùng vieclam123.vn nhé!

2.2. Soạn thảo đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước mới nhất

Mở đầu lá đơn, bạn cần ghi địa điểm, ngày tháng viết đơn và trong mục “kính gửi”, cần ghi rõ người nhận lá đơn là cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận lá đơn và có thể giải quyết được căn cứ mua nhà của bạn.

Soạn thảo đơn đúng quy định

Tiếp đến, bạn liệt kê các thông tin về người muốn mua lại căn nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, Chứng minh dân dân/ Căn cước công dân (số, ngày cấp và nơi cấp), nơi công tác, địa chỉ thường trú.

Tiếp đến, bạn cần nêu rõ thông tin chi tiết về căn nhà bạn đang thuê và đề nghị mua lại căn nhà này, gồm có: Địa chỉ căn nhà, số tầng, số hợp đồng, ngày ghi hợp đồng, cấp nhà, diện tích căn nhà theo hợp đồng, giá thuê hiện tại, đã trả tiền thuê tới tháng nào…

Sau đó, bạn thể hiện mong muốn, đề nghị của bản thân muốn mua lại căn nhà mà mình đang thuê và đảm bảo chấp hành mọi quy định của pháp luật, tạo điều kiện để cơ quan vẽ, đo đạc, xác định lại diện tích, thông tin về căn nhà này. Cuối cùng, người viết đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên vào góc phải cuối lá đơn, và nộp đơn kèm hồ sơ xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

Ghi rõ thông tin về căn nhà muốn mua

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo Biên bản giao nhận tiền mua đất đúng chuẩn

3. Hồ sơ và thủ tục mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước

3.1. Chuẩn bị hồ sơ mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước gồm những gì?

Để có thể mua nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, bạn cần phải có các giấy tờ như sau:

- Đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước, ghi rõ thông tin người mua nhà và thông tin căn nhà muốn mua.

- Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị, nộp bản photo công chứng hoặc nếu người mua nhà có thẻ quân nhân thì nộp thẻ này bản sao; trường hợp người mua nhà có chồng hoặc vợ thì cần phải có giấy đăng ký kết hôn hoặc hộ khẩu gia đình bản sao chứng thực.

- Hợp đồng thuê nhà căn nhà thuộc sở hữu Nhà nước đang cho thuê đảm bảo lập hợp pháp, các giấy tờ minh chứng chủ sở hữu đã nộp đủ chi phí quản lý vận hành và tiền thuê nhà trước đó, tính tới thời gian nộp hồ sơ mua nhà ở.

Chuẩn bị hồ sơ mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước

Nếu người chủ có tên trong hợp đồng thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước không ở Việt Nam mà đã xuất cảnh ra được ngoài thì cần phải có văn bản chứng thực theo quy định hoặc xác nhận của cơ quan công chứng của văn bản ủy quyền cho những thành viên khác trong gia đình đứng tên mua nhà này; cần phải có giấy chứng từ kèm theo nếu người có tên trong hợp đồng thuê nhà đã chết.

Nếu thành viên đang thuê nhà từ chối quyền mua và từ chối đứng tên trong giấy chứng nhận thì cần phải có văn bản chứng nhận thành viên này không đứng tên trong giấy chứng nhận hoặc khước từ quyền mua nhà, đồng thời cam kết không khiếu kiện, tranh chấp về việc mua bán nhà này.

Bên cạnh đó, nếu có giấy tờ chứng minh cá nhân mua nhà thuộc đối tượng được giảm, miễn tiền mua nhà ở thì cần kèm theo trong hồ sơ.

3.2. Trình tự và thủ tục mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước là gì?

Nếu mua nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, bạn cần nộp hồ sơ đề nghị mua nhà có các giấy tờ kể trên để nộp lên cơ quan quản lý nhà ở hoặc đơn vị đang vận hành nhà ở.

Hợp đồng thuê nhà đảm bảo hợp lệ

Những đơn vị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận và tiến hành lập danh sách những người mua nhà, và giá bán nhà sẽ được xác định bởi Sở xây dựng bằng việc họp hội đồng. Khi họp xong, Sở xây dựng sẽ đưa văn bản xác định giá bán nhà ở đã bàn trong cuộc họp cùng danh sách đối tượng mua nhà đưa cho cơ quan đại diện nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước quyết định.

Còn nhà ở thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, thì bên tiếp nhận hồ sơ khi đã họp hội đồng báo giá nhà ở xong, sẽ trình hồ sơ lên Bộ Quốc phòng để đưa ra quyết định về việc mua bán nhà ở.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở sẽ xem xét, dựa vào báo cáo do cơ quan quản lý nhà ở cấp, sau đó ban hành quyết định bán nhà ở cũ và nêu rõ các thông tin về người mua nhà như đối tượng mua nhà, kèm theo thông tin về ngôi nhà như địa chỉ nhà, giá chuyển quyền sử dụng đất và giá bán nhà cũ, sau đó cơ quan quản lý và vận hành nhà ở sẽ nhận quyết định, sau đó ký hợp đồng mua bán nhà ở bằng việc phối hợp.

Người mua nhà sẽ nhận được thời gian cụ thể để ký hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước sau khi nhận quyết định của đơn vị quản lý vận hành nhà ở.

Kể từ ngày bên quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tới khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, thời gian thực hiện mua bán sẽ không quá 45 ngày. Các thời gian cơ quan thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận hay thời gian nộp nghĩa vụ tài chính của người mua nhà ở sẽ không tính vào thời gian này.

Trình tự và thủ tục mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước

Nếu kể từ ngày bên quản lý nhà ở thống báo cho bên mua nhà thời gian ký hợp đồng và quá thời hạn 90 ngày mà người mua nhà chưa tiến hành ký hợp đồng mà giá đất có thay đổi thì cơ quan quản lý nhà ở phải báo cho UBND tỉnh phê duyệt giá nhà trước khi thực hiện ký kết hợp đồng.

Như vậy, khi muốn mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước, cá nhân cần phải viết đơn xin mua nhà thuộc sở hữu nhà nước kèm theo hồ sơ mua nhà. Các giấy tờ trong hồ sơ cần đảm bảo đầy đủ, nêu rõ đối tượng mua nhà, địa chỉ ngôi nhà muốn mua. Bạn sẽ cần phải nộp phí chuyển quyền sở hữu đất và giá tiền của ngôi nhà cho cơ quan sở hữu nhà ở khi ký kết hợp đồng mua nhà.

Đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp bạn muốn cấp giấy chứng nhận hay còn được gọi là sổ đỏ cho mảnh đất mà bạn đang sở hữu, bạn cần viết đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi tới UBND. Cùng tìm hiểu các thông tin về mẫu đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cách viết qua bài viết dưới đây nhé!

Đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023