Blog

Đơn đề nghị phong tỏa tài sản và thông tin chi tiết bạn cần biết

06/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của một cá nhân, tổ chức, cũng như đảm bảo chứng cứ được giữ nguyên, tránh xảy ra những xung đột, mâu thuẫn giữa các đối tượng thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu phong tỏa tài sản trong vụ án và làm đơn đề nghị phong tỏa gửi tới Tòa án có thẩm quyền. Vậy đơn đề nghị phong tỏa tài sản viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách viết đơn đề nghị gửi tới Tòa án về việc phong tỏa tài sản nhé!

1. Bạn biết gì về đơn đề nghị phong tỏa tài sản?

1.1. Tìm hiểu đơn đề nghị phong tỏa tài sản là gì?

Phong tỏa tài sản được thực hiện bởi Tòa án hoặc dựa vào yêu cầu của đương sự, cơ quan hay tổ chức khởi tố vụ án, là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cơ quan, cá nhân. Phong tỏa tài sản là cấm sử dụng, chuyển dịch, hủy hoại tài sản khi đã được Tòa án xác định số lượng, đặc điểm, chủng loại, giá trị tài sản, tránh gây thiệt hại không thể khắc vụ, nhằm bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản và bảo vệ chứng cứ, giúp quá trình điều tra, phá án dễ dàng hơn.

Tìm hiểu đơn đề nghị phong tỏa tài sản

Đơn đề nghị phong tỏa tài sản là văn bản được tổ chức, cá nhân sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện quá trình phong tỏa tài sản của một đối tượng nào đó. Lá đơn cần phải đủ các thông tin cần thiết với lý do và nội dung hợp lý để cơ quan có thẩm quyền có thể phê duyệt và lá đơn một cách nhanh chóng nhất, sau đó thực hiện phong tỏa tài sản theo yêu cầu, đề nghị.

Tài sản bị phong tỏa là những tài sản do người viết đơn giữ hoặc tài sản do người viết đơn cho người khác thuê, mướn, sửa chữa, gửi…

Xem thêm: Mẫu biên bản niêm phong tang vật chuẩn và những thông tin chi tiết

1.2. Trường hợp nào thì đơn đề nghị phong tỏa tài sản được chấp thuận?

Không phải trường hợp nào, đơn đề nghị phong tỏa cũng được tòa án chấp thuận, cụ thể khi bạn làm đơn đề nghị phong tỏa ứng với các trường hợp dưới đây thì sẽ được chấp nhận bởi Tòa án và họ sẽ áp dụng phong tỏa tài sản theo yêu cầu.

Trường hợp đơn đề nghị phong tỏa tài sản được chấp thuận

1.2.1. Tài khoản tại tổ chức tín dụng, ngân hàng, kho bạc Nhà nước

Nếu trong quá trình giải quyết vụ án cho thấy những người có nghĩa vụ có tài khoản ở tổ chức tín dụng, tài khoản ngân hàng hay kho bạc Nhà nước thì phong tỏa các tài khoản tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay kho bạc Nhà nước sẽ được áp dụng nếu Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền cảm thấy điều này là cần thiết để quá trình thi hành án hoặc giải quyết vụ án được đảm bảo.

1.2.2. Tài sản ở nơi gửi giữ

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ tài sản đang gửi giữ tài sản thì phong tỏa tài sản nơi gửi giữ sẽ được áp dụng để vụ án được bảo đảm hoặc việc thi hành án được bảo đảm.

1.2.3. Tài sản của người có nghĩa vụ

Nếu trong quá trình thực hiện giải quyết vụ án, cơ quan có thẩm quyền nhận thấy người có nghĩa vụ ả tài sản thì tài sản của người có nghĩa vụ này sẽ được áp dụng và quá trình áp dụng là thực sự cần thiết giúp việc thi hành án, giải quyết vụ án dễ dàng hơn.

Chẳng hạn: Ông A kiện ông B lên Tòa án và yêu cầu ông B cần trả lại mình số tiền nợ là 1 tỷ đồng, khi vụ án đang diễn ra, ông B đang thực hiện chuyển nhượng tài sản duy nhất của ông B là căn nhà duy nhất và ông A biết điều này. Lúc này, ông A có quyền yêu cầu, đề nghị Tòa án phong tỏa việc chuyển nhượng của ông B bằng cách áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa căn nhà duy nhất của ông B để đảm bảo thi hành án.

Tài sản của người có nghĩa vụ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù yêu cầu có căn cứ nhưng không phải mọi đương sự yêu cầu Tòa án phong tỏa tài sản tạm thời đều được chấp nhận. Theo Bộ Luật tố tụng dân sự tại Điều 133, khoản 4 thì Tòa án chỉ phong tòa tài sản có giá trị tương đương với những nghĩa vụ tài sản của người bị yêu cầu phong tỏa có nghĩa vụ cần thực hiện.

Xem thêm: Hướng dẫn lập mẫu biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu đầy đủ nhất

2. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị phong tỏa tài sản mới nhất

Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp thực hiện khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người bị yêu cầu phong tỏa, nhằm mục đích bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản và bảo vệ chứng cứ, đảm bảo việc thi hành án có thể thực hiện và tránh gây ra những hậu quả không thể khắc phục.

Để hiểu rõ hơn về cách viết đơn đề nghị phong tỏa tài sản, bạn tải về theo mẫu dưới đây nhé!

mau-don-yeu-cau-phong-toa-tai-san.docx

Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị phong tỏa tài sản mới nhất

Trong đơn yêu cầu, đề nghị phong tỏa tài sản sẽ có các nội dung như sau:

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm và ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu phong tỏa.

- Tên lá đơn: “ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHONG TỎA TÀI SẢN” hoặc “ĐƠN YÊU CẦU PHONG TỎA TÀI SẢN”.

- Căn cứ luật (nếu có).

- Kính gửi: Mục này bạn ghi rõ cơ quan thẩm quyền nhận lá đơn, có thể là tên hội đồng xét xử tại tòa án hoặc ghi rõ tên thẩm phán (người có thẩm quyền) tiếp nhận lá đơn của bạn.

- Thông tin cá nhân của người yêu cầu phong tỏa tài sản: Họ tên, địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện nay, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

- Ghi rõ lý do bạn viết lá đơn và nội dung lá đơn, tóm tắt nội dung về hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bạn hoặc nội dung tranh chấp. Trong mục này, bạn cần ghi rõ thông tin của người mà bạn yêu cầu phong tỏa tài sản gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đó.

Nêu rõ lý do bạn viết đơn

- Lý do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản và biện pháp cần được áp dụng là phong tỏa tài sản của đối tượng được yêu cầu. Nếu có yêu cầu khác, bạn cũng cần ghi rõ ràng.

Ví dụ: “Ông La Văn B              Sinh năm: 1980

Chứng minh nhân dân số: 0972xxxxx do Công an Bắc Ninh cấp ngày 12/4/20xx

Địa chỉ thường trú: Xã Y, huyện Z, tỉnh Bắc Ninh

Nơi ở hiện tại: Thôn C,  Xã Y, huyện Z, tỉnh Bắc Ninh

Là bị đơn trong vụ án dân sự được Quý Tòa thụ lý ngày 06/07/20xy theo quyết định số 021.

Do ông La Văn B có hành vi tẩu tán căn nhà duy nhất, vậy nên tôi làm đơn này đề nghị Quý Tòa án xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của ông B để đảm bảo việc thi hành án được đảm bảo, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của tôi.”

Cam đoan những điều bản thân nêu trong đơn là đúng sự thật

Cuối cùng, bạn cam đoan những gì bạn nêu trong lá đơn là sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bạn đưa ra thông tin sai trái. Người yêu cầu phong tỏa tài sản ký và ghi rõ họ tên của mình vào cuối lá đơn.

Để đảm bảo những điều bản thân nói là sự thật, bạn nên cung cấp cho Tòa án những chứng cứ, tài liệu liên quan tới yêu cầu trong vụ án, để chứng minh những điều bản thân đưa ra là sự thật mà mong Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.

Hy vọng qua bài viết này của vieclam123.vn, bạn đã biết được cách viết đơn đề nghị phong tỏa tài sản chi tiết nhất. Nếu nhận thấy cá nhân, tổ chức mà bạn đang khởi kiện tại Tòa án có dấu hiệu tiêu tán tài sản của mình khiến việc giải quyết vụ án hay thi hành án khó khăn, bạn có quyền yêu cầu, đề nghị Tòa án phong tỏa tài sản của người đó để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của bản thân.

Mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự

Nếu vì việc cá nhân nào đó mà bạn muốn hoãn việc thi hành án dân sự, bạn cần làm đơn xin hoãn thi hành án dân sự gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Truy cập bài viết dưới đây để hiểu hơn thông tin về mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự.

Mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023