Blog

Doanh số là gì? Vai trò, ý nghĩa của doanh số với doanh nghiệp

24/09/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Doanh số là một trong những thước đo quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vậy cụ thể doanh số là gì, làm thế nào để doanh nghiệp có thể thúc đẩy được doanh số? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Doanh số là gì?

Doanh số là tổng số tiền thu được của việc bán sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, có thể trong một tuần, 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm của doanh nghiệp.

Công thức tính doanh số:

Doanh số = Số lượng sản phẩm bán được    x    giá thành

Ý nghĩa của doanh số

Doanh số của doanh nghiệp thể hiện hiệu quả bán hàng, qua đó, mỗi doanh nghiệp có thể đánh giá được năng lực của đội ngũ bán hàng, hiệu quả của chiến lược bán sản phẩm, chiến lược về giá, về kênh phân phối, chiến lược tiếp thị, truyền thông,...

Để có thể đạt được doanh số cao cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận bán hàng và bộ phận Marketing.

2. Phân biệt doanh số và doanh thu

Doanh số và doanh thu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau tuy nhiên vẫn có nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ doanh số là gì, doanh thu là gì, từ đó có những đánh giá sai về doanh nghiệp.

Công thức:

Doanh số = số lượng sản phẩm bán ra    x    giá thành 

=> trong đó chưa trừ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra như hàng lỗi, hàng giảm giá, chiết khấu cho đại lý. 

= Tóm lại, doanh số là số tiền doanh nghiệp thu về khi chưa trừ đi các khoản chi phí phát sinh.

Doanh thu = doanh số - phí giảm giá -chiết khấu -hàng trả lại

=> Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.

Dựa vào doanh thu, doanh nghiệp có thể đánh giá được một số điểm trong hoạt động kinh doanh như khả năng đàm phán giá, chính sách thanh toán của doanh nghiệp, hiệu quả của hỏa động thu tiền và năng lực tài chính của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

Nếu như doanh nghiệp không phân biệt rõ doanh số và doanh thu có thể gây ra những tác hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một số hậu quả có thể kể đến như doanh nghiệp đánh giá sai hiệu quả bán hàng đánh giá thấp vai trò của hoạt động kế toán, không biết cách tính toán dòng tiền, bỏ quên cạc tính thanh khoản của doanh nghiệp,...

3. Cách thúc đẩy doanh số

Doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp để thúc đẩy doanh số như chiết khấu, cung cấp thêm nhiều dịch vụ đi kèm, giới hạn thời gian mua sắm sản phẩm để thúc đẩy khách hàng. Cụ thể hiệu quả của từng phương pháp như sau:

3.1. Chiết khấu

Chiết khấu là phương pháp thúc đẩy doanh số được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính hiệu quả cao và có thể kích thích được người tiêu dùng mua sắm. Có nhiều hình thức chiết khấu khác nhau cho khách hàng như chiết khấu cho khách hàng mua lần đầu tiên, chiết khấu cho khách hàng mua số lượng lớn, chiết khấu trực tiếp trên sản phẩm nhân các ngày lễ tết, ngày hội mua sắm, chiết khấu các giờ vàng,...

Mục đích của việc chiết khấu là để thu hút sự quan tâm của khách hàng, kích thích khách hàng mua sắm trong từng thời điểm. Cũng có thể việc chiết khấu là để tri ân khách hàng, duy trì mối quan hệ với những khách hàng lâu năm. 

Cụ thể có 3 loại chiết khấu trong kinh doanh:

Chiết khấu khuyến mại: kích thích người mua hàng mua sản phẩm trong thời gian nhanh chóng.

Chiết khấu số lượng: Với những khách hàng mua sản phẩm với số lượng hàng hóa nhất định theo số lượng mà người bán đưa ra, có thể là tử 2 đến 3 sản phẩm.

Chiết khấu thương mại: Là khi doanh nghiệp bán sản phẩm cho thương buôn, nhà phân phối hàng hóa với số lượng lớn.

Chiết khấu không những dành cho người mua hàng mà còn có thể dành cho nhân viên nội bộ trong công ty, chiết khấu theo thời gian trong năm.

Chiết khấu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên lạm dụng sử dụng chiết khấu, bởi nó có thể mang đến những hậu quả ngược như: 

  • Khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán vì quá nhiều chương trình trong một năm. Và nếu quá nhiều chương trình giảm giá, khách hàng có thể bỏ lỡ lần mua bởi cảm thấy có thể mua vào lần sau mà không nhất thiết phải mua vào lần này.

  • Khách hàng cảm thấy mất niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp bởi giá bán thấp hơn so với giá tiêu chuẩn

3.2. Cung cấp thêm dịch vụ

Nhiều doanh nghiệp sử dụng biện pháp gia tăng dịch vụ cho khách hàng mà vẫn giữ nguyên giá trị của sản phẩm để thu hút họ. Đây cũng là yếu tố giúp tăng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

Một số ví dụ của việc tăng thêm lợi ích cho khách hàng có thể kể đến như tặng quà đi kèm khi khách hàng mua và sử dụng dịch vụ, tặng voucher cho những lần mua hàng tiếp theo để khuyến khích khách hàng quay trở lại.

Doanh nghiệp cũng có thể cung cấp thêm dịch vụ miễn cho khách hàng trong thời gian nhất định để thôi thúc khách hàng hành động. Ví dụ như trước khi làm thẻ thành viên tại phòng tập gym, khách hàng sẽ có 1 tuần trải nghiệm miễn phí tại phòng tập. Hay trước khi đăng ký khóa học online, học viên sẽ có 3 buổi học thử miễn phí. Cho phép khách hàng sử dụng miễn phí dịch vụ trong thời gian nhất định giúp doanh nghiệp mở rộng tập khách hàng tiềm năng, có nhu cầu nhưng chưa thực sự tin tưởng để sử dụng dịch vụ.

3.3. Tầm quan trọng của thời hạn

Doanh nghiệp không những cần chỉ ra cho khách hàng biết được “giá trị của việc mua sản phẩm” mà còn cần cho khách hàng thấy “lợi ích của việc mua sản phẩm ngay bây giờ”. Có  một khoảng thời gian nhất định để mua sản phẩm sẽ thúc đẩy khách hàng hành động.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời gian quyết định mua hàng càng lâu thì xác suất mua hàng càng giảm. Thêm vào đó, cùng với thời gian dài, khách hàng càng cảm thấy mất dần hứng thú với sản phẩm, thay vào đó họ sẽ quan tâm tới những sản phẩm mới ra mắt, có thể là của đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, thời gian dài sẽ là một trong những rào cản cản trở khách hàng quyết định mua sản phẩm.

3.4. Tạo sự khan hiếm

Sẽ ra sao nếu khách hàng biết được một số sản phẩm chất lượng bên bạn số lượng có hạn và chỉ bán trong khoảng thời gian nhất định? Khách hàng chắc chắn sẽ trân trọng khoảng “thời gian vàng” ấy, sắp xếp công việc riêng của bản thân để xếp hàng mua sản phẩm của bạn. Sự khan hiếm tạo sức ép cho khách hàng, làm động lực để khách hàng lập tức quyết định mua sản phẩm.

Tuy nhiên, giải pháp tạo sự khan hiếm này chỉ thực sự có hiệu quả khi sản phẩm dịch vụ bên bạn chất lượng, uy tín, được sự tin tưởng của người dùng khiến họ cảm thấy muốn có được nó. Ngược lại, khách hàng sẽ không quan tâm về sản phẩm của bạn và dù bạn có thực hiện giải pháp nào đi chăng nữa thì cũng không thể thu hút được họ.

3.5. Một số biện pháp khác

Bên cạnh một số phương pháp nổi bật được nhiều doanh nghiệp áp dụng như trên đây, chúng ta còn biết đến một số cách khác để thúc đẩy doanh số như nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là yếu tố tiên quyết, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, có chính sách giá cả phù hợp để thu hút khách hàng, biết được kỹ năng lấy lòng và nắm bắt tâm lí người mua, hỗ trợ vận chuyên nhanh chóng, dịch vụ hậu mãi và những chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào việc quảng cáo và truyền thông để giới thiệu sản phẩm đến đông đảo đối tượng khách hàng tiềm năng. Daonh nghiệp cũng nên đa dạng hình thức thanh toán như thanh toán online, chuyển khoản, thanh toán điện từ để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123, bạn đã hiểu doanh số là gì rồi chứ? Nắm vững phương pháp tăng doanh số sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển và đứng vững trên thị trường.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023