Điều dưỡng và y tá được biết đến là hai vị trí trong ngành y tế. Có tên gọi khác nhau, thế nhưng, việc phân biệt chính xác về điều dưỡng và y tá cũng còn khá mơ hồ trong nhận thức của nhiều người. Chính vì thế mà rất nhiều người cho rằng hai vị trí này có chức năng, nhiệm vụ giống nhau, chỉ khác nhau về tên gọi mà thôi. Vậy thực chất thì điều dưỡng và y tá giống hay khác nhau? Phân biệt điều dưỡng và y tá sao cho chuẩn? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Nếu như trước đây, trong hệ thống ngành nghề y tế thì các vị trí phổ biến mà chúng ta thường thấy nhất là bác sĩ và y tá. Trong những năm gần đây, vị trí điều dưỡng xuất hiện phổ biến hơn trong các cơ sở y tế và thực hiện các chức năng tương tự như một y tá. Chính vì thế mà trong nhận thức của nhiều người, điều dưỡng và y tá không quá khác biệt.
Thực tế thì điều dưỡng có nền tảng xuất phát từ nghề y tá khi công việc này cũng đồng hành và phụ trợ cho bác sĩ với việc chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, theo thời gian, điều dưỡng trở nên độc lập hơn với nghề y tá khi họ được nâng cao trình độ chuyên môn sâu hơn và cao hơn để có thể hỗ trợ và đưa ra cách thức điều trị, chăm sóc hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Quá trình đào tạo điều dưỡng có thể lên tới các vị trí như Thạc sĩ, Tiến sĩ điều dưỡng. Và ở một số quốc gia, các điều dưỡng còn có ý nghĩa cũng như sức ảnh hưởng lớn hơn so với các bác sĩ.
Tổng kết lại, ta có thể nhận định rằng nghề điều dưỡng có xuất phát điểm từ nghề y tá. Tuy nhiên, theo thời gian, điều dưỡng trở nên độc lập và có những sự thay đổi mang tính tiến bộ, tích cực hơn rất nhiều.
Mặc dù về bản chất công việc khá giống nhau, thế nhưng điều dưỡng và y tá vẫn là hai khái niệm riêng biệt cũng như có sự khác biệt nhất định.
Y tá là người thực hiện chăm sóc sức khỏe của người bệnh theo quy trình chữa trị mà bác sĩ đề ra, họ có nhiệm vụ thực hiện y theo lệnh mà bác sĩ đưa ra đối với từng bệnh nhân. Vì thế mà các y tá thường không cần phải chú trọng vào việc đào tạo quá bài bản, họ có thể học sơ cấp về nghề y tá là có thể hành nghề ngay sau đó.
Điều này được thấy rõ nhất trong thời chiến khi hầu hết các y tá đều là những người không có chuyên môn mà chỉ được đào tạo, hướng dẫn một cách cơ bản. Và sau đó là trực tiếp hành nghề, bắt đầu công việc của mình.
Trong khi đó, điều dưỡng cũng là người chăm sóc, hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị. Họ đảm nhận từ lúc bệnh nhân mới phát hiện bệnh, thực hiện theo dõi, kê đơn, động viên về mặt tinh thần cũng như phục vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân cho tới khi họ phục hồi.
Với tính chất công việc như vậy, điều dưỡng sẽ cần có một quá trình đào tạo chuyên sâu, bài bản hơn để có thể phối hợp với các nghề khác trong ngành y tế nhằm nâng cao, cải thiện và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp bệnh nhân gia tăng được khả năng điều trị, phục hồi khi gặp các bệnh liên quan tới biến chứng hay để lại di chứng nếu không có một quá trình chăm sóc kỹ lưỡng, đúng tiêu chuẩn.
Hệ đào tạo y tá thường sẽ là sơ cấp, trung cấp.
Hệ đào tạo điều dưỡng sẽ là 4 cấp độ: Trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 năm), sau đại học (chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ). Bên cạnh có quá trình đào tạo chuyên môn thì điều dưỡng viên cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp thì mới có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Y tá thường được xem là phụ trợ với các bác sĩ. Họ sẽ đi cùng bác sĩ trong việc thăm khám bệnh nhân, hỗ trợ ghi chép thông tin về bệnh nhân trong quá trình khám và chữa bệnh. Có thể nói, trong nhiều trường hợp, y tá chính là người phát ngôn của bác sĩ với bệnh nhân khi truyền tải các thông tin.
Còn điều dưỡng thiên về việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Họ được đào tạo chuyên sâu để thực hiện quá trình hỗ trợ chữa bệnh, cải thiện sức khỏe cũng như cải thiện chức năng, giúp bệnh nhân có một quá trình hồi phục tốt nhất.
Y tá sẽ chỉ cần nắm được các kiến thức cơ bản trong ngành y khi chủ yếu thực hiện đúng theo lệnh của bác sĩ. Trong khi đó, điều dưỡng bên cạnh quá trình đào tạo chuyên môn thì cần phải học thêm những chương trình về tâm lý học, khoa học hành vi, giao tiếp,xử lý tình huống,...
Điều này sẽ là sự cần thiết cho các điều dưỡng viên vì trong quá trình chăm sóc, phục hồi sức khỏe, không phải bệnh nhân nào cũng có sự hợp tác ngay từ ban đầu. Việc học thêm các kỹ năng cũng như đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ giúp điều dưỡng viên có thể thực hiện tốt công việc, vai trò của mình.
Để nói đến sự phát triển trong tương lai thì điều dưỡng chính là ngành nghề có tiền đồ phát triển hơn hẳn. Hiện nay, việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngày càng được coi trọng hơn, vì thế mà vị thế của các điều dưỡng viên cũng ngày càng cao hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn trong hệ thống ngành nghề của y tế.
Hơn hết, quá trình đào tạo để trở thành một điều dưỡng viên cũng mang tính chuyên môn và có các cấp bậc cao hơn. Đây sẽ là cơ hội để bạn có thể mở ra những sự thăng tiến trong sự nghiệp tương lai của mình với việc trở thành thạc sĩ hay Tiến sĩ điều dưỡng.
Nếu như ở Việt Nam, điều dưỡng còn khá mờ nhạt thì ở các nước phát triển, vị thế cũng như sức ảnh hưởng của điều dưỡng là rất lớn, thậm chí còn vượt qua các bác sĩ. Vì vậy mà lựa chọn nghề điều dưỡng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho bạn trong tương lai.
Dựa trên tình hình thực tế thì điều dưỡng viên đang là vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn vì sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phát triển cũng vậy, đặc biệt là Nhật Bản. Chính vì thế mà điều dưỡng viên sẽ có thể là cánh cửa để bạn chinh phục được việc làm với mức lương hấp dẫn cho mình.
Khi điều dưỡng viên trở thành một ngành nghề hot thì cơ sở đào tạo ngành điều dưỡng uy tín, chất lượng được nhiều bạn quan tâm hơn cả.
Tại Việt Nam, những cơ sở uy tín đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có thể kể đến như:
- Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn (TPHCM)
- Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM)
- Trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức (TPHCM)
- Trường Cao đẳng Y dược Pasteur (Hà Nội)
Ngoài ra nếu muốn học chuyên sâu hơn thì bạn có thể lựa chọn hình thức du học chuyên ngành điều dưỡng. Các trường quốc tế cũng rất chú trọng cho chuyên ngành này, vì thế mà bạn sẽ có thể nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình khi có các bằng cấp, chứng chỉ từ những cơ sở đào tạo uy tín.
Trên đây là những thông tin cơ bản về điều dưỡng và y tá. Mong rằng, với những chia sẻ trong bài, các bạn đã phân biệt cũng như nắm bắt được sự khác nhau giữa điều dưỡng và y tá. Từ đó có được sự định hướng chính xác hơn cho nghề nghiệp tương lai của chính mình.
Bác sĩ cấp cứu là gì? Công việc của bác sĩ cấp cứu cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023