Blog

Bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn: Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

16/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cách tốt nhất để nói về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn xin việc là gì? Nói về những điều bạn không giỏi có thể rất khó khi bạn đang phỏng vấn cho một công việc mới. Khi bạn được hỏi về điểm yếu của bản thân là gì, điều quan trọng là phải trả lời cẩn thận. Bạn sẽ không muốn người phỏng vấn nghi ngờ năng lực làm việc của mình.

1. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi bạn?

Khi hỏi về điểm yếu của ứng viên, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đủ khả năng để thực hiện công việc hay không. Người tuyển dụng cũng đang tìm kiếm thông tin cho thấy bạn có khả năng học và xử lý các nhiệm vụ, thách thức mới. Vì vậy, câu hỏi này là cơ hội để bạn chứng tỏ rằng mình có đủ các tiêu chuẩn, đáp ứng được cho công việc.

2. Cách để trả lời câu hỏi "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?"

Có nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” trong buổi phỏng vấn. 

Chú ý: Bạn có thể đề cập đến những kỹ năng không quan trọng lắm với công việc, thảo luận về những kỹ năng bạn đã cải thiện được hoặc biến những gì tiêu cực thành tích cực.

Mặc dù câu hỏi là về điểm yếu, câu trả lời đưa ra vẫn phải luôn xoay quanh các mặt tích cực của kỹ năng, khả năng bạn có với tư cách là một nhân viên.

Phương pháp 1: Thảo luận về các kỹ năng không quá quan trọng

Một cách để trả lời loại câu hỏi này là phân tích các kỹ năng chính và điểm mạnh cần thiết cho công việc bạn đang phỏng vấn, sau đó đưa ra một thiếu sót của bản thân, nhưng thiếu sót đó sẽ không ảnh hưởng đến sự thành công của công việc.

Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển một công việc là điều dưỡng viên, bạn có thể nói rằng bạn không đặc biệt thành thạo việc thực hiện các bài thuyết trình nhóm. Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn phải nhấn mạnh khả năng nói chuyện trực tiếp của mình với bệnh nhân thay vì khả năng thuyết trình trước các nhóm lớn. Tương tự như vậy, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhà văn, bạn có thể tập trung vào một kỹ năng không cần thiết cho công việc, như trong ví dụ dưới đây.

Ví dụ 1: Kỹ thuật số luôn không phải là điểm mạnh của tôi. May mắn thay, là một người biên tập viên tôi có thể tập trung phần lớn thời gian của mình vào quy trình sáng tạo bằng văn bản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi đã bắt đầu tự làm quen với các công cụ phân tích kỹ thuật số được sử dụng trên các trang web và ứng dụng khác nhau mà tôi viết bài, qua đó tôi nhận thấy rằng việc sử dụng kỹ thuật số cũng khá đơn giản.

=> Câu trả lời này thể hiện một điểm yếu không quan trọng lắm để dẫn đến thành công trong công việc của ứng viên. Nó cũng cho thấy ứng viên đã cải thiện và nâng cao kỹ năng của mình như thế nào.

Phương pháp 2: Đề cập đến các điểm yếu mà bạn đã cải thiện được

Một lựa chọn khác cho bạn là thảo luận về các kỹ năng mà bạn đã cải thiện được trong công việc trước đây hoặc bạn đang tích cực cải thiện nó. Điều này cho người phỏng vấn thấy rằng bạn muốn phát triển bản thân hơn.

Chú ý: Bắt đầu câu trả lời của bạn bằng cách nói về điểm bạn xuất phát và các bước bạn đã làm để thay đổi, cuối cùng nêu bật kết quả.

Nếu bạn sử dụng phương pháp này, hãy chắc chắn không đề cập đến bất kỳ điều gì bạn đã cải thiện nhưng lại rất quan trọng với vị trí bạn đang phỏng vấn, vì bạn sẽ không muốn năng lực làm việc của mình bị nghi ngờ.

Ví dụ 2: Một lĩnh vực mà tôi đã cải thiện rất nhiều trước đây là kỹ năng bán hàng của tôi. Là một giám đốc quản lý sản phẩm thường xuyên làm việc chính với các nhóm nội bộ và không trực tiếp giao tiếp với khách hàng hoặc đơn vị tiềm năng, tôi không làm gì nhiều liên quan đến kinh doanh với vị trí của tôi. Tuy nhiên, vì tôi giao tiếp khá thường xuyên với nhóm kinh doanh, bán hàng của công ty, tôi cảm thấy việc hiểu rõ hơn về các chiến lược và chiến thuật bán hàng của họ rất có lợi cho tôi. Tôi đã tham gia một khóa học kỹ năng kinh doanh, bán hàng trực tuyến. Nó đã cải thiện cách tôi làm việc với nhóm kinh doanh ở công ty. Bây giờ, khi tham gia các cuộc họp kinh doanh, tôi có thể hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra, tôi cũng cảm thấy hiệu quả hơn khi giao tiếp với nhóm kinh doanh. Hơn nữa, khóa học này đã giúp tôi xây dựng các kỹ năng có thể sử dụng để “quảng cáo” tầm nhìn của mình với các sản phẩm nội bộ.

=> Câu trả lời này tốt vì nó cho thấy rõ ứng viên đã cải thiện như thế nào các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.

Phương pháp 3: Biến tiêu cực thành tích cực

Một lựa chọn khác để trả lời câu hỏi này là chuyển đổi những gì tiêu cực thành tích cực. Ví dụ, bạn là một người chú ý đến từng chi tiết nhỏ, điều đó dẫn đến việc bạn phải kiểm tra ba lần các mục trên bảng tính hay đọc lại mọi email hai lần trước khi gửi. Một số ví dụ như:

  • Tôi là một người quá cầu toàn.

  • Có lúc tôi làm việc hơi cứng nhắc.

  • Tôi quan tâm quá nhiều về công việc của mình.

Bất kể bạn nói gì, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những điểm có khả năng ảnh hưởng đến năng suất công việc và tìm cách ngăn chặn nó.

Ví dụ 3: Tôi chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến sự cầu toàn. Trước đây, tôi thấy rằng điều này đã khiến tôi phải kiểm tra đến ba lần mọi mục trên bảng tính, đọc kỹ lại các email nhiều lần để đảm bảo rằng tôi đã truyền đạt những gì mình muốn một cách rõ ràng, ngắn gọn; hoặc tìm hiểu các mẫu trình bày để đảm bảo rằng nó là hoàn hảo nhất. Từ việc này, tôi đã học được cách sắp xếp thời gian và đánh giá xem nhiệm vụ nào thật sự yêu cầu và hưởng lợi từ độ chính xác này.

=> Ứng viên đang cho người phỏng vấn thấy rằng cô ấy có kỹ năng quản lý thời gian để tập trung vào một dự án theo định hướng rõ ràng.

3. Một số ví dụ khác về các câu trả lời về điểm yếu

Tham khảo thêm những câu trả lời khác mà Vieclam123 đã gợi ý dưới đây để giúp bạn định hình câu trả lời của riêng mình.

Ví dụ 4: Sự ngăn nắp khi làm việc không phải là điểm mạnh của tôi. Tôi thường hay ưu tiên làm các phần việc tác động trực tiếp đến mấu chốt công việc và việc duy trì một bàn làm việc sạch sẽ hoặc một hộp thư ngăn nắp dường như không thực sự tác động đến kết quả công việc của tôi. Theo thời gian, tôi đã học được rằng việc giữ một không gian làm việc sạch sẽ - cả tại nơi là việc và trên máy tính - sẽ hỗ trợ sự tập trung, nâng cao hiệu quả làm việc của tôi. Tôi đã bắt đầu một hệ thống quản lý thời gian cho phép tôi luôn có tổ chức, kỷ luật mà không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác của mình.

=> Ứng viên đang nói về một điểm yếu và chỉ ra cách anh ta giải quyết điểm yếu đó.

Ví dụ 5: Khi tiến hành một dự án, tôi không chỉ muốn hoàn thành nó đúng thời hạn. Hơn thế nữa, tôi thích hoàn thành dự án trước thời hạn. Tuy điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ không bao giờ bị lỡ hạn, đôi khi tôi cảm thấy mình bị vội khi làm việc. Kể từ đó, tôi đã học cách làm chậm lại, kiên nhẫn hơn và dành cho mỗi dự án sự chăm chút cẩn thận mà nó xứng đáng nhận được.

=> Câu trả lời này cho thấy khả năng đáp ứng thời hạn dự án và hoàn thành công việc một cách chính xác đều quan trọng như nhau.

Ví dụ 6: Tôi đã từng đợi đến phút cuối cùng mới sắp xếp các cuộc hẹn cho tuần tới, nhưng tôi nhận ra rằng việc lên lịch trước mọi thứ sẽ có ích hơn nhiều. Hiện giờ tôi chủ động hơn nhiều trong việc lên lịch họp; điều này cho phép tôi lập kế hoạch và phân chia công việc trong tuần mà không phải đoán xem khi nào mình cần đi họp.

=> Câu trả lời của ứng viên cho thấy anh ta đã sử dụng kỹ năng quản lý thời gian để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Ví dụ 7: Đôi khi tôi dành nhiều thời gian hơn mức cần thiết cho một nhiệm vụ hoặc đảm nhận những công việc có thể dễ dàng được giao cho người khác. Mặc dù tôi chưa bao giờ làm lỡ thời hạn công việc, tôi vẫn phải nỗ lực để biết khi nào nên chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo và tự tin khi giao việc cho người khác. Ở công việc gần đây của mình, tôi đã bắt đầu sử dụng một công cụ quản lý dự án cho phép tôi dễ dàng giám sát tiến độ của tất cả các công việc mà tôi đã giao. Điều này giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi giao phó công việc cho người khác.

=> Câu trả lời cho thấy rằng ứng viên có thể xử lý công việc được giao phó và quản lý một dự án, đây là những kỹ năng cần thiết cho vai trò lãnh đạo, quản lý.

Ví dụ 8: Tôi đã từng thích làm việc phải hoàn thành xong một dự án rồi mới bắt đầu một dự án khác. Nhưng tôi đã học được cách làm nhiều dự án cùng một lúc và tôi nghĩ rằng điều này sẽ cho phép tôi sáng tạo và hiệu quả hơn trong mỗi dự án.

=> Câu trả lời cho thấy sự thay đổi thành công của ứng viên từ làm chỉ một nhiệm vụ một lúc sang làm đa nhiệm vụ.

4. Mẹo để có một câu trả lời hay nhất

Chuẩn bị trước câu trả lời. Bạn có thể đưa ra câu trả lời một cách dễ dàng hơn nếu bạn có ý tưởng về điều bạn muốn nói về điểm yếu như:

  • Chọn 1 điểm yếu có thể chấp nhận được, không ảnh hưởng tới công việc.
  • Chọn một điểm yếu có thể sửa chữa được và bạn đang cố gắng hạn chế nó.

Chú ý: Nếu bạn đang không biết nên nói gì, hãy xem lại các ví dụ về điểm yếu bên trên để có một chút gợi ý.

Hãy trung thực. Điều quan trọng là câu trả lời của bạn phải đúng với sự thật và phù hợp với hoàn cảnh của riêng bạn. Trong tất cả các câu hỏi mà bạn có thể gặp khi phỏng vấn, đây sẽ không phải là câu hỏi mà bạn muốn mạo hiểm hay gặp phải điều không đáng có.

Biến tiêu cực thành tích cực. Phát triển câu trả lời của bạn theo hướng tích cực để bất kì điều gì bạn nói cần được cải thiện đều sẽ mang vẻ thành tích hơn là điểm yếu.

Những điều không nên nói về điểm yếu

Đừng nói quá đà. Điều quan trọng là bạn đừng nói quá nhiều về điểm yếu của bạn hoặc những gì bạn cần cải thiện. Bạn sẽ không muốn người phỏng vấn coi bạn là một ứng viên không đạt yêu cầu.

Đừng nói rằng bạn hoàn hảo. Một điều quan trọng không kém là đừng tỏ ra kiêu ngạo hoặc không trung thực khi nói rằng bạn không có bất kỳ điểm yếu nào.

Cố gắng giữ sự tích cực. Bạn có thể nhận thấy rằng trong các ví dụ trên, từ “điểm yếu” luôn không được nhắc tới. Hãy luôn muốn tập trung vào sự tích cực khi phỏng vấn.

Các câu hỏi tiếp theo có thể xảy ra

  • Điểm mạnh nhất của bạn là gì? 

  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? 

  • Phần việc nào thách thức nhất đối với bạn?

  • Chúng tôi có thể mong đợi gì ở bạn trong 60 ngày đầu tiên làm việc? 

  • Nói về một tình huống công việc gặp khó khăn và cách bạn vượt qua nó.

Mẹo để đưa ra câu trả lời hay nhất

Cẩn thận với cách bạn trả lời. Hãy nhớ rằng cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu cũng quan trọng như nội dung những gì bạn nói.

Tập trung vào kết quả. Cố gắng chuyển trọng tâm câu trả lời từ những gì cần cải thiện sang những gì bạn đã hoàn thành.

Viết trước ví dụ câu trả lời của mình. Bạn không cần ghi nhớ một câu trả lời chính xác từng từ. Nhưng nếu bạn viết ra một vài ý tưởng trước đó, bạn sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi trong buổi phỏng vấn hơn.

Câu hỏi về điểm yếu của bạn có thể là một câu hỏi rất khó. Không ai muốn tiết lộ điểm yếu của bản thân ra cả. Bạn hãy ghi nhớ những mẹo trên để tìm cho mình một câu trả lời hoàn hảo nhất.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023