Blog

Các sai lầm thường mắc phải khi dạy học phân hóa ở tiểu học

23/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

“Dạy học phân hóa” có thể còn khá xa lạ với nhiều người tuy nhiên nó lại là cụm từ quen thuộc đối với những người công tác trong ngành giáo dục. Vậy dạy học phân hóa là gì? ưu nhược điểm của phương pháp này ra sao cũng như một số sai lầm mà các thầy cố thường mắc phải khi sử dụng phương pháp này như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.   

1. Dạy học phân hóa là gì?

Dạy học phân hóa là phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng và hứng thú của từng đối tượng học sinh đối với việc học nhằm tạo điều kiện để giúp học sinh học tập tốt nhất, có thể phát huy hết tiềm năng vốn có. 

Hiện nay rất nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên cấp tiểu học đều sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng phương pháp này là không cần thiết, vì nó mất nhiều thời gian và rắc rối. 

Vậy cụ thể những ưu nhược điểm của phương pháp này như thế nào? Các thầy cô nên có cái nhìn khách quan nhất để điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình sao cho phù hợp. 

2. Ưu điểm của dạy học phân hóa ở tiểu học

Dạy học là quá trình gồm hai hoạt động có mối quan hệ hữu có là quá trình truyền đạt của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu thầy cô dạy giỏi mà học sinh không chịu khó học tập thì cũng khó có thể tiến bộ được. Ngược lại nếu học sinh chăm chỉ, cầu tiến mà thầy cô lại chểnh mảng việc giảng dạy thì học sinh khó có thể phát huy năng lực một cách tốt nhất.

Vì vậy, phương pháp dạy học phân hóa ở tiểu học, tức là có những phương pháp dạy khác nhau đối với từng nhóm học sinh khác nhau sẽ mang lại hiệu quả lớn, vừa giúp học sinh tích cực học tập, vừa giúp thầy cô truyền đạt bài giảng theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. 

Dạy học theo phương pháp này, thầy cô vừa có thể phát huy năng lực của học sinh khá giỏi, lại vừa có thể phụ đạo, kèm cặp thêm cho học sinh yếu kém. 

3. Nhược điểm của việc dạy học phân hóa ở tiểu học

Việc dạy học phân hóa mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu giáo viên không áp dụng đúng cách có thể khiến tinh thần học tập của các em bị ảnh hưởng. Ví dụ những bạn học giỏi làm xong bài trước có thể được chơi dẫn đến chểnh mảng học tập. Những học sinh yếu hơn có thể phải mất nhiều thời gian hơn để làm bài tập dẫn đến tinh thần uể oải, chán nản, không còn hứng thú học tập. 

Phương pháp dạy học phân hóa ở tiểu học cũng đòi hỏi giáo viên cần phải dành nhiều thời gian hơn để lên kế hoạch giảng dạy đồng thời phải chăm chút, để ý từng học sinh. Đồng thời, để có thể thực hiện thuận lợi phương pháp giảng dạy này, nhà trường có thể sẽ phải cung cấp cho các lớp học nhiều trang thiết bị hơn, thậm chí là nhiều thầy cô hơn trong một tiết dạy. 

Do thiếu nguồn nhân lực nên nhiều trường chưa thể áp dụng được phương pháp giảng dạy này. Nếu muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà trường cần nhiều thời gian để đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn thầy cô phương pháp giảng dạy đúng đắn. 

4. Thầy cô cần làm gì để áp dụng dạy học phân hóa ở tiểu học?

Để có thể áp dụng được phương pháp giảng dạy này, thầy cô cần tiến hành theo các bước sau:

Thứ nhất, ngay từ đầu năm học, thầy cô có thể tiến hành khảo sát để phân loại học sinh, nắm được trình độ của từng học sinh. Sau khi đã chốt được danh sách những học sinh khá giỏi và biết được học sinh nào còn yếu kém thì thầy cô cần lên kế hoạch cụ thể. Đối với học sinh giỏi thì cần bồi dưỡng như thế nào, với học sinh yếu kém thì cần kèm cặp ra sao,...

Thứ hai, thầy cô cần tiến hành giảng dạy với những phương pháp cụ thể. Trong từng tiết học, giáo viên cần chú ý tới các đối tượng học sinh cụ thể. Những học sinh yếu hơn thì nên đưa ra những câu hỏi dễ để các em hứng thú học tập. Những học sinh giỏi thì nên đưa ra những câu hỏi khó để tăng tính thách thức, khơi dậy sự tìm tòi, ham học hỏi và mở rộng thêm kiến thức nâng cao cho các em. 

5. Sai lầm khi dạy học phân hóa ở tiểu học

Khi áp dụng phương pháp dạy học phân hóa, vì chưa hiểu rõ bản chất của phương pháp dạy này mà nhiều thầy cô vẫn mắc phải những sai lầm trong giảng dạy.  Cụ thể, dưới đây là 7 sai lầm mà các giáo viên thường mắc phải khi dạy phân hóa ở tiểu học:

5.1. Tốn nhiều thời gian

Trong nhiều trường hợp, các giáo viên thường bỏ ra nhiều thời gian cho việc đánh giá năng lực, nhận thức của học sinh hơn là việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên thường cố tìm ra nhiều cách phức tạp khác nhau để đánh giá trình độ học sinh, tốn nhiều thời gian và công sức mà đôi khi lại không hiệu quả. 

Đôi khi, chỉ bằng những cách rất đơn giản, giáo viên hoàn toàn có thể khảo sát chính xác khả năng học tập, sở thích của học sinh, nhận biết được phần nội dung bài học nào có thể làm cho học sinh cảm thấy hứng thú….Như vậy, chỉ cần quan sát cẩn thận, giáo viên có thể xác định trình độ, phân loại học sinh, từ đó có phương pháp dạy phù hợp để có một tiết học thành công.

5.2. Chỉ hoàn thành đúng tiêu chuẩn thông thường

Nhiều giáo viên cho rằng, mình chỉ cần dạy học để học sinh thành thạo các tiêu chí chuẩn thông thường là đủ rồi. Quan điểm này tuy cũng không phải là một quan điểm sai hoàn toàn, bởi đó chính là trách nhiệm mà các thầy cô cần phải đảm bảo. 

Tuy nhiên, nếu quá trình giảng dạy vẫn giữ y nguyên từ ngày này sang ngày khác mà không có sự thay đổi tùy theo từng đối tượng học sinh sẽ làm bạn mất đi niềm vui và hứng thú trong việc học. Học sinh cần phải học theo đúng chuẩn chương trình mà sách giáo khoa cung cấp, tuy nhiên cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để tăng thêm niềm vui và hứng thú với học tập của các em học sinh. 

Các giáo viên tiểu học nên đổi mới về cách thức giảng dạy của bản thân, bên cạnh việc giúp học sinh trau dồi các kiến thức, tiêu chuẩn thông thường còn cần giúp các em được bổ sung thêm các kĩ năng mới mẻ, bổ ích, tạo cho học sinh nhiều hứng thú trong học tập, luôn nỗ lực và cố gắng thể hiện bản thân hơn nữa.

5.3. Phân biệt quá mức

Nhiều giáo viên có quan niệm rằng, học phân hóa là việc các học sinh khá giỏi học tập với cấp độ cao hơn, còn các học sinh yếu kém được giáo dục đặc biệt ở mức độ thấp hơn, cần kèm cặp sát sao hơn là vô cùng đúng đắn. 

Tuy nhiên, việc quá tập trung vào việc tăng cường mức độ học tập của từng học sinh cũng làm cho các giáo viên tiểu học gặp một vài áp lực do phải đảm nhận việc giảng dạy nhiều lớp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. 

Chính vì vậy, thay vì cứ gò bó, ép buộc học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong một khuôn khổ năng lực nhất định, giáo viên không nên phân cấp độ học sinh nữa mà hãy tạo các nhóm học tập, khuyến khích học sinh làm việc nhóm để nâng cao khả năng sáng tạo và phát triển tư duy của tất cả các đối tượng học sinh.

5.4. Tốn thời gian chuẩn bị  giáo án 

Việc chuẩn bị giáo án cho một buổi dạy học phân hóa tiêu tốn nhiều thời gian của thầy cô giáo. Bởi các thầy cô muốn chuẩn bị những nội dung kiến thức khác nhau, phương pháp dạy khác nhau cho những đối tượng học sinh khác nhau.

Tuy nhiên, đó có thể là một sai lầm của thầy cô khi phải tốn quá nhiều thời gian cho từng bài giáo án. Để soạn giáo án nhanh hơn, giúp quá trình giảng dạy thuận tiện hơn các giáo viên có thể sử dụng bút nhớ để đánh dấu lại các nội dung. Các nội dung cho phần mở rộng cần để riêng một màu, các hoạt động cần thực hiện trong bài học để một màu, các nội dung kiến thức cần học sinh tự tư duy suy nghĩ để riêng một màu khác. Như vậy, giáo viên có thể nắm bắt nhanh chóng các phần nội dung của giáo án, việc chuẩn bị cũng không còn bị lộn xộn và phức tạp.

Và khi muốn dạy học phân hóa ở tiểu học cho một nhóm học nhỏ về một nội dung bài học nào đó, giáo viên chỉ cần bám sát vào giáo án mà mình đang giảng dạy, làm theo các phần đã đánh dấu riêng về màu sắc thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn những gì mà bạn nghĩ.

5.5. Khó thu hút và đánh giá được học sinh

Các giáo viên luôn làm phức tạp hóa việc dạy học phân hóa ở tiểu học, các giáo viên chỉ tập trung ý tưởng vào một vài điểm nhất định và thường xuyên thay đổi nó. Điều này khiến cho các học sinh cảm thấy không thoải mái nhưng chúng vẫn bắt buộc phải thực hiện, và từ đó các phương pháp này không còn thu hút được học sinh, việc đánh giá năng lực học sinh trở nên khó khăn hơn.

Nếu đã có những cách để đơn giản hóa việc nhận thức thì tại sao lại không áp dụng để mang lại được hiệu quả cao. Để đánh giá năng lực của học sinh không cần lúc nào cũng phải tuân theo thật nhiều khái niệm khác nhau. Các giáo viên hãy linh hoạt hơn trong việc đánh giá, kiểm tra năng lực nhận thức của các học sinh về kiến thức bài học.

5.6. Khó thực hiện trong môi trường lớp học

Mỗi lớp học thì đều có những học sinh đạt mức tiêu chuẩn và những học sinh chưa đạt mức tiêu chuẩn quy định của cấp học, đấy đã là sự phân hóa trong lớp học. Và các giáo viên lại dạy các học sinh chung một chương trình như nhau, điều này có thể khiến nhiều học sinh cảm thấy không phù hợp và sinh ra chán nản trong học tập.

Giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng việc dạy phân hóa ở tiểu học trong môi trường lớp học một cách dễ dàng. Điều đầu tiên đó chính là phân hóa về mức độ bài tập với học sinh một cách bình đẳng, công bằng. Tiếp theo, các giáo viên cần đảm bảo rằng đã giải thích cho tất cả các học sinh đều hiểu bình đẳng và công bằng ở đây là như thế nào, giúp học sinh không còn các phàn nàn về việc bài tập không giống nhau. Từ đó mỗi học sinh đều sẽ được một phong cách học tập mang đặc trưng riêng của cá nhân và có sự hứng thú đối với việc hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

5.7. Những học sinh tốt sẽ giúp đỡ những học sinh kém hơn

Các giáo viên cho rằng việc giảng dạy phân hóa ở tiểu học sẽ giúp cho các giáo viên có được nhiều lợi ích hơn vì các học sinh học tốt sẽ giúp đỡ cho các học sinh học chưa tốt. Nhưng các bạn đã quên mất một điều rằng việc dạy dỗ cho nhau là phải có sự đồng ý của cả hai bên. Nếu các em học sinh học tốt cảm thấy việc dạy dỗ kèm cặp cho các bạn kém hơn không mang được lợi ích gì cho bản thân thì việc các em từ chối giúp đỡ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đấy là chưa kể đến trường hợp học sinh học tốt đó có thể đảm nhận được việc giảng giải cho các bạn khác dễ hiểu và tiếp thu được kiến thức hay không.

Việc dạy phân hóa ở tiểu học không cần thiết phải quá phức tạp hóa, gây mất nhiều thời gian mà lại khiến học sinh không hiểu gì, không còn hứng thú. Qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, hy vọng các giáo viên có thể nhận thấy các sai lầm khi áp dụng dạy học phân hóa ở tiểu học để từ đó chú ý và thận trọng hơn trong quá trình giảng dạy đối với học sinh.

>> Tham khảo ngay những bài viết sau:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022