Blog

Danh sách các câu câu hỏi phỏng vấn PHP ứng viên nào cũng nên biết

11/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có thể các lập trình viên PHP đang rất căng thẳng và lo lắng khi lần đầu tham gia trả lời phỏng vấn. Nắm bắt tâm trạng này, vieclam123.vn đã đưa ra danh sách tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn PHP thường gặp nhất, tham khảo ngay để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.

1. Top câu hỏi tìm hiểu ứng viên PHP

Thông thường, dù là phỏng vấn PHP hay những vị trí khác thì màn mở đầu luôn là những câu hỏi kiểu khởi động. Nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ chưa vào chủ đề chính luôn, thay vào đó họ đưa ra các câu hỏi tìm hiểu ứng viên để cả 2 hiểu nhau hơn.

1.1. Tôi rất muốn biết một vài thông tin cơ bản về bạn?

Giới thiệu bản thân có lẽ là câu hỏi chẳng bao giờ lỗi mốt, nó có thể được sử dụng xuyên suốt qua các đợt phỏng vấn, tuyển dụng PHP khác nhau. Đương nhiên, phải thu được giá trị nhất định thì nhà tuyển dụng mới ưu tiên sử dụng nó nhiều đến vậy.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ được dịp so sánh thông tin trình bày với những kê khai trong mẫu CV xin việc. Những ứng viên không thành thật hoặc không chỉn chu thì có thể sẽ bị lộ ngay từ màn này rồi.

Vậy bạn sẽ trả lời làm sao để ghi điểm tuyệt đối với câu hỏi này?

Tôi rất muốn biết một vài thông tin cơ bản về bạn?

Gợi ý trả lời:

Chỉ cần nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán và một vài thành tích trong học tập, làm việc để pr cho bản thân. Tuy nhiên, hãy sử dụng những thông tin thực tế, tránh phóng đại sự thật nếu không bạn sẽ gặp rắc rối đấy nhé.

1.2. Bạn đã tìm hiểu gì về công ty của chúng tôi?

Không khó bắt gặp ở các buổi phỏng vấn với câu hỏi này, mục đích nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem ứng viên có thực sự quan tâm tới doanh nghiệp, quan tâm tới vị trí PHP mà họ ứng tuyển?

Họ quan niệm rằng chỉ có sự yêu thích, sự tâm huyết thì làm mọi chuyện mới thành công.

Vậy nên ứng viên sẽ phải trả lời sao khi gặp câu hỏi này đây?

Bạn đã tìm hiểu gì về công ty của chúng tôi?

Gợi ý trả lời:

Bạn đừng quá hoang mang mà quên hết kiến thức từng ôn, thay vào đó là bình tĩnh và đưa ra câu trả lời thông minh đề cập tới một số thông tin có lợi về nhà tuyển dụng.

Bạn có thể đề cập tới năm thành lập, quá trình tồn tại và phát triển, có những thành tựu gì đáng nhớ, công ty hoạt động về lĩnh vực gì, có văn hoá ra sao,...

1.3. Nói rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

Một lập trình PHP thì có điểm mạnh và điểm yếu gì? Không chỉ nhà tuyển dụng mà còn rất nhiều ứng viên trẻ cũng muốn tìm hiểu về vấn đề này. Vậy nên trước khi trả lời bạn cần suy nghĩ thật kỹ nhé.

Nói rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

Gợi ý trả lời:

Lập trình viên PHP thường sẽ có cả ưu điểm lẫn nhược điểm tồn tại song song, cụ thể:

- Ưu điểm của PHP: Tính cách mạnh mẽ, dứt khoát, đầu óc nhanh nhạy, tiếp thu vấn đề nhanh chóng, có kỹ năng làm việc nhóm

- Nhược điểm: Có phần khô khan, làm việc theo nguyên tắc đôi khi hơi cứng nhắc

Xem thêm: Tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao độc đáo nhất

2. Top những câu hỏi chuyên môn dành cho PHP tương lai

Bạn vừa tìm hiểu những câu hỏi khi phỏng vấn PHP mang tính chất khởi động, với những câu hỏi đó chắc chắn bạn cũng đã bớt run và sẵn sàng cho công cuộc tiếp theo rồi. Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn chuyên môn dành cho PHP thường gặp nhất, mời bạn theo dõi.

2.1. Theo bạn PHP nghĩa là gì?

Có thể nói đây là một trong số những câu hỏi đơn giản nhất khi nói về chuyên ngành của các PHP. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng phần nào đánh giá được bạn là một PHP xịn hay dởm đấy.

Theo bạn PHP nghĩa là gì?

Gợi ý trả lời:

Tất nhiên, nếu như bạn là một PHP chính hiệu thì câu hỏi này sẽ không thể làm khó bạn. Tuy nhiên hãy học cách trả lời một cách ngắn gọn, súc tích và đúng chủ đề cần khai thác.

Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau đây để biết cách trả lời:

“PHP được biết đến là một ngôn ngữ website, nó được lập trình từ các tập lệnh, nó còn cho phép các nhà phát triển tự động tạo ra các trang web được tạo.”

PHP được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Personal Home Page”, nhưng bạn cũng có thể trả lời rằng “Hypertext Preprocessor”. Nghĩa của chúng khi dịch ra tiếng Việt là Bộ xử lý siêu văn bản.

Nói chung, không cần trình bày quá dài dòng hay quá nhiều ý, bạn chỉ cần nêu được những khái niệm căn bản, giúp người nghe hiểu được ý chính là được.

2.2. Mảng là gì? Nói rõ về các mảng trong PHP theo ý hiểu của bạn?

Thêm một câu hỏi liên quan tới trình độ chuyên môn của lập trình viên PHP, bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?

Mảng trong PHP là gì?

Gợi ý trả lời:

Là một biến thể có chứa nhiều phần tử, người dùng có thể lưu trữ, sắp xếp hoặc xóa bỏ các phần tử trong mảng một cách đơn giản và dễ dàng. Mảng được cấu tạo từ 2 thành phần chính đó là Key và Value. Trong đó, Key dùng để truy cập vào phần tử của mảng giúp người dùng gán hoặc lấy giá trị của phần tử trong mảng.

Mảng trong PHP có 3 loại chính: Mảng tuần tự, mảng không tuần tự và mảng đa chiều. Trong đó:

- Mảng tuần tự là mảng có key tự động tạo là chữ số được bắt đầu từ 0 sau đó tăng dần

- Mảng không tuần tự là mảng có key không được sắp xếp theo bất kỳ thứ tự nào, theo đó lập trình viên PHP phải định nghĩa bằng các ký tự số hoặc chữ

- Mảng đa chiều: Nghe tên cũng khá dễ hiểu đúng không, đây là mảng có chứa ít nhất 1 mảng khác trong nó

Trình bày thì thấy nhiều thông tin vậy chứ khi nói thì bạn sẽ thấy nó cực kỳ ngắn gọn. Theo đó, chỉ cần nêu đúng khái niệm và nói qua về từng mảng, vậy là bạn đã thoả mãn được nhu cầu của nhà tuyển dụng rồi.

Xem thêm: Tuyển tập các câu hỏi phỏng vấn SQL phổ biến nhất dành cho bạn

2.3. Liệt kê một số lỗi thường gặp trong PHP?

Là một lập trình viên PHP, chắc chắn bạn sẽ phải nắm rõ các lỗi cơ bản thường gặp. Nhưng việc nắm rõ với trình bày chuẩn xác là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau đấy nhé.

Khi gặp câu hỏi này bạn sẽ phải trả lời thế nào?

Liệt kê một số lỗi thường gặp trong PHP?

Gợi ý trả lời:

Một số lỗi thường gặp trong PHP bao gồm:

- Thông báo Notices: Đây là lỗi thường gặp nhất tuy nhiên chúng lại không hề gây hại cho đoạn mã mà bạn vừa tạo ra

- Cảnh báo lỗi warnings: Đây là lỗi cấp 2 nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới quy trình chạy mã

- Với các lỗi nghiêm trọng hơn như Fatal: Gặp lỗi này thì quy trình chạy mã của bạn sẽ bị chấm dứt ngay tức khắc

Trên đây là một số lỗi thường gặp trong PHP, hãy nêu các lỗi này theo cách ngắn gọn nhất. Đồng thời cũng không trình bày hay phân tích quá sâu khi không được yêu cầu bạn nhé.

3. Các câu hỏi liên quan tới tình huống ứng xử của PHP

Là một PHP, kiến thức chuyên môn rất quan trọng nhưng kỹ năng xử lý tình huống cũng không kém cạnh. Bởi vậy nhà tuyển dụng cần đưa ra các câu hỏi về tình huống để thử thách ứng viên của mình. Hãy xem các câu hỏi đó là gì nhé.

3.1. Bạn sẽ làm gì khi website bị chậm?

Khi gặp câu hỏi này, cách trả lời khôn khéo nhất mà lập trình viên PHP nên đưa ra đó là nêu rõ nguyên nhân và kèm theo cách khắc phục.

Bạn sẽ làm gì khi website bị chậm?

Gợi ý trả lời:

“Website bị chậm là điều không tránh khỏi, đó cũng là trường hợp mà PHP gặp thường xuyên, cách khắc phục như sau:

- Đối với nguyên nhân do code hay câu truy vấn SQL không tối ưu: PHP sẽ tiến hành kiểm tra lại xem đoạn code nào chưa được tối ưu, sau đó tiến hành sửa lỗi và fix lại bug. Giảm dung lượng ảnh, video trên server và giảm độ cồng kềnh của code

- Do Hosting cấu hình quá thấp không được tối ưu gây ra tình trạng quá tải do nhiều người sử dụng: Cách khắc phục tối ưu nhất chính là nâng cấp cấu hình Host

- Do khoảng cách server và máy test xa nhau: Với lỗi này, lập trình viên cần giải quyết bằng cách đăng ký lại dịch vụ CDN”

Thật đơn giản đúng không nào, hãy nói với giọng dứt khoát, chắc chắn và mạnh mẽ để thể hiện sự tự tin của bạn nhé.

3.2. Phục vụ hàng triệu người cùng lúc liệu website có thể?

Một câu hỏi xử lý tình huống tiếp theo được đưa ra, ứng viên phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo để đưa ra được câu trả lời chính xác. Các câu hỏi tình huống thường đem về số điểm khá cao vì nó có tính ứng dụng thực tế.

Phục vụ hàng triệu người cùng lúc liệu website có thể?

Gợi ý trả lời:

Một nguyên lý quan trọng mà bất kể PHP nào cũng phải biết đó chính là khi website có lượt truy cập tăng, để đáp ứng được lượng truy cập lớn thì sẽ phải nâng cấp server băng thông, nâng cấp ram hoặc bộ nhớ. Tuy nhiên nếu lượng truy cập lên đến hàng triệu lượt thì lập trình viên sẽ phải thiết kế làm sao để cho nhiều server cùng chạy một lúc.

Bạn thấy sao về những câu hỏi phỏng vấn PHP này? Chúng cũng thật đơn giản đúng không nào? Chỉ cần dành chút thời gian để tìm hiểu và ôn tập thì sợ gì không vượt qua được cửa ải khó khăn sắp tới. Chúc các ứng viên PHP của vieclam123.vn sớm tìm được công việc phù hợp và thành công trong cuộc sống.

Làm lập trình viên có khó không? Bạn đã tìm hiểu chưa?

Theo bạn làm lập trình viên có khó không? Muốn trở thành lập trình viên chuyên nghiệp thì ứng viên cần sở hữu những kỹ năng nào? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chính xác bạn nhé.

Làm lập trình viên có khó không?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023