Khi buổi phỏng vấn xin việc của bạn chuẩn bị kết thúc, một trong những câu cuối cùng bạn được hỏi sẽ là, "Tôi có thể giải đáp gì giúp bạn nữa không?" hay “bạn có câu hỏi nào cho tôi không?”. Người phỏng vấn sẽ mong chờ trả lời một số câu hỏi từ bạn. Không hỏi bất kỳ câu hỏi nào sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn thiếu chuẩn bị hoặc không thực sự quan tâm đến buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy dành thời gian chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để hỏi người phỏng vấn đúng lúc. Lên kế hoạch trước và chuẩn bị sẵn các câu hỏi có mục đích. Bạn không chỉ đơn giản cố gắng có được công việc này mà chính bạn cũng đang phỏng vấn nhà tuyển dụng để đánh giá xem công ty và vị trí đó có thực sự phù hợp với mình hay không.
MỤC LỤC
Đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để tìm hiểu văn hóa công ty và trách nhiệm cụ thể hàng ngày ở công ty của bạn là gì (nếu bạn được thuê), tuần đầu tiên của bạn ở vị trí này (nếu bạn được thuê) sẽ bao gồm những bất ngờ gì.
Việc đặt câu hỏi cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội làm bật một số phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân, đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy được lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc.
Dưới đây là danh sách gợi ý các câu hỏi hay nhất để hỏi người phỏng vấn. Từ đó, bạn có thể đảm bảo rằng công ty, công việc này phù hợp với trình độ và sở thích của bản thân.
Bạn mô tả trách nhiệm của vị trí công việc này như thế nào?
Bạn có mong muốn gì ở một ứng viên tiềm năng?
Những thách thức lớn nhất của công việc này tại công ty là gì?
Bạn mô tả một ngày làm việc ở vị trí này như thế nào?
Một tuần làm việc bình thường ở đây như thế nào?
Công việc có yêu cầu phải làm thêm giờ không?
Điều quan trọng nhất mà tôi cần hoàn thành trong 90 ngày đầu tiên đi làm là gì?
Công ty cho nghỉ phép tối đa bao nhiêu?
Công ty có dự định chuyển địa điểm trong thời gian tới không?
Có bao nhiêu người làm đang việc trong văn phòng hay bộ phận này?
Vị trí của tôi thì sẽ báo cáo cho ai? Nếu tôi được thuê vào vị trí này, tôi có thể được gặp họ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng không?
Phong cách quản lý của công ty hay văn hóa công ty là gì?
Công ty bạn có chính sách gì giúp đỡ các nhân viên mới gia nhập không?
Thành tích (Phần thưởng) lớn nhất tôi có thể đạt được khi làm việc cho công ty này là gì?
Điều tốt nhất khi làm việc cho công ty này là gì?
Bạn yêu thích điều gì nhất khi làm việc ở đây?
Bạn cảm thấy người như thế nào sẽ phù hợp nhất để thành công ở vị trí này?
Tại sao vị trí công việc này lại còn trống? Đây có phải là một vị trí mới? Nếu không, nhân viên trước đó ở vị trí này đang làm gì?
Cơ hội phát triển và thăng tiến ở công ty mình là như thế nào?
Làm thế nào để một người có thể phát triển, thăng tiến trong công ty?
Bạn có ví dụ nào về con đường sự nghiệp của ai đó bắt đầu ở vị trí này không?
Công ty bạn có hỗ trợ cơ hội phát triển nghề nghiệp không?
Bạn mô tả giá trị của công ty này như thế nào?
Công ty đã thay đổi như thế nào trong vài năm gần đây?
Kế hoạch tăng trưởng và phát triển của công ty sắp tới là gì?
Có điều gì mà tôi nên hỏi bạn không?
Bạn có lưu ý gì về trình độ của tôi không?
Bạn có điều gì muốn làm rõ hơn về trình độ của tôi không?
Nếu nhận được lời mời làm việc, bạn muốn tôi bắt đầu đi làm từ lúc nào?
Khi nào tôi có thể nhận được phản hồi sau buổi phỏng vấn?
Có một số câu hỏi bạn nên tránh vì chúng sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Công ty này làm về cái gì? (Hãy tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn!)
Nếu được nhận, tôi có thể xin nghỉ phép vào lúc nào? (Chờ đến khi bạn được nhận rồi hãy đề cập đến vấn đề này.)
Tôi có thể thay đổi lịch trình làm việc của mình nếu được nhận không? (Bạn cần tìm hiểu phóng cách làm việc ở đó trước rồi mới quyết định được => đừng đề cập đến nó ngay lúc phỏng vấn.)
Tôi đã được nhận chưa? (Đừng nóng vội. Họ sẽ cho bạn biết thôi.)
Mặc dù bạn không cần hỏi tất cả các câu trong danh sách trên, việc chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi hay sẽ khiến bạn trở nên đặc biệt cẩn thận và là người biết chuẩn bị cho công việc trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số điều khác bạn cần ghi nhớ khi chuẩn bị danh sách các câu hỏi của riêng mình.
Tránh các câu hỏi quá tập trung vào bản thân: Những câu hỏi này thể hiện rằng bạn đặt bản thân lên trước nhà tuyển dụng. Chúng bao gồm các câu hỏi về tiền lương, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ phép, giờ làm việc mỗi tuần và các ưu đãi khác. Phỏng vấn xin việc nghĩa là bạn đang tìm cách gây ấn tượng, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình có thể mang lại những lợi ích gì cho công ty chứ không phải ngược lại. Một khi bạn nhận được lời mời làm việc, hãy bắt đầu hỏi về những điều công ty có thể làm cho bạn.
Hỏi lần lượt từng câu một: Tránh những câu hỏi quá phức tạp, nhiều phần; nó sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy choáng ngợp. Mỗi câu hỏi nên có một điểm chính cụ thể.
Tránh các câu hỏi "Có" hoặc "Không": Hầu hết các câu hỏi trả lời được bằng "có", "không" hoặc bằng một từ đơn nào khác sẽ dễ dàng được trả lời bằng cách tìm kiếm thông tin trên trang web của công ty. Thay vào đó, hãy đưa ra những câu hỏi tạo được cuộc trò chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.
Hãy hỏi về nhiều chủ đề khác nhau: Tránh đặt câu hỏi chỉ về một chủ đề. Ví dụ: nếu bạn chỉ đặt câu hỏi về người quản lý mình và phong cách làm việc của anh/cô ấy, người phỏng vấn sẽ có cảm giác rằng bạn hay gặp vấn đề với cấp trên của mình. Đặt câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau sẽ thể hiện sự tò mò, quan tâm của bạn với tất cả các khía cạnh trong công việc.
Đừng hỏi bất cứ điều gì quá riêng tư: Mặc dù bạn muốn thiết lập mối quan hệ với người phỏng vấn, đừng nên hỏi những câu mang tính cá nhân, không phải là thông tin mở. Ví dụ, tránh những câu hỏi quá cá nhân về gia đình, chủng tộc, giới tính,... của người phỏng vấn.
Ngoài việc chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng, một điều quan trọng khác là bạn cần xem lại các câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất để tránh bị bất ngờ khi đột ngột được hỏi đến.
Chú ý: Tự tin trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân, nói về điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn một cách khôn khéo, nói chi tiết cách bạn đón nhận thành công và xử lý thất bại như thế nào, đồng thời thảo luận thêm về điều gì khiến bạn trở nên khác biệt và tại sao bạn là một ứng viên đáng được cân nhắc.
Có một số câu hỏi phỏng vấn không nên hỏi, thường được gọi là câu hỏi phỏng vấn bất hợp pháp, mà nhà tuyển dụng không nên hỏi trong buổi phỏng vấn xin việc. Ví dụ như hỏi về chủng tộc, tuổi tác hoặc bất kỳ khuyết tật nào của bạn,... là những loại câu hỏi người tuyển dụng không nên hỏi ứng viên.
Hãy nhỡ những câu hỏi nên và không nên hỏi khi phỏng vấn xin việc để có một buổi phỏng vấn thành công nhé.
>> Tham khảo tin:
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023