Blog

Cách tạo hứng thú trong học tập cực kì hay dành cho bạn

23/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quá trình học tập lâu dài và miệt mài đôi khi khiến chúng ta uể oải, thậm chí chán học. Tham khảo cách tạo hứng thú trong học tập tuyệt hay dưới đây ngay nhé. Đặc biệt trong giai đoạn nước rút cần học và ôn thi khiến cho việc học trở nên quá tải, cơ thể và trí óc bị chai lì, suy nhược. Cùng với đó là cảm giác chán nản, trì trệ xuất hiện khiến bạn càng khó tập trung ôn tập tốt khi ngày thi đang tới rất gần. Lúc này, bạn nên làm một điều gì đó tùy hứng, biết cách tạo hứng thú trong học tập, không nên học nhồi nhét kiến thức trong một vài ngày, khiến không có thời gian thư giãn, hồi phục cơ thể và trí não.

 

1. Làm những gì mình thích

Nếu bạn không thể tập trung học tập, cảm thấy trí óc dường như bị chai lì và tinh thần uể oải hãy gác chuyện học lại một lúc. Bạn dành thời gian làm những điều mà mình yêu thích như xem phim, đi ăn cùng ai đó mà mình thích hay đọc sách... Làm những điều mình thích là cách tốt nhất để giúp tinh thần phấn chấn trở lại, giúp bạn kích thích tinh thần, có những suy nghĩ tích cực để có cảm hứng, sự tập trung học bài.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dành ít phút khoảng 5 – 10 phút để giải lao, thư giãn với những sở thích của mình thôi nhé, tránh sa đà mất nhiều thời gian vào đó. Trong quá trình học bài, bạn có thể tự thưởng cho mình khi đã nỗ lực học tập, đạt được mục tiêu học tập đặt ra bằng cách cho mình thời gian để giải trí, vui chơi tùy theo ý thích.

2. Tạo không gian học tập thoải mái, tập trung

Một trong những yếu tố quan trọng cho việc học là có một không gian học tập tốt nhất có thể mà bạn có được. Điều này giúp đảm bảo cho người học sự tập trung, học hiệu quả và có động lực, có cảm hứng tốt hơn. Do đó, bạn nên chọn một góc học tập thoáng đãng, ngăn nắp và thoải mái sao cho phù hợp với bản thân, phù hợp với sở thích của mình để tạo cảm hứng học tập tốt nhất. Đây như là cách tạo hứng thú trong học tập hiệu quả. Bạn có thể chọn góc học tập ở nhà hay chọn nơi học tập ở thư viện, quán café hay vườn trường là những nơi yên tĩnh, có không gian thoáng đãng, bài trí đẹp rất lý tưởng để các bạn học sinh, sinh viên chọn học tập cho mình.

3. Xác định lại mục tiêu học tập cho mình

Mục tiêu học tập của bạn cần rõ ràng, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn cần đạt được trong ngày, trong tuần sao cho vừa sức, phù hợp với năng lực thực tế. Mục tiêu dài hạn cần đề ra giúp bạn có động lực phấn đấu từng ngày, từng giờ để đạt được. Sự kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn sẽ giúp bạn không bị nhàm chán và luôn nhắm vào đích đến của bản thân, khiến việc học tập trung, không bị lạc hướng, sa đà vào những nội dung kiến thức không liên quan.

Để xác định được mục tiêu cho mình, bạn nên đặt ra những câu hỏi và tìm câu trả lời như mình học để làm gì? Bạn cần xác định được mục đích học tập của mình phù hợp với khả năng thực tế mà bản thân có thể đạt được.

4. Học môn dễ trước khó làm sau

Trong những lúc không có được sự tập trung, sự hứng thú cao nhất, bạn nên chọn những kiến thức dễ học trước sau đó mới học tới những bài khó sau. Điều này giúp bạn vẫn học được bài hiệu quả, đồng thời lấy lại cảm hứng tốt nhất. Do đó, dù có đang học một chủ đề khó, bạn hãy để đó và lựa chọn chủ đề khác dễ học hơn. Khi đã lấy lại cảm hứng, bạn hãy chọn học những chủ đề khó. Lưu ý, bạn không nên học một môn trong suốt một thời gian dài mà hãy học một số môn học khác nhau đan xen, khoảng từ 3 đến 4 môn. Điều này sẽ giúp bạn tạo được cảm hứng tốt hơn trong quá trình học tập của mình, không bị nhàm chán, mất hứng thú.

5. Liệt kê các động lực thúc đẩy bạn học hành

Để có động lực học tập tốt, bạn hãy liệt kê ra các động lực giúp mình cố gắng, phấn đấu tốt hơn bao gồm những gì? Ví dụ:

* Yếu tố khách quan như được học bổng, lời khen của bố mẹ hay khen thưởng của trường hay gia đình.

* Yếu tố chủ quan như giúp mình hiểu biết hơn về một chủ đề nào đó, nâng cao kiến thức, đạt điểm thi tốt

Từ đó, bạn hãy xem những động lực này như là mục tiêu để phấn đấu. Xem mình đã đạt được những gì và được khen thưởng ra sao với ngày tháng rõ ràng trong một quyển vở để xem bạn đã có những tiến bộ như thế nào để đạt được những điều đó.

6. Rèn luyện thói quen làm bài tập mỗi ngày

Một trong những cách tạo hứng thú trong học tập, đặc biệt đối với các môn khoa học tự nhiên, đó là siêng năng học và làm bài tập nhiều. Nếu môn học nào đó có quá nhiều bài tập với kiến thức bài học nặng, bạn hãy chia nhỏ thành từng phần để học lý thuyết và làm bài tập. Học phần nội dung nào, bạn cần nắm chắc và luyện tập làm bài tập các dạng đầy đủ, không để dồn sang ngày hôm sau.

7. Giới hạn thời gian học cho bản thân

Khi học và làm bài tập thực hành, bạn nên tạo ra giới hạn về thời gian hoàn thành cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn có động lực, sự cố gắng hoàn thành nội dung kiến thức học tốt hơn. Để không bị quên những dự định cần phải làm và tạo cảm hứng học tập cho bản thân tốt hơn, bạn hãy ghi các dự định ra một tờ note. Sau đó, dán tờ ghi chú lên tường sao cho dễ nhìn. Bạn đừng quên ghi thời gian quy định phải hoàn thành phần nội dung đó và ngày bắt đầu học.

8. Khắc phục những lý do khách quan ảnh hưởng tới việc học của bạn

Khi học bài, bạn có thể bị mất tập trung bởi những yếu tố khách quan như đang học bài thì bạn bè gọi điện buôn chuyện, bạn rủ đi chơi. Hay ngồi học trước màn hình tivi và tiếng mọi người nói chuyện ồn ào. Đây là những yếu tố khách quan, khó có thể điều chỉnh theo ý của mình. Do đó, bạn nên làm cách nào để hạn chế được tình trạng này để đặt việc học lên hàng đầu. Cách hiệu quả là bạn nên vạch cho mình một khung thời gian thuận lợi nhất, tâm trí có thể tập trung nhất và gạt bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc học của mình để hoàn toàn tập trung mọi giác quan vào học tập.

9. Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đảm bảo sức khỏe tốt

Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, ăn ngủ không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng học tập của bạn. Khi trong người không được khỏe sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, đầu óc không còn đủ tỉnh táo để tập trung. Do đó, dù đang học thi căng thẳng, các bạn học sinh vẫn cần đảm bảo chế độ sinh hoạt tốt để cơ thể khỏe mạnh. Do đó, bạn cần ăn nhiều hơn, ăn những thực phẩm tốt cho trí não để học tập hiệu quả. Đồng thời, bạn cần có một giấc ngủ đủ, biết chăm sóc bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn để học ôn đạt kết quả tốt.

Đặc biệt, bạn cần có sự thoải mái về tâm lý. Mặc dù điều này không phải là đơn giản vì hầu hết học sinh đều ít nhiều cảm thấy căng thẳng, lo âu trước mùa thi cử. Do đó, bạn cần tham khảo những cách giúp giải tỏa căng thẳng, cách tạo hứng thú trong học tập để hạn chế suy nghĩ giúp cơ thể và tâm trí thoải mái mới trở lại việc học.

10. Góc học tập ngăn nắp, gọn gàng

Một góc học tập ngăn nắp, gọn gàng và được trang trí theo sở thích cá nhân của bản thân sẽ khiến bạn có hứng thú học tập hơn đấy. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng có khả năng truyền cảm hứng rất tốt cho người học. Giống như bạn trang trí căn nhà của mình để cảm thấy hạnh phúc hơn vậy. Do đó, bạn nên dọn dẹp, sắp xếp lại bàn học, sách vở ngăn nắp, trang trí góc học tập theo cách mà bạn thích như là cách tạo hứng thú trong học tập. Bạn chỉ chuẩn bị những sách vở, đồ dùng cần thiết cụ thể cho từng môn học. Học xong, bạn hãy xếp gọn gàng, ngăn nắp.

11. Hỏi giáo viên và bạn bè khi cần

Khi không hiểu chỗ nào hay có những câu hỏi thắc mắc cần giải đáp, bạn đừng e ngại mà cất giữ trong lòng sẽ khiến bị hổng kiến thức dẫn tới không theo kịp những bài học tiếp theo. Do đó, khi không hiểu bài, bạn hãy mạnh dạn tìm kiếm sự trợ giúp từ giáo viên dạy trên lớp, bạn học giỏi trong lớp sẵn sàng giúp đỡ, một gia sư riêng tại nhà hay bất kỳ người nào giỏi môn học sẵn sàng chỉ cho bạn. Có người khác hướng dẫn, giảng giải cặn kẽ sẽ khiến bạn cảm thấy dễ hiểu hơn. Từ đó, bạn sẽ học bài và làm bài thuận lợi hơn, nhanh hơn nhiều đấy.  

12. Tập trung vào mục tiêu học tập đã lên

Trong thời gian ôn luyện thi, bạn tránh sa đà vào những suy nghĩ, thái độ không tích cực. Tâm lý căng thẳng, áp lực xuất hiện là điều bình thường với hầu hết học sinh và bạn không phải là một ngoại lệ. Do đó, bạn cần có những biện pháp để hạn chế những suy nghĩ này để tập trung cho việc học, hướng vào mục tiêu học tập của bản thân.

Đồng thời, bạn cần giải quyết những vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn và biết cách giải quyết, điều tiết sao cho những điều đó không làm ảnh hưởng xấu tới việc học và mục tiêu học tập mà mình đã đề ra trước đó. Bạn nên tránh thái độ chần chừ, tự ti cũng như không chờ đợi vào sự may rủi cho bản thân. Bởi những suy nghĩ này khiến bạn mất động lực cố gắng, phấn đấu học tập. Có thể mục tiêu hướng tới hơi dài, bạn hãy cố gắng đạt được những mục tiêu học tập mỗi ngày, mỗi tuần bằng cách chia nhỏ nội dung học với những mục tiêu tương ứng. Khi đạt được những điều mà mình đã đặt ra, bạn sẽ có cảm thấy có động lực và sự cố gắng hơn nhiều đấy.

Quá trình học tập sẽ là sự lặp lại nhiều lần những nội dung kiến thức có trong phạm vi của bài thi. Do đó, để luôn tạo được sự hứng thú, cố gắng cho bản thân, bạn hãy tự thưởng cho mình những phần quà nhỏ sau khi cố gắng và đạt được những mục tiêu học tập đề ra. Đó có thể là một giờ xem phim mình thích hay nghe nhạc thư giãn, thưởng cho một que kem, túi kẹo… Điều này khiến đầu óc bạn cảm thấy thoải mái và hưng phấn hơn đối với việc học, duy trì tốt năng lượng và sự tập trung của bạn. Do đó, mỗi ngày, bạn hãy hướng tới những mục tiêu nhỏ trước và không bao giờ sao nhãng hướng tới mục tiêu lớn cuối cùng. Bạn đừng nghĩ tới những điều chưa hoàn thành mà hãy nghĩ tới việc mình đã làm tốt theo kế hoạch đề ra.

Tóm lại, để học tốt, để có cảm hứng và sự tập trung tốt nhất trong học tập, bạn cần chú ý tới nhiều điều để mình có được những điều kiện tốt nhất duy trì việc học tập có hiệu quả.

Một số chia sẻ về cách tạo hứng thú trong học tập ở trên có thể là những gợi ý hay cho bạn trong quá trình học tập, đặc biệt trong khoảng thời gian thi cử quan trọng của mình.

>> Đọc tiếp bài:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022