close
cách
cách cách cách cách cách

Cách phỏng vấn qua điện thoại chắc chắn ứng viên cần biết 

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngày nay, rất nhiều công ty lớn áp dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại để sàng lọc ứng viên trước khi sắp xếp cho họ một buổi phỏng vấn chính thức. Cũng bởi vậy, việc ứng viên cần phải trau dồi thêm kỹ năng phỏng vấn qua điện thoại cũng quan trọng không kém so với việc chuẩn bị cho những buổi phỏng vấn thông thường. Cách phỏng vấn qua điện thoại ấn tượng là gì? Theo dõi những mẹo hay dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Tại sao nhà tuyển dụng thực hiện phỏng vấn qua điện thoại

Có nhiều công ty thực hiện phỏng vấn qua điện thoại với những ứng viên có hồ sơ phù hợp trước khi tổ chức cho họ buổi phỏng vấn trực tiếp. Tại sao doanh nghiệp lại làm như vậy? Đây chính là mục đích của họ:

1.1. Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho cả hai bên

Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại, ứng viên sẽ không cần đến địa điểm phỏng vấn, không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị trang phục, đi lại. Nhà tuyển dụng cũng chỉ cần dành ra 10-15 phút là có thể hoàn thành một cuộc phỏng vấn với ứng viên.

Cách phỏng vấn qua điện thoại

Tại sao nhà tuyển dụng thực hiện phỏng vấn qua điện thoại

1.2. Sàng lọc ứng viên

Những cuộc phỏng vấn qua điện thoại thông thường khá bất ngờ và không báo trước cho ứng viên. Vì vậy, chỉ những ứng viên có sự chuẩn bị trước, tâm lí vững vàng thì mới có thể trả lời tốt những câu hỏi từ nhà tuyển dụng. 

Bởi số lượng ứng viên ứng tuyển quá nhiều, nên việc thực hiện các cuộc phỏng vấn qua điện thoại giúp nhà tuyển dụng lọc được những ứng viên phù hợp nhất và sắp xếp những cuộc phỏng vấn trực tiếp cho họ. 

2. Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại

Khi thực hiện phỏng vấn điện thoại với ứng viên, nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi như sau:

2.1. Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn?

Đây là câu hỏi kinh điển trong hầu hết các buổi phỏng vấn. Ứng viên sẽ phải tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình trong vòng 1-2 phút. Cũng giống như những cuộc phỏng vấn trực tiếp khác, bạn cần nêu lên những thông tin cơ bản như:

  • Tên, năm sinh, tốt nghiệp chuyên ngành gì, xếp loại bằng tốt nghiệp

  • Kỹ năng, kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển

  • Nêu bật lí do tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty 

2.2. Lí do bạn rời khỏi công việc cũ là gì?

Đây là câu hỏi đòi hỏi bạn phải trả lời một cách khéo léo dù chưa có nhiều sự chuẩn bị trước. Hãy chú ý nêu lên những lí do tích cực thay vì nói xấu công ty, đồng nghiệp cũ.

2.3. Định hướng tương lai của bạn như thế nào?

Ứng viên nên chia sẻ định hướng công việc trong tương lai phù hợp với vị trí ứng tuyển để thể hiện mong muốn gắn bó lâu dài. Nhà tuyển dụng cũng chỉ muốn dành thời gian, cơ hội cho những ứng viên có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của họ mà thôi.

Cách phỏng vấn qua điện thoại

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại

2.4. Kỹ năng bạn giỏi nhất là gì?

Liệt kê những kỹ năng bạn giỏi và dẫn chứng chứng minh để thuyết phục nhà tuyển dụng. Ví dụ đừng chỉ nói: tôi có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh,...mà hãy thêm vào đó những ví dụ chứng minh.

Bạn có thể trả lời như sau:

“ Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt, trước đó tôi đã làm nhân viên kinh doanh cho công ty ABC trong vòng 10 tháng và thường xuyên gặp gỡ, trao đổi công việc với đối tác, khách hàng. Công việc của tôi cũng yêu cầu tinh thần làm việc nhóm tốt để có thể cùng nhau đưa ra chiến lược kinh doanh tốt nhất. 

Thêm vào đó, tôi tự tin vào kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Nếu có thể, tôi có thể giới thiệu bản thân và trao đổi với ông/bà bằng tiếng Anh ngay bây giờ.”

2.5. Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng quan tâm đến môi trường làm việc mà ứng viên mong muốn để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa trong công ty. Nếu môi trường văn hóa trong công ty quá khác biệt so với môi trường làm việc lí tưởng của ứng viên thì rất có thể ứng viên sẽ quyết định rời đi chỉ sau một thời gian ngắn làm việc.

2.6. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty của chúng tôi?

Nếu ứng viên thực sự quan tâm tới vị trí tuyển dụng, họ sẽ tìm hiểu rất kỹ về công ty, vị trí làm việc từ ngay khi viết CV. Vì vậy, dù có bị hỏi một cách bất ngờ, trong đầu họ cũng sẽ có những câu trả lời cho riêng mình.

Với những ứng viên rải CV quá nhiều nơi, sẽ rất khó để họ nhớ rõ về thông tin công ty. Bởi vậy, mà rất dễ “tạch” ở câu hỏi này.

2.7. Hiện tại bạn có ứng tuyển ở công ty nào khác không?

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này để biết rằng bạn thực sự lựa chọn công ty họ là công ty muốn gắn bó. Đồng thời qua cách bạn trả lời, họ cũng sẽ biết được tính cách của bạn.

Câu trả lời mà bạn có thể đưa ra như:

“Tôi có đi phỏng vấn ở một số nơi khác có tuyển dụng vị trí tương đương nhưng đây là công ty mà tôi mong đợi được làm việc nhất”

Bên cạnh những câu hỏi trên, một số câu hỏi ứng viên cũng cần chuẩn bị trước câu trả lời vì có thể nhà tuyển dụng sẽ đưa ra như:

  • Còn điều gì bạn muốn tiết lộ về bản thân mà chưa đề cập đến trong CV xin việc

  • Bạn thường làm gì để giải tỏa căng thẳng

  • Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

  • Bạn có sẵn lòng khi công ty yêu cầu bạn tăng ca?

  • ...

3. Ứng viên cần lưu ý gì khi phỏng vấn qua điện thoại

Không giống như những cuộc phỏng vấn trực tiếp khác, khi nhận được cuộc phỏng vấn qua điện thoại của nhà tuyển dụng, ứng viên cần làm những điều sau để cuộc phỏng vấn hoàn hảo nhất.

Cách phỏng vấn qua điện thoại

Ứng viên cần lưu ý gì khi phỏng vấn qua điện thoại

3.1. Tìm không gian yên tĩnh

Khi biết bạn đang nhận được cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn hãy chọn không gian yên tĩnh để cuộc trò chuyện không bị gián đoạn và bạn có thể tập trung tối đa để trả lời câu hỏi. 

Tránh trường hợp bạn đang phỏng vấn mà có âm thanh của TV, tiếng nhạc, người nói chuyện, tiếng trẻ con khóc,...nó sẽ khiến hai bên khó nghe thấy âm thanh của nhau, và cũng là nguy cơ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn vì không có sự chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn của họ.

3.2. Không đề cập đến tiền lương khi không được hỏi

Thường thì mục đích của cuộc phỏng vấn qua điện thoại chỉ để nhà tuyển dụng tìm hiểu thông tin cơ bản về ứng viên, động lực khiến họ muốn gắn bó với công ty để xem họ có thực sự phù hợp hay không.

Vấn đề lương có thể được thỏa thuận khi bạn tham gia phỏng vấn trực tiếp và nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là ứng viên tiềm năng cho vị trí của họ.

3.3. Nói to, rõ ràng, không ngắt lời nhà tuyển dụng

Hãy nói chuyện điện thoại, với âm lượng to, rõ để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng nghe hết được từng lời của bạn và cảm nhận được thái độ chân thành, mong chờ của bạn. Tránh nói quá nhanh, quá nhỏ, giữ điện thoại không cố định, âm thanh truyền đi không chất lượng. 

Chú ý nói chậm, từ tốn, không ngắt lời nhà tuyển dụng, chỉ bắt đầu trả lời khi nhà tuyển dụng đã đặt xong câu hỏi của họ. Nếu có sự chuẩn bị tốt hơn, bạn có thể luyện giọng trước buổi phỏng vấn để đảm bảo có một giọng nói trong, khỏe và tự tin hơn. 

3.4. Kiểm tra tình trạng điện thoại

Hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn đủ pin để có thể trò chuyện với nhà tuyển dụng trong vòng 15-20 phút. Nếu đang phỏng vấn mà điện thoại của bạn sập nguồn thì quả là một điều đáng tiếc đấy, vì rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ mất cơ hội của mình. 

3.5. Không nên chọn một không gian quá thoải mái

Không gian quá thoải mái như giường ngủ, ghế sofa có thể khiến bạn dễ sao nhãng và không tập trung vào cuộc phỏng vấn. Bạn đừng quên rằng dù không trực tiếp gặp mặt nhưng qua tông giọng, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể phán đoán được bạn có thực sự nghiêm túc vào cuộc phỏng vấn này không đấy nhé.

Hãy chọn chỗ ngồi là bàn làm việc của bạn, chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết như CV, thông tin về công ty để có thể tự tin đưa ra những câu trả lời thông minh.

Hy vọng qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, những ứng viên đã từng rất sợ các cuộc phỏng vấn điện thoại sẽ biết cách trả lời và chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Chúc các bạn bình tĩnh, tự tin, suôn sẻ vượt qua vòng phỏng vấn điện thoại để tham gia vòng phỏng vấn trực tiếp và có được công việc như ý. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.