Blog

Những phương pháp để con cai nghiện game và mạng xã hội tốt nhất

08/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi con bạn ngày một lớn lên, bạn sẽ có vô vàn mối lo lắng dành cho con của mình trong đó có một điều mà hầu hết các bậc phụ huynh nào cũng lo lắng đó là con cái nghiện game và mạng xã hội. Khi con của bạn có dấu hiệu nghiện game và các trang mạng xã hội như facebook, zalo,… thì sẽ khiến cho các em ngày một suy sụp tinh thần , sức khỏe cũng không được đảm bảo. Vậy để giải quyết được tình trạng này thì các bậc phụ huynh cần làm gì? Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn những cách cai nghiện game và cai nghiện mạng xã hội hiệu quả nhất để các em có thể cân bằng được việc học và việc chơi.

1. Biểu hiện nhận biết con cái nghiện game và mạng xã hội.

Nhiều bậc phụ huynh cứ đặt ra câu hỏi làm sao để biết được con của mình nghiện game, nghiện các trang mạng xã hội trong khi các con cứ trốn ở trong phòng mỗi khi tan học và bố mẹ không thể kiểm soát con 24/24 được. Khi mà các em đã thu mình lại trong góc phòng riêng của các em thì các em thường sẽ cắm đầu vào cái máy tính hay smartphone, đây cũng chính là một biểu hiện rõ ràng của việc con cái nghiện game và nghiện mạng xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là các em đang chìm đắm trong xã hội ảo, nơi mà con người chỉ nói chuyện, tiếp xúc với nhau qua những dòng tin nhắn, những cú điện thoại thông qua mạng xã hội, các em dần xa lánh mọi người, ngại việc gặp gỡ giao lưu, cứ thích nói chuyện với những con người chưa từng gặp mặt, chìm đắm trong những trận đấu với bạn chơi. Dần dần các em bỏ bê các mối quan hệ quan trọng và xung quanh các em như bạn bè, gia đình, thầy cô, những người thân thiết,… và hậu quả có thể nhìn thấy lúc này sẽ là khả năng giao tiếp xã hội, sự kết nối, giao lưu trực tiếp của các em ngày càng kém dẫn đến cơ hội tìm được mối quan hệ tốt càng càng bị thu hẹp lại.

Các em tốn rất nhiều thời gian cho game và các trang mạng xã hội , bình thường một người được xem là nghiện game sẽ dành rất nhiều thời gian cho internet , ít nhất cũng là 8 tiếng 1 một ngày, nhiều bạn trẻ còn không dám rời tay khỏi điện thoại vì sợ không kịp trả lời tin nhắn hay đang đánh dở những trận game với bạn bè cho nên có những ngày thậm chí các em còn sử dụng mạng xã hội 12 tiếng mỗi ngày. Những hành động chính của các em hầu như là cày game, kéo top cho nhau khi chơi game, cập nhật những dòng tâm trạng hôm nay, đăng ảnh, chia sẻ bài viết,…trên mạng xã hội là một trong những biểu hiện của việc nghiện game, mạng xã hội. Chính vì các em dành quá nhiều thời gian, công sức để chìm đắm trong thế giới mà dẫn tới những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

>>> Tìm gia sư dạy kèm tại nhà là cách tốt nhất giúp con không còn chán nản vói việc học đồng thời cũng khiến các em tiếp thu bài học nhanh chóng nhờ áp dụng phương pháp học tập đúng.

1.1. Biểu hiện của việc nghiện game

Khi một ai đó chơi game thường họ sẽ tốn rất nhiều thời gian cho game chỉ cần trên tay của họ có chiếc smartphone là họ sẵn sàng dành cả ngày để chơi game dù cho họ đang ở bất cứ nơi nào, thời điểm nào thì họ cũng có thể rút máy ra và nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại của mình để kéo level, vượt top,…Với game mobile nói chung thì các em thường dễ bị rơi vào trạng thái háo thắng dẫn dắt tâm trí để rồi nạp tiền một cách mù quáng vào game với tần suất ngày một nhiều hơn. Những người nghiện game thường có xu hướng sử dụng tiền một cách rất phung phí , gây tổn thất về tài chính cho bản thân và gia đình.

Một biểu hiện vẫn hay bắt gặp ở những người nghiện game đó là việc thức quá khuya. Việc các em thường thức quá khuya để chơi game dẫn đến tổn hại sức khỏe cũng như chất lượng công việc hôm sau. Không những vậy những người nghiện game thường có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ có trong game. Và việc quá yêu game làm các bạn nghiện game không có bạn gái cũng như không có thời gian dành cho bạn gái. Khi bản thân họ dành quá nhiều thời gian cho game thậm chí còn không đủ thời gian để chơi game vậy thì họ còn tâm trí đâu mà để ý đến những mối quan hệ khác. Hơn nữa việc dành hầu hết thời gian sẽ khiến các game thủ thích thú với các mối quan  hệ ảo hơn là các mối tình ngoài đời thực.

Khi quá nghiện game , các em thường có thói quen suy nghĩ về game bất cứ khi nào mà các em rảnh. Thậm chí những từ ngữ có trong game được các em sử dụng như một loại ngôn ngữ khác để giao tiếp hằng ngày.Do các game thủ quá bận rộn với việc chơi game nên họ hầu như chẳng còn quan tâm đến các công việc khác. Người nghiện game thường không học bài, làm bài tập, không hoàn thành được công việc theo chỉ tiêu của cơ quan. Có cả những trường hợp, những người nghiện game còn không thèm vệ sinh cá nhân và tắm rửa, nhịn ăn uống cả ngày, lười đi vệ sinh. Khi họ quá nghiện game họ bỏ mặc các mối quan hệ xung quanh họ hay che giấu thời gian mình chơi game bằng cách bịa ra những lời lẽ dối trá. Khi chơi game những người nghiện game rất nhanh có trạng thái phấn khích nhưng cũng rất nhanh chuyển sang trạng thái cáu gắt, thất vọng. Vậy cách cai nghiện game như thế nào để giúp con bạn có thể quay lại cuộc sống thực tại để bớt chìm đắm trong thế giới ảo?

1.2. Những biểu hiện của người nghiện mạng xã hội

Khi bạn là một người rất nghiện mạng xã hội thì tài khoản của bạn sẽ luôn ở trạng thái hoạt động dù cho bạn làm bất cứ việc gì, ở bất cứ nơi đâu như toilet, giường ngủ, bàn ăn,…thì trang cá nhân của bạn lúc nào cũng online và làm việc hết công suất không ngừng nghỉ. Trên trang cá nhân bạn luôn đầy ắp những bức ảnh, status, bài share đôi khi còn khiến người khác rất bực bội bởi vì bạn xuất hiện 24/24. Một điều mà những người nghiện mạng xã hội thường làm đó là cuồng like. Rất nhiều bạn trẻ bây giờ rất yêu thích việc bão like người nào đó họ để ý, một thần tượng hay một câu lạc bộ, một cửa hàng ăn uống hay một shop quần áo nào đó... Và điều này thực sự sẽ gây khó chịu cho người khác.

Ngay cả khi bạn đã bố trí một cuộc hẹn với bạn bè hay đi giao lưu thì chiếc điện thoại luôn là vật bất ly thân của bạn. Với một người nghiện mạng xã hội thì sẽ phát khùng, phát điên lên nếu như điện thoại không vào được book, zalo hay không có mạng, mất 3G . Đôi mắt của bạn không khi nào có thể rời mắt khỏi chiếc điện thoại cho dù đang có người ở bên cạnh và nói chuyện với bạn. Có những khi những bức hình, những status rất đỗi bình thường của bạn nhưng bạn cũng mong chờ từng nút like một. Thậm chí muốn được thật nhiều like, nhiều bạn còn tung lên mạng những bức ảnh gợi cảm hay những lời nói gây sốc có như vậy số lượng like mới ngày một tăng lên mặc cho không ít gạch đá của người khác. Số lượng like tăng lên từng phút càng khiến bạn dính chặt vào chiếc điện thoại đến mức bạn có thể tự ăn mừng vì điều đó.

Tất cả những thông tin về một người nào đó, về một sản phẩm nào đó hay về một quán ăn nào đó được người khác đăng lên và tất cả những điều đó bạn đều tin một cách tuyệt đối nếu như có nhiều người bình luận trong bài đăng đó dù cho đó là giả tạo hay được dàn dựng sẵn để có thể câu khách. Hoặc đơn giản như bạn lười và bạn không muốn đi đâu để mua cái gì ăn cho đỡ đói thì bạn có thể lên mạng xã hội order đồ ăn. Quần áo được bạn mua trực tiếp qua mạng xã hội và được ship đến tận nhà cũng là điều khiến các bạn tin vào mạng xã hội.

Có những người thậm chí có người yêu, bạn bè, bố mẹ bên cạnh rồi vẫn còn tương tác, bình luận, like ảnh của họ chứ không thích nói chuyện trực tiếp. Thói quen này chỉ làm mọi người trở nên xa lánh bạn nếu như người đó không hề nghiện mạng xã hội. Bên cạnh đó nhiều bạn tin tưởng vào những người quen trên mạng thấy họ đăng ảnh, thông tin cá nhân lên là bạn nghĩ bạn đã hiểu được hết về con người, tính cách, công việc của họ. Nhưng các bạn quên đi một điều rằng mạng xã hội là một thế giới ảo và đôi khi con người cũng sẽ ảo. Không phải những gì bạn nhìn thấy cũng là thật, nếu như bạn không thực sự quen biết và gặp những người xa lạ kia thì không biết chuyện gì có thể xảy ra nếu như bạn gặp một người không tốt.

Bất cứ một bài trạng thái nào cũng có mặt bạn bình luận vào đấy, khen ngợi rồi đến phê bình, nói những câu xỉa xói, trêu đùa, hay những câu nhục mạ, chỉ trích và hùa theo người khác để nói xấu một ai đó hay bất kỳ một hiện tượng nào trên mạng xã hội. Rất có thể bạn sẽ được nhiều người ủng hộ và like nếu như các bình luận của bạn nói gì đó đúng đắn. Đừng nghĩ rằng được nhiều người tương tác là mình đã trở nên nổi tiếng và được mọi người tôn trọng nhé. Bạn đừng biến mình trở thành một anh hùng bàn phím vì dù sao đi nữa mạng xã hội cũng chỉ ảo mà thôi.

Có rất nhiều bạn trẻ được gắn mác hotgirl, hotboy bởi những câu nói, những hành động được rất nhiều người quan tâm, đó là một phần biến các em thành nô lệ của mạng xã hội. Đôi khi sự nổi tiếng trên mạng xã hội khiến bạn tự cao vì được nút like của mọi người đâm ra là các em cứ nghĩ bản thân mình rất xinh đẹp và tài năng.Chỉ cần các em có mạng xã hội là các em sẽ chẳng còn muốn đi đâu làm gì nữa . Các em có thể biết được những gì xảy ra trong ngày hôm nay chỉ cần các em lên mạng xã hội và trang chủ sẽ cập nhật một cách đầy đủ những trạng thái mà mọi người đăng lên. Với một bầu không khi nóng bức như hiện nay, không có nhiều tiền trong túi, không người yêu thì các em chỉ việc đơn giản là ngồi ở nhà và online.

Với những tác hại mà mạng xã hội mang lại thì cách cai nghiện mạng xã hội như thế nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất giúp con tránh xa và học tập tốt hơn?

2. Những hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện game và mạng xã hội

Một câu hỏi được đặt ra là nhiều bạn trẻ cứ nghĩ rằng chơi game hay lên mạng xã hội nhiều chỉ để mua vui, giải trí vậy hậu quả mà nó mang lại là gì? Suy nhược cơ thể chính là biểu hiện rõ ràng của việc cày game và mạng xã hội. Việc các em chơi game hay dùng các trang mạng xã hội như book, instagram quá nhiều sẽ khiến sức khỏe của các em ngày càng bị suy nhược, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, tinh thần thì bị giảm sút một cách nghiêm trọng lâu dần bản thân các em sẽ hình thành những biểu hiện như cáu giận, bực tức mọi chuyện, hay suy nghĩ tiêu cực, nói tục chửi bậy, đánh người,…Khi các bạn quá lam dụng internet, con người thường sẽ có xu hướng thu mình lại, thích được sống trong thế giới ảo, nơi mà người ta quan tâm nhau bằng lời nói, không phải bằng hành động, dần dần các em sẽ tránh xa cuộc sống thật, bản thân luôn so sánh với những người mình không quen biết. Bất cứ khi nào các em nhìn thấy cuộc đời của người khác tuyệt vời hơn bản thân mình được khoe trên mạng xã hội thì bản thân các em sẽ dần cảm thấy tự ti dần dần thu mình lại và tệ hơn nữa là các em có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm và tự sát khi không còn tìm được lối thoát trong suy nghĩ. Nhiều bạn trẻ còn đang trong độ tuổi đi học nghiện game, nghiện mạng xã hội mà bỏ bê việc học, không quan tâm gì đến sách vở, tần suất nghỉ học ngày càng dày đặc dẫn đến tình trạng học ngày càng sa sút không phanh. Rồi nhiều em quá tin tưởng vào mạng xã hội tin những con người xa lạ quen trên book mà bị người ta lợi dụng, hãm hại để lại những đau thương mất mát về mặt tinh thần, thể xác và vật chất cho bản thân các em cũng như gia đình các em. Nhiều em không ăn không ngủ để các em có thật nhiều thời gian để chơi game khiến cho cuộc sống game và cuộc sống đời thực cứ lẫn lộn vào nhau.

2.1. Những hậu quả do game mang lại cho các bạn trẻ

Có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là chơi game vô cùng tốn thời gian, đây là một điểm không thể bàn cãi. Với những thời gian mà các em chơi game, các em hoàn toàn có thể dành thời gian để làm được nhiều công việc khác như học tập, vui chơi hay tìm kiếm thêm một mối quan hệ mới hay đơn giản chỉ là chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe. Vậy mà những thứ tưởng chừng rất đơn giản như vậy các em lại không thể làm được vì đã tốn quá nhiều thời gian vào việc chơi game.Bên cạnh mất rất nhiều thời gian thì nó cũng vô cùng tốn tiền bạc, đây là một điểm mà ai cũng thấy. Điển hình như các em chơi ở nhà thì tốn tiền điện, làm chai mòn điện thoại, còn nếu như các em chơi game ở quán net thì các em sẽ phải mất 5 nghìn trên một giờ chơi, những lúc như vậy bạn mới thấy tiền bạc đã ra đi nhanh như thế nào. Thông thường để các game thủ có thể đạt được đẳng cấp pro trong games thì ít nhất mỗi ngày phải dành ra 5-6 tiếng một ngày, vào những ngày cuối tuần lượng thời gian dành cho nó còn phải tăng lên nhiều hơn nữa. Tính ra mỗi tháng các em sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc cho game thay vào đó các em có thể dành số tiền đó để ăn uống hoặc vui chơi với bạn bè.

Khi chơi game quá nhiều cũng có thể dẫn đến đầu óc mê muội. Mỗi một ngày trôi qua các em đã dành hết 1/3 ngày để cắm đầu vào game, đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ đến game thì thử hỏi rằng các em làm gì còn thời gian mà thư giãn, đọc báo , chơi thể thao hay là ra ngoài phố tán gẫu với bạn bè, 2/3 thời gian trong ngày còn lại chúng ta dành để ngủ, ăn và những sinh hoạt thường ngày khác, cộng với việc thức khuya liên miên thì đầu óc các em làm sao tỉnh táo được. Đối với những game thủ thì việc thức xuyên đêm là hết sức bình thường. Những khoảng thời gian đầu khi chơi game các em sẽ thấy khá mệt mỏi và muốn bỏ cuộc nhưng rồi cũng đến một thời điểm mà các em sẽ quen dần. Theo như kiến thức sinh học chúng ta đã được học thì khi chúng ta ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya quá nhiều sẽ khiến đầu óc cực kỳ mệt mỏi, lâu dần sẽ không còn minh mẫn.

Một hậu quả tệ hơn nữa là game sẽ biến các em thành những con người lờ đờ, không có sức sống. Điều này được suy ra rất dễ dàng từ sự hao mòn sức khỏe, đầu óc bị mê muội không còn hứng thú với bất cứ thứ gì ngoài game. Hầu hết các em nghiện game thì đều rất ít khi đến lớp, bỏ học thường xuyên hoặc có đến học cũng nằm dài ra bàn mà ngủ mặc kệ cô nhắc nhở. Vậy thì làm sao các em có thể học tốt được , một khi các em đã nghiện game rồi thì các em sẽ rất khó mà thoát ra được nó. Đồng thời chơi game cũng là một nguyên nhân hàng đầu khiến các em thu hẹp dần các mối quan hệ. Các em có thể nhận thấy được điều này một cách rõ ràng rằng khi thời gian rảnh là các em đắm chìm vào game và những lúc như vậy các em không có thời gian để giao lưu với mọi người. Các em sẽ chỉ dừng lại ở mức giao tiếp trung bình thậm chí còn có xu hướng làm các mối quan hệ ngày càng tệ đi vì các em bỏ bê các mối quan hệ này mặc kệ cho tình trạng ngày một đi xuống. Lúc này mọi sự quan tâm của các em đều dành cho game và tất cả những mối quan hệ có trong game. Trong game có thể các em quen được càng nhiều bạn thì ở ngoài đời sống thực các em càng làm quen được ít bạn hơn. Game thực ra chỉ là một thế giới ảo, có thể qua đó các em sẽ thêm những người bạn cùng đam mê chơi game và không bao giờ gặp mặt nhưng con số để nói thân thiết là không nhiều, nó không thể nào có thể bù đắp cũng như tạo dựng lại những mối quan hệ tốt đẹp mà các em đã đánh mất. Đáng buồn hơn nếu như các em có người yêu, chắc chắn một thời gian không lâu nữa cô ấy cũng sẽ chọn rời xa các em bởi vì các em không có thời gian để chăm sóc, tâm sự, hỏi han cô ấy thường xuyên.

Game là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các em rất dễ rơi vào tình trạng thái cáu gắt và ít nói hẳn đi nhất là đối với bố mẹ và những người lớn tuổi. Bởi có những lúc các em không được chơi game cảm giác vô cùng bứt dứt, khó chịu và chỉ cần lúc này bố mẹ nói nhiều lời một chút là các em rất dễ nổi cáu cũng như cãi vã với bố mẹ là điều khó tránh khỏi. Khi các em bỏ được game, bản thân các em rất dễ  rơi vào trạng thái hụt hẫng, trống rỗng.Các em đã quen với thời gian biểu lúc các em còn nghiện game, quen với những cái bàn phím, quen với chiếc máy tính rồi khi các em dừng lại, nhiều mối quan hệ không còn tốt đẹp như xưa sẽ rất dễ làm các em chán nản, không biết nên làm gì khi buồn và đó là lý do để các em quay lại với việc chơi game.

Khi các em ngồi máy tính quá nhiều có thể dẫn đến những căn bệnh như cao huyết áp, mắt bị kém đi, da khô, nhiều nếp nhăn xuất hiện, có thêm tàn nhang và giảm sức đề kháng,…chưa kể khi các em ngồi máy tính không đúng tư thế còn khiến các em bị mỏi lưng , cong vẹo cột sống,…nếu ngồi máy tính quá 5 giờ trên một ngày hoàn toàn có thể khiến suy giảm sức đề kháng bệnh tật và hoạt động của tim bị yếu đi tối thiểu là 10%. Thường những người cả ngày chỉ biết cắm đầu vào game không làm bất cứ việc gì rất dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và có khá nhiều trường hợp bị tử vong do chơi game quá lâu. Việc chơi game lâu trên màn hình máy tính khiến các em tiếp xúc trực tiếp với màn hình máy tính, điện thoại với ánh sáng yếu, phản quang sắc xanh liên tục trong nhiều giờ liên tục. Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ thể ít tiết ra chất melatonin, một loại hooc-môn quan trọng giúp điều hòa chu trình sống của con người và tác động đến giấc ngủ của các em vào ban đêm. Ngồi lâu trong một tư thế khiến cho cơ quan sinh dục bị chèn ép , không thể giải nhiệt được , điều này vô cùng có hại cho cơ quan sinh dục đặc biệt là các em nam. Ngồi quá lâu sẽ khiến cơ quan sinh dục bị hủy hoại, giảm đáng kể lượng tinh trùng và có nguy cơ cao dẫn đến vô sinh

Game là một thứ rất dễ gây nghiện , chúng khiến cho người chơi quên mất bản thân, học hành, công việc. Những người nghiện game luôn thích chìm đắm trong không gian của trò chơi thậm chí là cứ nghĩ mình là nhân vật ở trong game , dẫn đến tình trạng quên ăn, quên ngủ, quên học hành, bỏ học chơi game,…Những em chơi những trò chơi bạo lực rất dễ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của nhân vật trong game và bản thân trở nên hung hăng hơn. Chúng có thể có nhiều khả năng trở thành những kẻ phạm tội về hành vi bạo lực ngoài đời. Nhiều bạn vì không có tiền chơi game nên đã có hành vi trộm cắp tiền của bố mẹ hoặc bất kỳ người nào. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm, lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu và dẫn đến những hành vi trái pháp luật. Là phụ huynh cần có những cách cai nghiện game hiệu quả dành cho con để thoát khỏi thế giới ảo ngay hôm nay.

2.2. Những hậu quả do mạng xã hội mang lại

Các em hãy thử tưởng tượng mà xem, cảm xúc của bạn bè và người thân sẽ như thế nào nếu như khi nói chuyện với bạn mà mắt bạn cứ dán vào book, zalo qua chiếc điện thoại. Nghiện mạng xã hội sẽ khiến các em có ít thời gian dành cho những người xung quanh mình, khiến họ cảm thấy buồn khi các em coi trọng bạn bè ảo hơn là những người bạn ở đời thật. Dần dần các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và chẳng ai còn muốn gặp gỡ với bạn nữa.

Khi các em đăng tải những dòng status lên mạng xã hội với mục đích câu like một cách thường xuyên có thể gây sự bực mình cho những người theo dõi các em. Các em một khi đã quá chú tâm vào mạng xã hội thì rất dễ quên đi mục đích thực sự của cuộc sống. Thay vào đó các em có thể tìm kiếm những công việc để rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho tương lai. Cũng giống như nghiện game thì nghiện mạng xã hội có thể khiến các em trở nên trầm cảm. Điều này càng nguy hiểm với những ai có chứng bệnh trầm cảm từ trước đó. Mạng xã hội là một công cụ làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo của các em. Nếu như các em có kế hoạch làm việc thì hãy tránh xa mạng xã hội để tập trung làm việc.

Anh hùng bàn phím là cụm từ quá quen thuộc với chúng ta ngày nay. Chúng ta thường có xu hướng cảm thấy thoải mái lên mạng nói ra những điều mình nghĩ mà ngoài đời không dám nói. Nếu bạn là người có thói quen nói những lời xúc phạm đến người khác trên mạng thì hãy dừng lại ngay. Mạng xã hội là phương tiện để con người có thể làm quen với nhau một cách dễ dàng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các cặp đôi tan vỡ. Khi ghen tuông các bạn thường có xu hướng xem lén tin nhắn trên mạng xã hội của nhau. Nhưng thực tế là việc này lợi thì ít mà hại thì nhiều vô cùng. Khi các em cứ suy nghĩ, lo lắng người yêu nhắn tin cho người khác thì sẽ luôn xảy ra tình trạng cãi vã và chia tay thôi.

3. Tổng hợp những cách cai nghiện game và cai nghiện mạng xã hội 

3.1. Cách cai nghiện game hiệu quả

Khi các bạn muốn biết cách cai nghiện game thì quyết tâm là điều quan trọng nhất. Phải luôn quyết tâm và nỗ lực hết mình. Phải biết thôi thúc bản thân cố gắng để có thể từ bỏ được game. Hãy dành thời gian cùng bạn bè chơi những hoạt động thể thao có lợi cho sức khỏe. Khi các em hoạt động nhiều sẽ khiến các em muốn ăn nhiều, nghỉ ngơi nhiều giúp hạn chế đến việc nghĩ đến game. Ban đầu có thể rất khó chịu nhưng sau đó các em sẽ thấy được lợi ích mà nó mang lại. Hoặc các bạn cũng có thể tham gia các hoạt động xã hội để bản thân luôn bận rộn và còn giúp ích được cho người khác.

Khi các em đang quyết tâm bỏ game mà những thông tin quảng cáo game trên mạng vô cùng nhiều cùng những icon game rất hấp dẫn sẽ khiến cho cơn nghiện của các em ngày càng tăng lên. Do đó hãy xóa hết tất cả những phần mềm game có trong máy, không kết nối internet và không mở máy tính trong khoảng thời gian các em cai game. Thay vào đó hãy đọc những cuốn sách, xem những bộ phim hoặc rủ bạn bè đi chơi, điều đó sẽ giúp các em quên đi game một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó các em có thể tham gia vào một chương trình chia sẻ cách cai nghiện game. Khi tham gia vào chương trình này các em có thể nghe những lời chia sẻ, những lời khuyên của những người từng cai nghiện game thành công. Nếu bạn thấy quá khó khăn để bản thân tự cai nghiện game thì bạn có thể tìm đến các lớp về cách cai nghiện game đang được nhiều sự quan tâm từ mọi người.

Thông thường các em khi đang rơi vào thế giới ảo của game thì không thể nào nhận thức được về việc tìm người yêu cho mình. Do vậy khi các em có người yêu, các bạn sẽ phải dành thời gian cho người đó để suy nghĩ, quan tâm, chăm sóc. Đồng thời người yêu cũng sẽ giúp các game thủ trở nên chín chắn, có ý thức, có suy nghĩ rộng hơn.

 

3.2. Cách cai nghiện mạng xã hội hiệu quả

Khi chúng ta muốn cắt giảm thời gian dành cho mạng xã hội thì việc thiết lập lại chúng cũng rất quan trọng. Các em tuyệt đối đừng để book, zalo,…luôn trong trạng thái đăng nhập. Dù việc đăng nhập sẵn rất tiện cho các em mỗi khi các em muốn vào nhưng nó lại không tốt trong quá trình cai nghiện mạng xã hội vì vậy khi ta đăng nhập sẵn vào mạng xã hội thì mọi thông báo, mọi tin nhắn đều có thể hiện ra bất cứ lúc nào, điều đó càng khiến các em ngày càng nghiện mà thôi. Đồng thời hãy tự mình liệt kê ra thật nhiều những tác hại của việc lạm dụng mạng xã hội. Đầu tiên khi chúng ta liệt kê ra như vậy chúng ta sẽ lo sợ mỗi khi sử dụng mạng xã hội sau đó dần dần nếu chúng ta dùng nhiều thì sẽ cảm thấy có lỗi và sau một ngày không xa chúng ta sẽ thực sự bỏ được mạng xã hội.

- Cách cai nghiện mạng xã hội thứ nhất đó là hãy tìm ra những điều thú vị và hấp dẫn khác ở đời thực hơn các trang mạng xã hội, nó không chỉ giúp các em quên đi mạng xã hội mà giúp các em ngày càng hòa mình vào cuộc sống thực tế, thấy yêu cuộc sống này nhiều hơn. Có lẽ sẽ rất là buồn khi phải làm việc này nhưng các em phải bỏ like những trang hay ho và thú vị với các bạn. Chính điều này sẽ giúp các em bỏ được thói quen xấu. Đặc biệt các em nên làm cái này ở giai đoạn chưa nghiện mạng xã hội nặng , đây sẽ là cách cai nghiện từ từ, giúp các em thoát ra được mạng xã hội.

- Cách cai nghiện mạng xã hội thứ hai đó là hãy luôn ghi nhớ một điều rằng khi các em lướt thì dù nó thú vị ra sao cũng nên dành 5-10 phút để giải lao sau mỗi giờ online. Các em có thể đứng dậy uống cốc nước, đi ra vườn, hay nấu một món ăn mà mình yêu thích,…như vậy vừa giúp các em thư giãn, vừa giúp xoa dịu đôi mắt, bên cạnh đó còn giúp ta có chế độ thời gian lên mạng xã hội một cách hợp lý, không bị lạm dụng quá nhiều. hãy liệt kê ra những việc cần thiết để làm trên mạng xã hội rồi làm dồn vào một lúc, như thế các em sẽ không bị phân tâm hay lãng phí thời gian vào việc khác. Ngoài ra hãy tìm được mục đích chính đáng để online, còn không đừng cố gắng tìm lên mạng nữa. Tuyệt đối không được phân tâm vào mạng xã hội nếu không sẽ khiến chúng ta rất dễ tiếp tục thói nào tật nấy thôi.

Mong rằng bài chia sẻ trên đây chia sẻ cách cai nghiện game và cai nghiện mạng xã hội của mình sẽ giúp ích được cho các bạn trẻ hiểu được những biểu hiện, tác hại và đặc biệt là có thêm những giải pháp để có thể cai được những cơn nghiện đến từ game và mạng xã hội.

>> Đọc thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022