Blog

Các vị trí trong ngân hàng, công việc cụ thể và kỹ năng cần thiết

30/09/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn muốn làm việc trong ngành ngân hàng nhưng chưa hiểu rõ các vị trí trong ngân hàng và công việc cụ thể của từng vị trí. Cùng tìm hiểu về những thông tin đó qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Các vị trí trong ngân hàng

Bạn thường xuyên thực hiện các giao dịch với ngân hàng, làm việc với các chuyên viên tư vấn tại quầy giao dịch và nghĩ đó là tất cả những vị trí mà một ngân hàng có. Tuy nhiên, các vị trí trong ngành ngân hàng đa dạng và nhiều hơn bạn tưởng tượng đó. Chỉ những ai làm việc trong lĩnh vực này mới có cái nhìn toàn diện và hiểu biết về công việc cụ thể của những vị trí đó.

Một số vị trí trong ngân hàng có thể kể đến như:

  • Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)

  • Chuyên viên thanh toán quốc tế

  • Nhân viên kinh doanh (Sales Executive)

  • Nhân viên vận hành (Operations Officer)

  • Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)

  • Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

  • Nhân viên tín dụng ngân hàng (Credit Approval Officer)

  • Telesales tại ngân hàng

  • Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)

  • Giao dịch viên (Teller)

Cụ thể từng vị trí trong ngân hàng sẽ phải đảm nhận những công việc gì để chúng ta có thể tìm thấy vị trí phù hợp cho mình và trình bày CV kế toán một cách hợp lý thì các bạn hãy cùng theo dõi tiếp bài viết.

1.1. Nhân viên quản lý rủi ro

Quản trị rủi ro là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong ngân hàng. Việc quản trị rủi ro sẽ đảm bảo ngân hàng kiểm soát được tài chính, dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra và thậm chí có thể biến rủi ro thành cơ hội để thành công.

Để thực hiện hoạt động quản trị rủi ro này, ngân hàng cần có những nhân viên quản lý rủi ro để phân tích, dự báo các rủi ro và lên kế hoạch để giảm thiểu nó. Công việc của nhân viên quản lý rủi ro là đảm bảo chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng được triển khai và hoạt động có hiệu quả, làm việc với các bộ phận liên quan, phối hợp với kiểm toán nội bộ để đánh giá, giám sát sự tuân thủ về quản lý rủi ro hoạt động.

Mức lương của vị trí nhân viên quản lý rủi ro có thể dao động từ 12-15 triệu/tháng tùy vào từng ngân hàng và kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên đó.

1.2. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế là người đảm nhận việc thực hiện các giao dịch quốc tế trong ngân hàng. Vai trò của vị trí này ngày càng quan trọng khi mà các giao dịch trên thế giới ngày càng gia tăng và sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng.

Công việc của vị trí thanh toán quốc tế rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô và sự phát triển của ngân hàng đó. Cụ thể công việc của chuyên viên thanh toán quốc tế là phối hợp với các bộ phận khác trong ngân hàng để tiếp nhận các chứng từ phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành giấy tờ. 

Chuyên viên thanh toán quốc tế cũng làm việc trực tiếp với những khách hàng có giao dịch quốc tế, hướng dẫn khách hàng thực hiện theo đúng các thủ tục, hoàn thiện các giấy tờ cần thiết, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về công tác kế toán theo quy định của ngân hàng. Chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện theo đúng quy trình, tuy nhiên cũng có thể có những đề xuất thay đổi để tối đa hóa hiệu quả dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế có thể dao động từ 7-9 triệu/ tháng. Yêu cầu cụ thể cho những bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này chính là có chuyên môn vững vàng, tốt nghiệp ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, kế toán, có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng. Bạn cũng cần phải có ngoại ngữ tốt, thành thạo tiếng Anh, đảm bảo đọc hiểu được các loại tài liệu, giấy tờ, không để xảy ra sai sót hoặc ghi nhận thông tin không chính xác trong quá trình làm việc.

1.3. Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, và trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy. Nhân viên kinh doanh là những người tiếp cận với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng với khách qua các kênh giao tiếp như trò chuyện trực tiếp, tư vấn điện thoại hay gửi email.

Nhân viên kinh doanh phải liên tục tìm kiếm những khách hàng mới để sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Sau khi có thông tin khách hàng, cần lưu trữ hồ sơ và thực hiện quá trình chăm sóc khách hàng.

Mức lương của nhân viên kinh doanh trong ngân hàng có thể dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng cùng với % doanh thu. Vị trí này không đòi hỏi nhân viên phải có quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên cũng cần có những am hiểu nhất định về ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế. Nếu bạn làm việc trái ngành ở vị trí này cũng hoàn toàn được, chỉ cần bạn có nhiều kinh nghiệm sale và học hỏi thêm về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

1.4. Nhân viên vận hành

Nhân viên vận hành là người thực hiện các hoạt động giao dịch trong ngân hàng theo đúng quy trình. Nhân viên vận hành quan sát quy trình hoạt động của các bộ phận, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho các phòng ban và khách hàng.

Mức lương cho vị trí nhân viên vận hành trong ngân hàng dao động từ 8-10 triệu/tháng. Nhân viên vận hành không những cần am hiểu chuyên môn mà còn cần những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, năng động, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng.

1.5. Nhân viên kiểm toán nội bộ

Nhân viên kiểm toán nội bộ là người chịu trách nhiệm rà soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện ra những sai sót, hỗ trợ hoạt động kiểm soát rủi ro. Nhân viên kiểm toán nội bộ giúp ngân hàng phát hiện ra những điểm yếu từ hệ thống quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.

Công việc của nhân viên kiểm toán nội bộ là giám sát hoạt động của các vị trí trong ngân hàng, theo dõi tiến độ, báo cáo tài chính, thực hiện điều chỉnh nếu có sai sót. Mức lương của nhân viên kiểm toán nội bộ trong ngân hàng có thể từ 15-18 triệu/tháng.

1.6. Nhân viên tín dụng ngân hàng

Đây là vị trí công việc chịu nhiều áp lực, tuy nhiên lại là vị trí thu hút đối với nhiều nhân viên ngành tài chính, ngân hàng. Nhân viên tín dụng ngân hàng có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, xác định hình thức vay vốn và hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện các hợp đồng vay vốn với khách hàng và lập báo cáo với cấp trên.

Mức lương của nhân viên tín dụng ngân hàng dao động từ 7-9 triệu/tháng.

1.7. Giao dịch viên

Giao dịch viên trong ngân hàng là người trực tiếp làm việc với khách hàng khi khách hàng có yêu cầu. Giao dịch viên thực hiện các dịch vụ có thể liên quan đến tiền mặt hoặc không liên quan đến tiền mặt, tiếp nhân và giải đáp thắc mắc của khách hàng, đảm bảo khách hàng hài lòng với dịch vụ. 

Mức lương của Giao dịch viên dao động từ 6-8 triệu/tháng.

2. Các kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngân hàng

Để có thể đảm nhận các vị trí trong ngân hàng, dù làm việc ở vị trí nào, bạn cũng cần đảm bảo có đầy đủ các yếu tố quan trọng sau đây:

2.1. Kiến thức chuyên môn vững chắc

Người làm việc trong các vị trí trong ngân hàng thường là những sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến tài chính, ngân hàng. Những kiến thức cơ bản về tài chính, ngân hàng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và chính xác hơn.

2.2. Tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc

Sự tỉ mỉ, cẩn trọng là điều cần thiết trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, với ngành tài chính, ngân hàng thì yếu tố này càng trở lên quan trọng. Bởi đặc thù làm việc nhiều với các con số, tính toán, chỉ cần có một sự sai sót nhỏ cũng có thể kéo theo nhiều lỗi sai nghiêm trọng khác. 

2.3. Kỹ năng giao tiếp, ngoại hình tốt

Dù làm việc ở vị trí nào trong ngân hàng, bạn cũng phái tiếp xúc nhiều với đối tác, khách hàng. Bởi vậy, một nhân viên ngân hàng cần phải có năng lực giao tiếp tốt và chuyên nghiệp. Ngoại hình ưa nhìn sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với khách hàng và giúp cho công việc của bạn được thuận lợi, suôn sẻ hơn.

2.4. Khả năng ngoại ngữ

Nhiều vị trí trong ngân hàng cần thực hiện các giao dịch nước ngoài, khi đó, bạn cần phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để có thể đọc hiểu được tài liệu và những giao dịch đó. Thêm nữa, các thao tác trên máy tính đa số đều sử dụng tiếng Anh nên nhân viên ngân hàng cần hiểu biết ngoại ngữ để thực hiện sao cho chính xác nhất.

2.5. Tính trung thực

Làm việc trong ngành tài chính ngân hàng, bạn cần phải có tính trung thực để không bị “cám dỗ” mà mắc phải những sai lầm trong công việc. Có thể bản thân bạn không phải là người gian dối, có tính tư lợi cá nhân nhưng ngày nào cũng làm việc với “một đống tiền” thì chỉ cần có một chút suy nghĩ tư lợi chút chút thôi thì hậu quả cũng đã khó lường được rồi.

3. Học ngành tài chính-ngân hàng ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học trên cả nước đào tạo ngành tài chính, ngân hàng. Một số trường đào tạo ở khu vực phía Bắc mà bạn có thể tham khảo như:

  • Học viện Ngân hàng

  • Học viện Tài chính

  • Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân

  • Trường Đại học Hà Nội

  • Trường Đại học Thương Mại

  • Trường Đại học Công nghiệp

  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

  • Trường Đại học Công đoàn

  • Trường Đại học Điện lực

Một số trường Đại học đào tạo ngành tài chính ngân hàng ở phía Nam như:

  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

  • Trường Đại học Tài chính – Marketing

  • Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

  • Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM

  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM

  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

  • Trường Đại học kinh tế – Tài chính TP. HCM (UEF)

  • Trường Đại học Kinh tế Luật

  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng

  • Trường Đại học Mở TP.HCM

  • Trường Đại học Sài Gòn

Ngành Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học hot nhất hiện nay, dù là một ngành đầy thử thách nhưng ngành này cũng có cơ hội thăng tiến cao. Mức lương và chế độ đãi ngộ của các vị trí trong ngân hàng cũng rất hấp dẫn, thông thường cao gấp 1,5-2 lần so với mức lương ở mặt bằng chung. Khi làm việc trong ngành, bạn cũng có nhiều cơ hội được đi du lịch quốc tế, hay thậm chí có cơ hội được đi giao lưu, trao đổi, làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là cơ hội được làm việc tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới như New York, Singapore, Hồng Kông, Tokyo.

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được các vị trí trong ngân hàng mà bạn có thể xin ứng tuyển vào sau khi tốt nghiệp rồi chứ. Vieclam123.vn hy vọng bạn có thể tìm được công việc yêu thích nhanh chóng.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023