Biên bản góp vốn công ty TNHH là văn bản được sử dụng khi các chủ sở hữu của công ty TNHH họp lại với nhau để huy động vốn. Để có thể hiểu kỹ hơn về biên bản này bạn đọc hãy đọc ngay bài viết sau của vieclam123.vn để hoàn thành được biên bản này nhé!
Biên bản góp vốn công ty TNHH là loại văn bản lập ra để ghi chép lại tất cả các nội dung có trong cuộc họp bao gồm thành phần tham dự, chương trình cuộc họp và tiến độ góp vốn,... Biên bản được lập ra để hội đồng cổ đông trong công ty có thể bàn bạc và thảo luận về việc góp vốn. Khi đã ghi nhận xong các thông tin về việc góp vốn thì biên bản góp vốn của công ty sẽ được thực hiện theo những nội dung đã đề ra.
Trong phần mở đầu của biên bản góp vốn công ty TNHH sẽ không thể thiếu được các thông tin về tên công ty, Quốc hiệu - tiêu ngữ và tên của biên bản. Đây là những nội dung quan trọng của phần mở đầu mà bất kỳ loại văn bản nào cũng yêu cầu. Các phần này sẽ được trình bày theo một trình tự cụ thể như sau:
Đầu tiên là tên của công ty thực hiện góp vốn với hội đồng thành viên: “CÔNG TY ............
Số …./BCHĐ-HL”. Nội dung này được viết đầu tiên ở lề trái của trang giấy. Song song với tên công ty là Quốc hiệu - tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày ở lề bên phải của trang giấy. Các thông tin sẽ được viết hoa ở Quốc hiệu còn tiêu ngữ sẽ viết hoa chữ cái đầu của mỗi cụm từ sau dấu gạch ngang ở giữa.
Tiếp đến là thông tin về tên của biên bản góp vốn “BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
(v/v: góp vốn Công ty TNHH)”. Tên của biên bản sẽ được viết in hoa và in đậm ở đầu tiên với cỡ chữ to hơn. Sau đó ding bên dưới là nội dung cụ thể của về việc góp vốn của công ty đó.
Sau khi trình bày các thông tin trên sẽ trình bày về địa điểm, ngày tháng thực hiện góp vốn “Hôm nay, vào hồi (giờ), ngày /tháng./năm, tại Trụ sở chính Công ty: (tên công ty), các thành viên sáng lập tổ chức họp Hội đồng thành viên để bàn bạc về việc tổ chức thực hiện góp vốn của Công ty TNHH (tên công ty) với các nội dung như sau:”.
Trong phần nội dung của biên bản góp vốn công ty TNHH sẽ cần đề cập đến: thành phần tham dự cuộc họp và chương trình họp. Đối với thành phần tham dự cuộc họp thì bạn cần phải đưa ra các thông tin về tên và vị trí cụ thể của người tham dự cuộc họp. Thông tin về các thành viên tham dự sẽ được trình bày theo thứ tự quan trọng của từng vị trí “Chủ tọa cuộc họp: (Họ và tên) - Thành viên sáng lập, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH
Thư ký cuộc họp: (Họ và tên) - Thành viên sáng lập
Thành viên khác: (Họ và tên) - Thành viên sáng lập
Sau khi trình bày các thông tin về người tham dự sẽ trình bày nội dung cụ thể về việc góp vốn.
Đưa ra số vốn góp cụ thể đối với từng thành viên tham gia, tương ứng với số phần trăm của vốn điều lệ. Sau đó sẽ nêu về số đợt góp vốn và số vốn cần phải góp trong mỗi đợt. Tùy vào từng công ty mà sẽ chọn số vốn và số đợt góp vốn phù hợp.
Tải xuống biên bản góp vốn công ty TNHH tại đây
Mẫu biên bản về việc góp vốn của công ty TNHH
Trong phần kết thúc của biên bản góp vốn công ty TNHH sẽ đưa ra cam kết về việc đồng tình với những nội dung được đề cập ở biên bản trên. Đồng thời nêu số lượng biên bản được lập ra thành các bản và nơi được lưu trữ biên bản.
Sau khi kết luận bằng nội dung trên thì các thành viên tham dự cần phải ký tên đầy đủ. Đây là nội dung bắt buộc cần phải có của biên bản. Nếu thiếu đi phần này thì coi như những kết luận ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và không có giá trị. Vậy nên nếu như có phải trình bày các nội dung này thì bạn cần phải ghi chính xác họ và tên đầy đủ của hội đồng thành viên cùng với chữ ký của họ.
Xem thêm: Cập nhật nội dung mẫu quyết định thành lập công ty mới nhất hiện nay
Hiện nay Pháp luật có quy định về 2 loại công ty TNHH đó là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đối với công ty TNHH một thành viên thì sẽ không cần đến việc góp vốn. Nhưng đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì sẽ cần đến việc góp vốn nếu như cần thiết. Khi áp dụng đúng quy định về việc góp vốn thì mới có thể lập biên bản góp vốn công ty TNHH.
Khi dùng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì tổng giá trị về phần vốn được góp của các thành viên được cam kết trong Điều lệ công ty.
Các thành viên sẽ cần phải góp vốn cho công ty sao cho đủ và đúng với tài sản đã cam kết khi đã thành lập doanh nghiệp trong vòng 90 ngày được tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đã đăng ký doanh nghiệp. Không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn và thực hiện những thủ tục về hành chính để có thể chuyển quyền về việc sở hữu tài sản. Nếu như các thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ cùng với phần vốn đã góp theo cam kết. Thành viên của công ty sẽ chỉ được góp vốn đối với công ty bằng một loại tài sản đã cam kết nếu như nhận được tán thành từ trên 50% số thành viên còn lại.
Nếu như trong thời đã được quy định tại khoản 2 của Điều trên mà các thành viên vẫn chưa góp được số vốn như đã cam kết thì sẽ được xử lý như bằng cách như sau:
Nếu như chưa góp vốn theo đúng với cam kết thì sẽ không còn là thành viên của công ty.
Những thành viên đã góp vốn nhưng chưa đủ vốn theo cam kết thì sẽ có các quyền tương ứng với số vốn góp đã góp.
Phần vốn chưa góp của các thành viên sẽ được chào bán theo nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên.
Nếu như trường hợp có những thành viên chưa góp đủ số vốn theo cam kết thì công ty cần phải đăng ký về việc thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn đối với việc thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên. Thời hạn này sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày tính từ ngày cuối cùng cần phải góp đủ phần vốn góp theo như quy định của khoản 2 Điều này. Các thành viên nếu chưa góp đủ số vốn như cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm với tỷ lệ phần vốn góp tương ứng theo như cam kết đối với các nghĩa vụ về tài chính của công ty. Nó được phát sinh trong thời gian trước ngày mà công ty đã đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên.
Trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 của Điều này, kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp thì người góp vốn trở thành thành viên của công ty và những thông tin về người này được quy định tại các điểm b, c và đ của khoản 2 Điều 48 trong luật này và được ghi vào sổ đăng ký thành viên. Trong thời điểm góp đủ phần vốn thì công ty cần phải cấp giấy chứng nhận đối với việc góp phần vốn đối với những thành viên tương ứng với giá trị của phần vốn đã góp.
Trên đây là các thông tin vieclam123 cung cấp về biên bản góp vốn công ty TNHH. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách làm một biên bản góp vốn dành cho công ty TNHH một cách chính xác nhé!
Tại sao phải sử dụng đến biên bản họp gia đình chia đất? Nội dung có trong biên bản chia đất trong gia đình là gì? Đọc bài viết biên bản về việc phân chia đất ngay tại đây để hiểu hơn về cách làm bạn nhé!
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023