Blog

Cập nhật mẫu biên bản cam kết chịu trách nhiệm mới và đầy đủ nhất

25/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Biên bản cam kết chịu trách nhiệm là một văn bản phổ biến và có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để soạn thảo được một mẫu văn bản hoàn chỉnh và chính xác thì không phải bất cứ ai cũng có thể nắm rõ các quy tắc cũng như những điều cần chú ý. Vì thế mà bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm chuẩn xác nhất để đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

1. Thông tin chung về biên bản cam kết chịu trách nhiệm

1.1. Hiểu đúng về mẫu biên bản cam kết chịu trách nhiệm

Khác với các mẫu biên bản như mẫu biên bản cuộc họp công ty, biên bản cam kết chịu trách nhiệm không là một văn bản cung cấp thông tin thông thường mà có giá trị pháp lý cao hơn. Theo đó, khi hai bên thực hiện việc ký vào biên bản cam kết chịu trách nhiệm sẽ phải tuân thủ đúng các điều khoản được nêu ra. Nếu không sẽ phải trách nhiệm theo những gì đã cam kết và phải có trách nhiệm trước pháp luật. 

Hiểu một cách đơn giản thì biên bản cam kết chịu trách nhiệm là văn bản thể hiện các nội dung cam kết giữa các bên tham gia trong việc chịu trách nhiệm về vấn đề thuộc lĩnh vực nào đó. Đồng thời, văn bản sau khi có chữ ký xác nhận đầy đủ sẽ trở thành văn bản có giá trị pháp lý cao, bất cứ bên nào nếu không tuân thủ đúng sẽ phải chịu các trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Biên bản cam kết chịu trách nhiệm là gì

Có thể nói cam kết chịu trách nhiệm có tính ứng dụng rất đa dạng khi ở bất cứ phương diện nào cũng cần có sự cam kết phù hợp. Ví dụ như trong lĩnh vực lao động với cam kết chịu trách nhiệm về dự án, công việc; trong lĩnh vực luật pháp có cam kết chịu trách nhiệm về lời khai trước tòa,.....

Xem thêm: Mẫu cam kết làm việc sau đào tạo được lập cần lưu ý gì?

1.2. Vai trò và ý nghĩa của biên bản cam kết chịu trách nhiệm

Đối với mẫu biên bản cam kết chịu trách nhiệm ta có thể dễ dàng nhận thấy được hai vai trò cơ bản của văn bản này như sau:

1.2.1. Cung cấp thông tin về nội dung cam kết

Vai trò đầu tiên chính là việc cung cấp thông tin về nội dung được cam kết chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia. Thông qua biên bản này, ta có thể biết được nội dung cam kết chịu trách nhiệm về vấn đề gì, đối tượng tham gia cam kết là ai, những điều khoản được quy định với các bên là gì, hình thức chịu trách nhiệm nếu vi phạm ra sao,... Rất nhiều thông tin có giá trị đều được cập nhật và bổ sung trong biên bản. Do đó mà đây sẽ là văn bản chứa đựng nội dung hoàn chỉnh và đầy đủ nhất liên quan tới cam kết chịu trách nhiệm.

Vai trò của biên bản cam kết chịu trách nhiệm

1.2.2. Đảm bảo giá trị pháp lý của cam kết

Không chỉ là văn bản cung cấp thông tin, biên bản cam kết chịu trách nhiệm còn là văn bản đảm bảo cho các giá trị pháp lý được tồn tại và có cơ sở để dựa vào và đưa ra phân tích về sự thực hiện cam kết của các bên tham gia. 

Theo đó, khi một trong hai bên thực hiện ký vào biên bản cam kết chịu trách nhiệm không tuân thủ đúng thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên mắc sai phạm bồi thường hay chịu trách nhiệm trước pháp luật đúng theo những gì đã cam kết. Do biên bản đã được ký xác nhận bởi đại diện các bên, vì thế mà biên bản này hoàn toàn có giá trị về mặt pháp lý. Trở thành cơ sở thực hiện cho các nội dung được nêu ra.

1.3. Đối tượng nào có thể sử dụng biên bản cam kết chịu trách nhiệm?

Với sự ứng dụng rộng rãi của biên bản cam kết chịu trách nhiệm thì hầu hết các đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật đều có thể sử dụng mẫu biên bản này.

Đối với những đối tượng dưới 18 tuổi thì sẽ cần thay thế bằng chữ ký của bố, mẹ đẻ, anh, chị ruột, người đại diện, người bảo hộ hợp pháp của mình. Điều này nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của biên bản cũng như là cơ sở để biên bản có đủ giá trị pháp luật. 

Đối tượng sử dụng mẫu biên bản cam kết

2. Hoàn thiện biên bản cam kết chịu trách nhiệm

2.1. Các bước soạn thảo mẫu biên bản cam kết chịu trách nhiệm

Để thực hiện viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm hoàn chỉnh thì bạn sẽ thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

2.1.1. Xác định vấn đề cam kết chịu trách nhiệm

Đầu tiên, hai bên cần tiến hành thảo luận và xác định vấn đề cần cam kết chịu trách nhiệm là gì. Đây được xem là mục đích chính khi viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm. Từ mục đích này để tiến hành triển khai xây dựng các nội dung, điều khoản cho các cam kết sau đó.

Khi đã xác định mục đích chính thì sẽ tiến hành xây dựng nội dung các điều khoản. Bao gồm trách nhiệm của mỗi bên, hình thức xử lý nếu một trong hai bên vi phạm, thời gian bắt đầu có hiệu lực của cam kết. Tất cả những nội dung này đều cần được nêu rõ để sau đó đưa vào trong biên bản được đầy đủ, hoàn thiện nhất.

2.1.2. Xác định bố cục cho biên bản

Soạn thảo biên bản cam kết chịu trách nhiệm

Khi đã định hình được phần nội dung cho mẫu biên bản thì sẽ đến hình thức. về cơ bản thì biên bản cam kết chịu trách nhiệm sẽ tuân thủ đúng theo hình thức của một văn bản hành chính. Các nội dung sẽ bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thông tin người tham gia biên bản, nội dung biên bản và chữ ký xác nhận. Biên bản sẽ cần có bố cục các phần như trên, xác định được bố cục thì khi viết sẽ rất dễ để lắp ghép nội dung tương ứng cho từng phần.

2.1.3. Soạn thảo biên bản theo mẫu

Sau khi hoàn thiện được 2 công đoạn trên thì bạn sẽ bắt tay vào việc viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm. Bởi vì đã có sẵn nội dung và xác định được bố cục từng phần của biên bản nên các thông tin chỉ cần tiến hành lắp ghép là có thể hoàn thiện.

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết chữ in hoa quốc hiệu, chữ thường với tiêu ngữ và viết ở giữa trang giấy.

- Thời gian, địa điểm lập biên bản: Ghi rõ địa điểm, thời gian lập biên bản này. Chú ý ghi chếch về phía bên phải.

- Tên biên bản: Viết chữ in hoa biên bản cam kết chịu trách nhiệm. Phần nội dung có thể ghi chữ thường ở bên dưới.

- Nơi tiếp nhận biên bản: Ghi rõ nơi nhận biên bản thông qua mẫu “Kính gửi:.....”.

- Thông tin của người cam kết: Ghi rõ họ tên và các thông tin cơ bản như năm sinh, số CMT/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại,... Với doanh nghiệp thì cần ghi thêm mã số thuế, trụ sở,....

Quy trình thực hiện ra sao

- Nội dung cam kết: Ghi đầy đủ những điều cần cam kết chịu trách nhiệm.

- Đề nghị: Ghi rõ các đề nghị, hình thức xử lý trong trường hợp không thực hiện đúng như những gì đã cam kết chịu trách nhiệm.

- Kỹ và ghi rõ họ tên vào phần xác nhận bên dưới của người viết biên bản.

Xem thêm: Biên bản cam kết bảo mật thông tin và những thông tin cần lưu ý

2.2. Lưu ý gì khi viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm?

Trong quá trình viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm, bạn sẽ cần chú ý tới một số điều sau đây:

- Thông tin cá nhân của người cam kết cần được cung cấp đầy đủ, chính xác, không sai lệch so với thông tin thực tế.

- Nội dung trong biên bản cần đồng nhất, rõ ràng và cụ thể.

- Viết ngắn gọn, súc tích và không lan man, dài dòng.

Lưu ý khi viết biên bản cam kết chịu trách nhiệm

- Trong biên bản cam kết cần phải ghi rõ về việc vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo những gì đã cam kết để làm cơ sở và căn cứ xác nhận.

- Biên bản khi được hoàn thiện cần sạch sẽ, dễ nhìn, không có dấu hiệu chỉnh sửa hay tẩy xoá. Không có lỗi sai chính tả.

Trên đây là những thông tin về biên bản cam kết chịu trách nhiệm gửi tới các bạn. vieclam123 hy vọng bài viết đã giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình soạn thảo mẫu biên bản phổ biến và có tính ứng dụng cao này.

Hướng dẫn cách điền mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì? Ứng dụng của mẫu biên bản này ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023