Blog

Cách viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn chuẩn nhất

22/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Biên bản bàn giao quỹ công đoàn là văn bản quan trọng trong việc bàn giao lại quỹ công đoàn của một tổ chức. Để có thể thực hiện việc bàn giao quỹ công đoàn một cách chính xác thì người bàn giao cần phải có mẫu giấy này. Nếu bạn chưa biết cách viết về mẫu giấy bàn giao trên thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé!

1. Tìm hiểu về biên bản bàn giao quỹ công đoàn

1.1. Biên bản bàn giao quỹ của công đoàn là gì?

Biên bản bàn giao quỹ công đoàn là văn bản được soạn thảo với mục đích bàn giao lại quỹ công đoàn cho một cá nhân, tổ chức. Đây là văn bản vô cùng quan trọng nên người thực hiện công tác kế toán phải hết sức cẩn thận. Sau khi hoàn thành xong công tác kiểm kê thì số tiền trong quỹ sẽ được bàn giao. Khi thực hiện việc giao nhận quỹ công đoàn thì bên giao và bên nhận phải lập biên bản bàn giao về quỹ công đoàn. Các bên tham gia khi lập biên bản bàn giao để xác nhận việc hoàn thành việc bàn giao quỹ theo thỏa thuận giữa hai bên và đúng với quy định của pháp luật.

Văn bản bàn giao quỹ công đoàn của một tổ chức

Xem thêm: Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất hiện nay được lập thế nào?

1.2. Nội dung biên bản bàn giao quỹ công đoàn

Kế toán trong công ty, doanh nghiệp sẽ được giao quản lý quỹ công đoàn. Quỹ công đoàn có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như: chi trả chi phí điện nước, mua văn phòng phẩm, phí chuyển phát nhanh,… Tuy nhiên có nhiều lý do khiến kế toán phải nghỉ việc thì khi đó công việc này cần được bàn giao cho một người khác. Khi thực hiện việc bàn giao thì phải tiến hành kiểm kê sau đó mới được bàn giao cho người tiếp nhận. Lúc này kế toán viên sử dụng mẫu biên bản bàn giao công việc để thống kê công việc dang dở và xác định đối tượng nhận bàn giao. Đối với quỹ công đoàn, hai bên sẽ cùng nhau đưa ra thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ với quỹ công đoàn được bàn giao. Nội dung biên bản cần phải đề cập đến các điều khoản cụ thể trong việc thực hiện bàn giao quỹ công đoàn để người được nhận bàn giao có thể duy trì được hoạt động cho tổ chức một cách thuận lợi.

Trong biên bản bàn giao quỹ công đoàn cần phải có các thông tin của bên giao và bên nhận, nội dung cụ thể của việc bàn giao (các thông tin về các loại tiền trong quỹ), xác nhận của phụ trách đơn vị và người giao, người được bàn giao.

Những nội dung cần phải có trong biên bản bàn giao

1.3. Cách viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn

1.3.1. Mở đầu biên bản bàn giao quỹ

Trong phần mở đầu của biên bản bàn giao này cần có các nội dung thông tin về tên đơn vị, số biên bản, Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian thực hiện bàn giao, thông tin của bên giao và bên nhận.

Các thông tin trên sẽ được trình bày như sau: Tên đơn vị và số biên bản sẽ được trình bày ở lề bên trái “Đơn vị:…………

Số:…”

Cạnh nội dung này sẽ trình bày quốc hiệu và tiêu ngữ ở lề phải: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tiếp đến là tên của biên bản bàn giao quỹ công đoàn được viết in hoa và in đậm với cỡ chữ to hơn được trình bày ở giữa “BIÊN BẢN BÀN GIAO QUỸ CÔNG ĐOÀN”.

Sau đó trình bày thời gian thực hiện việc bàn giao “Thời gian bàn giao: từ ngày/ tháng/ năm đến ngày/ tháng/ năm.

Cuối cùng là thông tin về bên giao và bên nhận khi thực hiện việc bàn giao quỹ công đoàn. Đây là những thông tin quan trọng về người đại diện cho việc thực hiện bàn giao của hai bên. Các thông tin này cần phải được ghi chép một cách chính xác vì nếu như thông tin của một trong hai bên bị sai thì coi như văn bản không còn giá trị. Việc thực hiện bàn giao giữa hai bên coi như chưa thành công. 

“BÊN GIAO:

Ông (Bà): ......... Vị trí: .........

BÊN NHẬN:

Ông (Bà): .........Vị trí: ...........”

Nội dung trong phần mở đầu của biên bản bàn giao quỹ

1.3.2. Nội dung chính biên bản bàn giao quỹ

Trong biên bản bàn giao quỹ công đoàn cần phải có các thông tin về việc bàn giao quỹ công đoàn bao gồm tiền quỹ và tiền bàn giao khác. Trong nội dung về tiền quỹ cần phân loại cụ thể về các loại tiền theo hình thức kẻ bảng để có thể trình bày rõ được số tiền của quỹ công đoàn.

Tải cách viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn ngay tại đây:

Cách viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn

Bạn có thể chia ra thành 5 cột bao gồm các thông tin về: STT, Loại tiền, Số lượng, Thành tiền, Ghi chú (nội dung theo cột dọc). Sau khi ghi đầy đủ các nội dung trong cột dọc như trên thì cần tổng kết lại tổng cộng số tiền và số lượng các loại tiền bằng chữ và bằng số ở bên dưới theo như mẫu dưới đây:

Nội dung tiếp theo là việc bàn giao khác nếu có. Khi có các nội dung bàn giao khác ngoài việc bàn giao quỹ nhưng vẫn có liên quan đến quỹ công đoàn thì 2 bên có thể thỏa thuận và ghi nội dung bàn giao khác ở trong biên bản này.

Những thông tin chính cần đề cập

Xem thêm: Thông tin mới nhất về mẫu đề nghị mua hóa đơn dành cho ai chưa biết

1.3.3. Kết thúc biên bản bàn giao quỹ 

Nội dung trong phần kết thúc của biên bản bàn giao quỹ công đoàn sẽ đưa ra nội dung về số lượng biên bản được lập ra và số lượng người giữ biên bản “Biên Bản được lập thành 03 bản, bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản và 01 bản được lưu tại văn phòng Công ty. Đây là nội dung cụ thể ghi chép về số lượng biên bản được cầm của hai bên và số lượng biên bản được lưu trữ để có cơ sở cho việc đối chiếu và kiểm tra sau này nếu như gặp phải các vấn đề phát sinh.

Cuối cùng cần phải có thông tin về tên, chữ ký và dấu của người duyệt, phụ trách đơn vị và tên và chữ ký của bên giao và bên nhận. Đây là những thông tin quan trọng ở cuối cùng của biên bản bàn giao quỹ của công đoàn. Khi không có hay thiếu bất cứ một trong các thông tin thì văn bản sẽ không còn có hiệu lực nữa. Vậy nên khi làm văn bàn này người soạn thảo cần ghi đầy đủ mục nội dung của những người cần ký để nội dung văn bản hoàn toàn có hiệu lực.

Có chữ ký của các bên tham gia và bên xác nhận

2. Chú ý gì khi viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn?

Khi viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn, người viết cần phải chú ý viết đầy đủ tất cả các thông tin một cách chính xác nhất. Đây là những thông tin liên quan tiền nong nên nên cần phải ghi một cách rõ ràng và chi tiết tất cả các nội dung. Khi các thông tin trong biên bản được thể hiện một cách rõ ràng thì văn bản mới trở nên hoàn chỉnh.

Chú ý khi soạn thảo văn bản trên cần chú ý đến bố cục để văn bản được trình bày một cách chỉnh chu nhất. Nội dung khác nhau thì cần viết tách nhau ra để tránh việc lẫn ý và gây khó hiểu cho người đọc.

Chú ý đến việc sử dụng phông chữ, cỡ chữ, khoảng cách dòng sao cho phù hợp. Các nội dung nên được trình bày theo một thể thống nhất với nhất với nhau để tạo ra một văn bản chuyên nghiệp nhất.

Trình bày theo bố cục của biên bản bàn giao quỹ

Trên đây là những nội dung thông tin về cách viết biên bản bàn giao quỹ công đoàn vieclam123 chia sẻ. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết trên đây, bạn đọc có thể biết về những nội dung cụ thể trong biên bản về việc bàn giao quỹ công đoàn. Từ đó có thể soạn thảo được một biên bản bàn giao tiền quỹ công đoàn một cách chính xác và không mất quá nhiều thời gian cho việc phải suy nghĩ xem nội dung của văn bản cần có những nội dung như thế nào cho chuẩn.

Quyết định về việc nghỉ thai sản

Viết quyết định về việc nghỉ thai sản như thế nào? Nội dung cần phải có trong quyết định ghỉ thai sản mới nhất là gì? Tham khảo bài viết nay tại link bên dưới để biết cách viết quyết định nghỉ thai sản này nhé!

Mẫu quyết định nghỉ thai sản mới nhất

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023