Blog

Tìm hiểu URL là gì? Khám phá những thông tin thú vị về thuật ngữ URL

30/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

URL là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu của một trang web. Đặc biệt, URL là yếu tố SEO giúp website của bạn gia tăng thứ hạng tìm kiếm. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ URL là gì và URL xuất hiện từ đâu? Tại sao nên tối ưu URL? Để hiểu thêm về URL, hãy khám phá bài viết dưới đây nhé!

1. URL là gì? URL có mấy loại?

1.1. URL là gì? 

URL được viết tắt bởi từ tiếng Anh “Uniform Resource Locator”, hiểu đại khái có nghĩa là “trình định vị tài nguyên thống nhất” hay “tham chiếu tài nguyên trên internet”. Nghe có vẻ hơi khó hiểu đúng không? Thực chất, URL là các đường dẫn liên kết cho một trang web, giúp người dùng có thể truy cập trang web đó thông qua URL và thực hiện tham chiếu tài nguyên trên internet.

Tìm hiểu URL là gì

Thay cho địa chỉ IP dài dòng và khó nhớ, đường dẫn URL là đoạn text mà máy tính có thể sử dụng thể liên kết với các server. Hình dung dễ hiểu hơn, một ngôi nhà sẽ có địa chỉ IP khác nhau, là một dãy số khó nhớ, dài và khá phức tạp, vì vậy thay vì sử dụng địa chỉ IP, con người đã tìm ra cách chuyển đổi từ IP sang ngôn ngữ dễ hiểu thông qua URL. Những địa chỉ có chữ sẽ là đường dẫn URL, giúp người dùng có thể truy cập đúng website mà họ tìm.

Trong URL, có nhiều thành phần khác nhau gồm hostname (tên thiết bị) sử dụng đi tới một địa chỉ IP của website trên internet, sau đó trình duyệt và máy chủ sẽ nhận được thông tin bổ sung thông báo biết cách xử lý mọi thứ. Ví dụ: Địa chỉ IP của website là số điện thoại và tên người sở hữu số điện thoại mà bạn muốn tra cứu là hostname. Khi đó, Domain Name System (DNS) – hệ thống tên miền là một tiêu chuẩn hoạt động y hệt như danh bạ của điện thoại, dịch những danh bạ hostname sang địa chỉ IP giúp mạng dễ dàng định tuyến lưu lượng truy cập của trang web.

1.2. URL có mấy loại?

Trên các website hiện nay thường có 2 loại URL là URL động (?id=..) và URL tĩnh (.html)

1.2.1. URL động

URL động hoàn toàn có thể thay đổi. Các website hay các diễn đàn thiết kế mã nguồn mở thông thường sẽ sử dụng dạng URL động. Tuy nhiên, so với công cụ tìm kiếm, URL bị đánh giá là không thân thiện và Google không thích những URL này.

Google không đánh giá cao URL động

1.2.2. URL tĩnh

So với URL động, URL tĩnh được Google đánh giá cao hơn và đây là URL không thể thay đổi. Do vậy, trong công cụ tìm kiếm, URL tĩnh được xếp hạng tốt hơn và nhanh index hơn URL động.

2. URL có lịch sử ra sao và cấu trúc thế nào?

2.1. Lịch sử của URL

Quyền riêng tư ngày càng trở thành mối quan tâm lớn, đặc biệt là khi sử dụng web, việc lưu trữ các dữ liệu liên quan. Hiện nay, cũng bởi người dùng đặc biệt lo ngại về việc bị lộ thông tin nên đã yêu cầu các nhà cung cấp công cụ tìm kiếm và dịch vụ ứng dụng cần phải minh bạch khi thực hiện bán thông tin mà họ thu thập cho bên thứ 3 hoặc lưu trữ.

Chẳng hạn: Tháng 3/2019, trên Chrome, Google đã cập nhật chính sách bảo mật và lưu ý rằng các công cụ tìm kiếm lưu trữ các thông tin cục bộ trên hệ thống của người dùng trong chế độ trình duyệt cơ bản của Chrome. Những thông tin này gồm có URL của các trang mà bạn đã truy cập (tức lịch sử duyệt web), bộ nhớ cache của hình ảnh, văn bản cũng như các tài nguyên khi bạn truy cập vào những website đó.

Tuy vậy, trong khoảng thời gian khác nhau, Google có thể thu thập và lưu trữ dữ liệu , người dùng có thể xóa dữ liệu bất cứ khi nào họ thích, một số được Google giữ trong thời gian dài hơn nếu cảm thấy cần thiết và một số còn lại sẽ bị xóa tự động.

Lịch sử ra đời của URL

2.2. Cấu trúc của URL

Vào năm 1994, cấu trúc của URL được xác định lần đầu tiên bởi Sir Tim Berners-Lee, đây là người đầu tiên đã tạo ra trình duyệt web và website. Hiểu đơn giản hơn, URL giống như việc chúng ta sử dụng đường dẫn lưu trữ trên máy tính như “D:\Documents/tên file của bạn”, tuy nhiên có thêm một số thứ ở đầu URL để dễ dàng sử dụng giao thức truy cập thông tin và tìm đúng máy chủ nơi chứa đường dẫn đó trên internet.

3. Vì sao nên tối ưu URL? URL thế nào được xem là tối ưu?

Sau khi đã biết URL là gì và lịch sử ra đời của URL, chúng ta cùng tìm hiểu lý do nên tối ưu URL nhé!

Khi bạn tối ưu hóa URL, website của bạn sẽ được tăng thứ hạng trên SERPs và khi trông thấy thứ hạng URL ở những vị trí đầu tiên, người dùng hầu như sẽ ấn vào đó. Từ đó, doanh thu của bạn nhận được sẽ cao hơn nhờ tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Nếu muốn quay lại vào lần sau, người dùng hoàn toàn có thể ghi nhớ và gõ lại URL. Nếu bạn muốn xây dựng backlink cho bài viết của mình, nhờ anchor text trong URL, bạn sẽ dễ dàng lập được các từ khóa đa dạng.

Tối ưu URL giúp thứ hạng bài viết được lên Top

Vậy URL thế nào được xem là tối ưu? Thực tế, URL thường được người dùng website miêu tả một page hay một website và URL cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn như:

- URL cần viết không dấu, không chứa ký tự đặc biệt, ngắn gọn, không được quá dài và dẫn chính xác về địa chỉ website.

- Người dùng sẽ dễ dàng nhận biết page của bạn nếu URL mang tính miêu tả.

- Để tăng traffic cho website cần chứa keyword (từ khóa), từ đó nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên Google đối với từ khóa của website.

- Bạn nên hạn chế dẫn URL về các thư mục con. Đường dẫn URL cần phải được thể hiện qua subfolder và folder nếu cấu trúc website của bạn có nhiều cấp độ file.

- Các trang website nhờ đường dẫn URL có thể tạo khả năng siêu liệt kết và sử dụng URL để định vị địa chỉ website trên mạng, đó là một bài đăng cụ thể nào đó trên website hoặc là địa chỉ của một webpage, website, wap.

4. Hướng dẫn lấy URL của một website và cách có thể tối ưu URL

4.1. Các bước để lấy URL của một trang web

Bước 1: Trên Google, bạn tìm kiếm website mà mình muốn (ví dụ:vieclam123.vn) hoặc có thể tìm kiếm từ khóa mà bạn muốn.

Bước 2: Truy cập vào website đó sau đó tìm kiếm URL chính là tên từ khóa mà bạn cần, hoặc bạn có thể nhấp vào kết quả tìm kiếm URL mà bạn cảm thấy thích, sau đó nhấp vào và bạn sẽ đi tới bài viết của trang web đó.

Bước 3: Tại đầu trang có thanh địa chỉ trình duyệt, bạn chỉ cần ấn chọn một lần vào địa chỉ URL của website.

Các bước để lấy URL của một trang web

Bước 4: Nếu sử dụng máy tính, bạn chỉ cần chuột phải và chọn “Sao chép”, nếu sử dụng điện thoại, bạn chỉ ấn giữ vào địa chỉ URL, sau đó điện thoại sẽ hiện lên dòng chữ “đã sao chép”.

Bước 5: Để dán URL vào vị trí mà bạn muốn, bạn chỉ cần ấn vào vị trí cần dán, ấn chuột phải, chọn “Dán” hoặc với điện thoại, ấn giữ khoảng trống trên điện thoại, sau khi hiện ra dòng chữ “Dán” thì bạn ấn chọn.

Như vậy, bạn đã có thể lấy URL của một website trên trình duyệt dễ dàng.

4.2. Hướng dẫn tối ưu URL

4.2.1. Tối ưu nội dung URL

URL cần phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của URL thì mới có thể tối ưu được nội dung như:

- Từ khóa (keyword): Đặt ở vị trí đầu tiên trên nội dung URL.

- Để người đọc có thể biết được nội dung của trang web là gì khi nhìn vào URL, nội dung cần mang tính mô tả, ngắn gọn, súc tích.

- URL cần giới hạn ký tự: 10-96 ký tự.

- Stop words: Trên URL tiếng Anh, tránh sử dụng các từ như be, a, in, me, of, on còn trong URL tiếng Việt, tránh sử dụng các từ như trong, tôi, cái, là, trên, của. Google sẽ không hứng thú với các URL có chứa các từ này và toàn bộ nội dung hay một phần nội dung sẽ bị bỏ qua dễ dàng nếu chứa các từ này.

Tối ưu nội dung trong URL

4.2.2. Tối ưu cấu trúc URL 

Bên cạnh yếu tố nội dung, cấu trúc của URL cũng cần được tối ưu và đảm bảo các yếu tố sau:

- Trên URL không nên chứa các ký tự đặc biệt và lạ (như: #, @, _, %, &, $, ?, !...). Khi website của bạn chứa các từ này, Google sẽ không nhận diện được liên kết của web.

- Thay vì sử dụng URL động, bạn nên dùng URL tĩnh, bởi trên thực tế, Google thích những trang web dạng tĩnh đuôi html hơn cả. URL Friendly được kết hợp bởi từ khóa mô tả nội dung bài viết và URL tĩnh.

- Sau khi Google đã thực hiện index cấu trúc trong URL thì bạn không cần thay đổi bất kỳ điều gì trên URL và nên giữ nguyên, không sửa chữa. Trường hợp phát hiện URL bị sai hoặc vì lý do nào đó cần phải thay đổi thì bạn nên chuyển URL cũ sang mới bằng cách sử dụng redirect 301.

- Trên đường dẫn URL nên hạn chế các thư mục con, không nên đi qua nhiều trang khác nhau mới có thể đi tới trang có nội dung cần SEO và Google sẽ không đánh giá cao điều này. Do đó, bạn nên tối ưu URL về thẳng nội dung bài viết và không đi qua các trang khác nhau hay thư mục nhỏ khác.

Trên đây là khái niệm URL là gì và những thông tin liên quan tới URL. Thực chất, URL đặc biệt quan trọng trong trang web, là yếu tố giúp bạn nâng cao thứ hạng tìm kiếm từ khóa bài viết và giúp tối ưu SEO. Khi tạo URL, bạn cần chú ý tới nội dung và cấu trúc của nó, tránh viết quá dài, chứa các ký tự đặc biệt và nên chứa từ khóa muốn tối ưu.

WWW là gì?

WWW hay còn gọi là web, là các trang web lưu trữ thông qua server và được kết nối với máy tính cục bộ thông qua mạng internet. WWW và URL có sự gắn liền mật thiết với nhau. Vậy WWW là gì? Để hiểu hơn về WWW và các thông tin khác, hay truy cập bài viết dưới đây nhé!

WWW là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023