Hiện nay, doanh nghiệp thường áp dụng 2 quy trình tuyển dụng là tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng bên ngoài. Mỗi cách tuyển dụng thường có ưu nhược điểm khác nhau, cũng tùy theo từng văn hóa công ty, lĩnh vực mà áp dụng. Trong đó, tuyển dụng nội bộ sẽ giúp khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, tiết kiệm nhân lực khi tuyển dụng, chủ động tìm ứng viên giỏi và tiết kiệm thời gian đào tạo. Vậy tuyển dụng nội bộ là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tuyển dụng nội bộ trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Tuyển dụng nội bộ là quá trình chọn lọc, tìm kiếm ứng viên từ các danh sách nhân sự đang làm việc ở trong công ty, doanh nghiệp. Có tới 15 đến 28% nhân sự tại các công ty ở Việt nam được tuyển dụng theo hình thức này, còn đối với những tập đoàn quốc tế, tỷ lệ và mục tiêu tuyển dụng nhân sự nội bộ lên đến 50%, cao hơn các công ty ở nước ta.
Thực tế thì chưa có bất kỳ giới hạn hay quy định nào quy định về tỷ lệ nhân sự tuyển dụng theo hình thức nội bộ. Do đó, để cân đối tỷ lệ nhân sự một cách phù hợp nhất, căn cứ vào định hướng phát triển và chất lượng nhân lực hiện tại, doanh nghiệp nên đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Tất nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vì đây chỉ là một trong các cách thức tuyển dụng hiện nay.
Tuyển dụng nội bộ sẽ có các ưu điểm sau đây:
- Chi phí tuyển dụng thấp: Tuyển dụng nội bộ so với tuyển dụng bên ngoài có chi phí thấp hơn khoảng 50%, tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp hiệu quả.
- Tiết kiệm công sức, thời gian: Nguồn nhân lực đã có sẵn tại doanh nghiệp nên không cần mất công sức, tìm kiếm các nhân sự bên ngoài.
- Rủi ro thấp hơn: Nhân sự trong công ty đều là những người đang làm việc tại công ty, do đó các rủi ro xảy đến về nhân sự sẽ thấp hơn.
Với những ưu điểm này, nhân viên có thể phát triển sự nghiệp, mở rộng công việc tại doanh nghiệp.
Khi tuyển dụng nhân sự nội bộ, điều mà doanh nghiệp gặp phải đầu tiên chính là hiệu ứng gợn sóng tức là sẽ có một vị trí trống mới nếu nhân viên tuyển dụng từ vị trí này sang vị trí khác, đòi hỏi phải tuyển dụng để bù đắp vào chỗ trống đó.
Nếu vị trí tuyển dụng cần nhiều nhân viên thì cách tuyển dụng này khó để đáp ứng về mặt số lượng, hạn chế sự phong phú, đa dạng cho đội ngũ nhân sự. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp khi tuyển dụng nội bộ không có sự minh bạch, công bằng có thể gây nên một số tiêu cực trong quá trình tuyển dụng.
Sau khi đã hiểu rõ tuyển dụng nội bộ là gì và ưu nhược điểm của phương thức tuyển dụng này, chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình tuyển dụng nội bộ nhé! Về cơ bản, tùy thuộc vào đặc thù và mô hình của doanh nghiệp mà các quy trình tuyển dụng nội bộ sẽ khác nhau, tuy nhiên thường được thực hiện như sau:
- Thông báo tuyển dụng nội bộ: Bộ phận nhân sự trong công ty hoặc lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gửi thông báo về việc tuyển dụng nội bộ đến toàn thể nhân viên trong công ty.
- Ứng tuyển: Khi nhận được thông báo, các nhân viên trong công ty đều có thể đề xuất người phù hợp với vị trí cần tuyển hoặc toàn bộ nhân viên đều có thể tự mình ứng tuyển.
- Xét duyệt và chọn lựa: Lãnh đạo công ty hoặc bộ phận nhân sự sẽ kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ của các nhân sự trong công ty, sau đó tuyển dụng nhân tài phù hợp nhất với vị trí cần tìm.
Tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng bên ngoài về cơ bản là khác nhau, mỗi hình thức tuyển dụng sẽ có mặt lợi và hạn chế nhất định, cụ thể như:
- Tuyển dụng nội bộ là hình thức hướng tới những nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp, còn tuyển dụng bên ngoài thì ngược lại, săn lùng các nhân viên làm việc bên ngoài doanh nghiệp, thậm chí cả công ty đối thủ.
- Tuyển dụng bên ngoài bắt buộc đào tạo cảm ứng, trong khi tuyển dụng nội bộ không yêu cầu đào tạo cảm ứng.
- So với hình thức tuyển dụng bên ngoài, tuyển dụng nội bộ nhanh hơn. Vì tuyển dụng bên ngoài cần phải thực hiện các giai đoạn như mời ứng viên, quảng cáo, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc ứng viên, mô tả về công việc, gặp mặt và phỏng vấn ứng viên, chọn lựa, đào tạo, kiểm tra nhân sự phù hợp…
- Cơ sở để tuyển dụng bên ngoài là bằng cấp, bằng khen, còn cơ sở để có thể tuyển dụng nội bộ là thâm niên làm việc và bằng khen.
- Tuyển dụng nội bộ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả, còn tuyển dụng bên ngoài cần có một khoản đầu tư khá lớn.
Khi đã hiểu tuyển dụng nội bộ là gì và một số thông tin về quy trình này, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thiết lập nên các quy tắc nền tảng riêng: Để quy trình tuyển dụng nội bộ hiệu quả, doanh nghiệp cần phải dựa trên những quy tắc nền tảng, chẳng hạn như nhân viên để đủ điều kiện ứng tuyển cần có thâm niên làm việc với doanh nghiệp khoảng 1 năm trở lên. Bên cạnh đó, khi ứng tuyển, họ cũng cần thông báo với quản lý trực tiếp. Nhờ vậy, trong quy trình tuyển dụng của công ty, các quy tắc này sẽ đảm bảo minh bạch và công bằng.
- Cân nhắc lựa chọn thời điểm tuyển dụng phù hợp: Với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, nên lựa chọn tuyển dụng các nhân sự ở bên ngoài vì quy mô chưa quá lớn. Thế nhưng, doanh nghiệp có thể cân nhắc tới việc tuyển dụng trong phạm vi doanh nghiệp nếu công ty đã có từ 50 đến 100 nhân sự trở lên.
- Đáp ứng đủ tiêu chí: Doanh nghiệp cần ưu tiên hướng tới những nhân viên có tính phát triển ổn định và lưu ý tới các vị trí tuyển dụng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt hoặc công việc có tính đặc thù. Lựa chọn hình thức tuyển dụng này nếu doanh nghiệp không có thời gian và chi phí tuyển dụng bên ngoài, hoặc nếu doanh nghiệp có văn hóa đặc thù, cần phải hòa nhập trong thời gian dài.
Để đảm bảo hiệu quả, bạn có thể kết hợp giữa cả hai hình thức là tuyển dụng bên ngoài và tuyển dụng nội bộ. Doanh nghiệp nên ưu tiên tuyển chọn hình thức nội bộ trước, sau đó nếu nhân sự nội bộ không đáp ứng đủ yêu cầu hoặc vẫn còn vị trí trống thì nên tuyển dụng nhân sự bên ngoài.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được tuyển dụng nội bộ là gì và một số thông tin cần thiết. Tuyển dụng nội bộ mang lại rất nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giữ chân được nhân tài. Tùy theo quy mô, lĩnh vực và tình hình hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tuyển dụng nội bộ hoặc tuyển dụng bên ngoài, cũng có thể kết hợp cả hai hình thức.
Chiến lược truyền thông giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng và mang đến nhiều lợi ích khác. Truy cập bài viết bên dưới để biết được chiến lược truyền thông là gì và một số thông tin liên quan nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023