Blog

Tìm hiểu tự phụ là gì? Người có tính tự phụ biểu hiện ra sao?

24/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chắc hẳn trong cuộc sống, bạn đã từng gặp qua người tự phụ hoặc đã nghe nhắc tới cụm từ này. Tự phụ là biểu hiện trạng thái tâm lý của con người và đây có thể coi là trạng thái tâm lý không tốt. Gần giống với kiêu căng, ngạo mạn, tuy vậy tự phụ khá khác biệt với những tính cách này. Vậy tự phụ là gì? Tự phụ có tốt hay không? Làm thế nào để khắc phục tính tự phụ? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu các thông tin về tự phụ của bài viết dưới đây nhé!

1. Tự phụ là gì? Biểu hiện tự phụ là gì? Nguyên nhân của tự phụ

1.1. Tự phụ là gì?

Tự phụ là sự kiêu căng, luôn cho rằng mình là nhất, tự ảo tưởng bạn là luôn nói những điều đúng đắn và coi thường những người xung quanh. Cũng có thể xem tự phụ là tự đại, tự cao, tự đắc, thường tự đánh giá bản thân mình tốt đẹp trước mặt người khác. Bởi vậy, những người có tính tự phụ sẽ không tuân thủ các quy định, chuẩn mực trong xã hội, tổ chức hay gia đình và tự cho mình quyền không tuân thủ những quy định này.

Tự phụ là tính cách xấu nên từ bỏ

Bất kỳ độ tuổi, nghề nghiệp nào cũng có thể có tính cách tự phụ. Một số người trẻ tuổi tuy giỏi giang, liều lĩnh hết mình, hăng hái xốc nổi khi được người khác khen sẽ trở nên tự phụ và nhìn những người khác bằng “nửa con mắt”. Hoặc những người trung niên, lớn tuổi khi đạt được thành tựu hay nhiều kinh nghiệm có thể sẽ khinh thường những người có địa vị thấp hơn và không coi họ ra gì. Tính tự phụ có thể là bản tính của một cá nhân đã “ăn sâu vào máu” hoặc do môi trường xung quanh tác động đến cá nhân đó.

1.2. Biểu hiện tự phụ là gì? Nguyên nhân dẫn tới tự phụ

1.2.1. Tự phụ có biểu hiện ra sao?

Người có tính tự phụ sẽ luôn tự cho mình là đúng và khi làm bất cứ việc gì cũng tỏ ra coi thường người khác. Ví dụ: Tuy bạn chỉ làm được món thịt kho và được người khác khen ngợi, bạn đã nghĩ mình là một người đầu bếp giỏi nhất. 

Ngược lại với tự ti, tự phụ sẽ luôn coi mình tài giỏi hơn người khác và luôn tự đề cao bản thân mình, còn tự ti sẽ tự xem mình kém cỏi và không bằng người khác.

Biểu hiện của tự phụ

1.2.2. Tự phụ xuất phát nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tính tự phụ là xuất phát từ việc không biết khiêm tốn trước mặt người khác. Đồng thời, người có tính tự phụ luôn đề cao cái tôi của bản thân mình và có thể là do chủ nghĩa cá nhân. 

1.3. Tác hại của tự phụ

Khi cá nhân nào đó có tính tự phụ sẽ bị mọi người xa lánh, miệt thị, không nhận được nể trọng, yêu mến của những người khác, khiến công việc cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người có tính cách tự phụ sẽ không chịu học hỏi, không biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn tự thu mình bên trong vỏ bọc do mình tạo ra, sẽ bị chậm tiến và lạc hậu hơn những người khác.

Người có tính tự phụ sẽ khiến bản thân phát triển theo hướng tiêu cực và những người này sẽ tự tạo nên tấm màn ngăn cách với thế giới xung quanh, không quan tâm tới người khác. Tuy tài năng không có quá nhiều, nhưng người tự phụ luôn suy nghĩ mình là giỏi nhất, là thiên tài, luôn khoe khoang, khoác lác và huênh hoang, thậm chỉ tự cao, tự thổi phồng, bịa đặt những đức tính mình không có để thỏa mãn bản thân, tính cách hơn thua của con người. Bởi vậy, nếu không cáo nhận thức đúng đắn về bản thân thì người tự phụ ít được sự ủng hộ của số đông và khó có thể thành công.

Tự phụ sẽ không nhận được sự ủng hộ của mọi người

2. Làm thế nào để khắc phục tính tự phụ?

Để khắc phục tính tự phụ, không có nghĩa là bạn sẽ tự hạ thấp giá trị của bản thân mình. Điều bạn cần làm là thu liễm lại cái tôi, tính tự cao của mình, đối xử với mọi người hòa nhã, tốt đẹp. Khi bạn tự chứng minh được bản thân có năng lực, người khác sẽ tự khắc biết được bạn giởi thế nào.

Tự tin và tự phụ mang tính chất khác nhau, dù bạn có giàu đến thế nào, bạn giỏi đến đâu cũng không được bao người quan tâm, ăn mặc ra sao không quan trọng, nhưng nếu bạn kinh thường người khác thì bạn sẽ tự hạ thấp giá trị bản thân của mình.

Chỉ cần bạn luôn hòa đồng, vui vẻ, nâng cao giá trị bản thân, dù bạn có học nghề gì, làm công việc gì, đến từ nơi nào, bạn vẫn sẽ nhận được sự công nhận của mọi người. Nếu bạn thắc mắc tự phụ có lợi ích nào hay không, thì câu trả lời là không, chỉ có sự ghét bỏ mà thôi.

Khắc phục tính tự phụ của bản thân

Nếu bạn có tính tự phụ mà không biết thay đổi, bạn sẽ chẳng nhận được lợi ích nào cả. Tuy nhiên, nếu bạn biết khắc phục bằng cách tự thay đổi bản thân mình, bạn sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng. Mỗi người trong vũ trụ này đều sinh ra với vai trò và nhiệm vụ khác nhau, do đó sẽ chẳng ai hơn ai một điều gì, dù bạn hơn người khác cái này những người kia lại hơn bạn cái khác, do đó hãy sửa đổi tính cách để trở nên hòa hợp nhất và giúp môi trường ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Tự phụ, tự ti và tự trọng khác nhau thế nào?

Tự phụ, tự ti, tự trọng đều là những tính cách mà chắc hẳn người nào cũng đã trải qua 1 lần và là trạng thái tâm lý thường thấy ở con người. Cả 3 tính cách này đều ảnh hưởng trực tiếp tới tính cách con người và đều có những nét tương đồng, tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau. Những điều này để ảnh hưởng từ sự thất bại hoặc thành công của con người.

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tự ti và tự trọng để phân biệt với tự phụ nhé.

3.1. Tự ti là gì?

Tự ti là tính cách mà người đó tự đánh giá bản thân thấp kém và thiếu tự tin vào năng lực của bản thân mình. Vì vậy, người tự ti luôn ngại giao tiếp, nói năng, ngại suy nghĩ và hành động. Những người tự ti thường nghĩ bản thân không ra gì, thấp kém, dẫn đến khó mà thành công nổi bật hơn người khác.

Phân biệt tính tự phụ với tự ti

Tự ti trái ngược với tự phụ và ảnh hưởng rất lớn đến sự vươn lên, phấn đấu của mỗi cá nhân, khiến tâm lý thất bại luôn lởn vởn trong đầu những người này, tạo nên sự nặng nề về thói quen và công việc. Khi luôn có suy nghĩ tiêu cực trong đầu, người tự ti khó có thể trở nên thành công và thường đi lùi hay ngược lại với tâm lý người khác. Bởi vậy, tự ti là tính cách tiêu cực mà chúng ta không nên có.

3.2. Tự trọng là gì?

Ngược lại với tự phụ và tự ti, tự trọng là tính cách tốt đẹp mà bạn nên học tập. Tự trọng là tự giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình và đây được coi là đức tính vô cùng tốt đẹp, khiến một con người chân chính tạo nên nhân cách cao quý.

Người tự trọng luôn nhận thức đúng đắn về chính bản thân mình và những người xung quanh, tự biết được tự tin là gì và tự phụ là gì. Đồng thời, người có đức tính tự trọng sẽ biết phân biệt được cái nào sai, cái nào đúng và nên làm những gì và không nên làm những gì. Bởi vậy, trong hoàn cảnh nào, người tự trọng vẫn luôn giữ gìn phẩm chất, lối sống thanh cao, trong sạch, không vì quyền lợi mà bán rẻ danh dự, lương tâm của mình.

Chúng ta nên học tập đức tính tự trọng

Bởi vậy, đây là đức tính tốt đẹp mà bạn nên học tập và tự trọng sẽ không khiến danh dự của mình bị tổn hại, không lấy lý do để chơi xấu người khác hay trộm cắp, không bị khuất phục trước bạo lực, cường quyền và các vật chất tầm thường.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được tự phụ là gì, nguyên nhân dẫn đến tự phụ và biểu hiện của tính tự phụ. Để thành công trong cuộc sống, công việc và không bị người khác ghét bỏ, bạn không nên kiêu căng, tự phụ. Hãy sống hòa nhã, thân thiện và chứng minh năng lực bản thân bằng những việc mà mình làm chứ không phải là bằng lời nói. Đồng thời, bạn nên học tập đức tính tự trọng để có một nếp sống thanh cao, được sự tin tưởng của mọi người nhé!

PHD là gì?

PHD là gì? Bạn đã từng nghe nhắc tới tấm bằng danh giá PHD hay chưa? Click bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin về bằng PHD nhé!

PHD là gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023