Blog

Tổng hợp 10 lí do bạn nên từ chối lời mời nhận việc chuẩn nhất

06/11/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong hầu hết các trường hợp, nhận được lời mời làm việc là một điều tốt, rất được chờ mong. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ nhận được lời đề nghị làm việc nhưng không khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hào hứng. Khi đứng trước ngã rẽ phân vân nên chấp nhận hay từ chối công việc mới, bạn có thể cảm thấy mọi quyết định của mình đều sai và trở nên không chắc chắn. Mọi người sẽ nói với bạn rằng ngoài kia còn rất nhiều người đang thất nghiệp, bạn có cơ hội vì sao lại không bắt lấy. Thêm vào đó, tất cả chúng ta đều có những hóa đơn cần trả, có nhiều nhu cầu cần chi tiêu và kiếm tiền. Chúng ta cũng luôn được dạy phải nghĩ mọi sự thay đổi (cơ hội) theo hướng tích cực. Nhưng sau tất cả, bạn sẽ không thể thay đổi bất cứ điều gì khi không chắc chắn về điểm bắt đầu.

10 lý do để từ chối lời mời làm việc

Có những lúc điều tốt nhất bạn nên làm cho sự nghiệp của mình là bình tĩnh, không quyết định chuyện gì vội vàng. Nếu bạn đang phân vân về việc có nên nhận công việc mới, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể chấp nhận những yếu tố sau không:

1. Mức lương thấp hơn giá cả thị trường

Trước khi bắt đầu quy trình ứng tuyển xin việc cho bất kì ngành nghề nào, bạn cần tìm hiểu trước mức lương cơ bản phù hợp với vị trí công việc đó. Điều này có nghĩa là hãy tìm hiểu trước xem trong cùng một ngành nghề, mức lương của trưởng phòng là bao nhiêu, của nhân viên lâu năm và người mới bắt đầu là thế nào, mức lương chung của nhân viên, vị trí địa lý cả công ty (tính trước tất cả các chi phí để đảm bảo cuộc sống). 

Một điều quan trọng là bạn không nên “thế nào cũng được” khi tính toán mức lương phù hợp. Một số trang web cung cấp bảng tính lương miễn phí, cho phép xác định mức lượng bạn sẽ được nhận, qua đó tính toán chi tiêu của mình (dữ liệu dựa trên thông tin thu thập từ những người làm cùng lĩnh vực với bạn). Sử dụng phương pháp này để đặt mục tiêu về mức lương, bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc liệu mình có bỏ lỡ một công việc tốt vì mức lương của nó không. 

2. Phúc lợi công việc sẽ không có ích với bạn

Gói lợi ích hàng năm sẽ không đơn giản chỉ là lương theo tháng. Các phúc lợi dành cho nhân viên như bảo hiểm y tế, kế hoạch nghỉ hưu, thời gian nghỉ được trả lương,... đều mang lại lợi ích nhất định góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn. Ngoài ra, nhiều công ty còn cung cấp các lợi ích và đặc quyền khác như được làm việc từ xa, hỗ trợ chi phí làm thành viên phòng tập thể dục, tham quan, du lịch miễn phí và các sự kiện thể thao khác.

Chú ý: Nhiều lợi ích có thể được quy đổi thành tiền và bạn có thể sử dụng nó để so sánh giữa hai lời mời làm việc. 

Ví dụ, Nếu công ty cung cấp một chương trình bảo hiểm y tế với các khoản khấu trừ và thanh toán thấp hơn, điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn với ngân sách của bạn. Tuy nhiên, các lợi ích khác sẽ khó định lượng hơn như nếu bạn là người đã có gia đình, việc có một lịch trình linh hoạt có thể sẽ giá trị hơn tiền lương. (Một số bạn trẻ chưa gia đình có thể vẫn thích sự linh hoạt hơn.)

Cuối cùng, tất cả đều phụ thuộc vào điều bạn coi trọng. Hãy hỏi đại diện phòng nhân sự của công ty để biết thêm chi tiết về các lợi ích được cung cấp. 

3. Cơ hội phát triển kém

Một trong những câu hỏi bạn nên đề cập đến trong quá trình phỏng vấn là, "Triển vọng thăng tiến tại công ty này như thế nào?" Nếu người phỏng vấn ấp úng hoặc không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng, hãy tự hỏi liệu bản thân có thể vui vẻ làm việc tại nơi đang phỏng vấn hay không.

Trong nhiều trường hợp có thể bạn sẽ không ngại điều này. Công việc mới sẽ mang đến cho bạn những cơ hội phát triển kỹ năng cũng như trách nhiệm, giúp bạn có thể tiến xa hơn ở một công ty khác. Nhưng nếu thật sự công việc mới không mang lại cho bạn bất kì cơ hội thăng tiến hay học hỏi thêm điều gì mới, hãy suy nghĩ kỹ cẩn thận trước khi chấp nhận.

4. Văn hóa công ty không phù hợp

Văn hóa công ty bao gồm tất cả mọi thứ, từ mục tiêu hoạt động đến cơ cấu quản lý, môi trường làm việc. Không phải văn hóa công ty nào cũng sẽ phù hợp với bạn.

Ví dụ, nếu bạn là một người hướng nội, bạn có thể sẽ không phát huy tốt trong môi trường làm việc nhóm, yêu cầu sự hợp tác từ nhiều phía. Mặt khác, nếu bạn là một người truyền thống, một môi trường làm việc khởi nghiệp, tự do có thể sẽ không phù hợp với bạn.

5. Tính linh hoạt của công việc

Một phần của văn hóa công ty là tính linh hoạt. Một số công ty khá cứng nhắc trong việc quy định cấu trúc ngày làm việc và nơi nhân viên phải thực hiện công việc của họ. Một số nơi khác cho phép nhân viên của họ tự quyết định cách thức, thời gian và địa điểm hoàn thành công việc.

Một lần nữa, không có quy định nào nói rằng bạn là người thế này thì phải làm việc trong môi trường như vậy mới đúng. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn đánh giá cao và muốn đạt được điều gì trong một môi trường như thế nào. Nếu bạn là người có nhiều vướng bận khác ngoài công việc, có thể bạn sẽ không làm được ở công ty coi việc đi trễ năm phút là một lỗi lầm cần phạt tiền. Mặt khác, nếu bạn là người làm việc theo nguyên tắc, quá nhiều thời gian và sự thả lỏng có thể làm giảm năng suất của bạn.

6. Bạn không thích ông chủ

Nhiều nhân viên thường nói rằng họ nghỉ việc không phải vì công ty mà là vì cấp trên. Và khảo sát cũng đã chứng minh, nhà quản lý tồi được xếp vào danh sách những lý do hàng đầu khiến nhân viên xin nghỉ việc.

Khi cân nhắc một lời mời làm việc, hãy đặc biệt chú ý đến người sẽ là cấp trên của bạn. Bạn thấy được gì từ họ? Họ mô tả phong cách làm việc của mình như thế nào và đề cao điều gì? Bạn có phù hợp với các tiêu chí đó không? Bạn thấy mình có thể phát triển một mối quan hệ tốt đẹp với người này không hay sẽ gặp rào cản trong giao tiếp hằng ngày?

Tất nhiên, bạn sẽ không thể tìm hiểu tất cả mọi thứ về công việc cũng như cấp trên cho đến khi thật sự bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu nhiều nhất tất cả những gì bạn có thể.

7. Nhà tuyển dụng không đáng tin cậy hoặc thiếu tôn trọng bạn

Các cuộc phỏng vấn bị hủy hoặc dời hẹn nhiều lần. Thời gian hẹn phỏng vấn quá muộn. Email mời phỏng vấn quá ngắn, không đủ thông tin cần thiết. Người phỏng vấn thô lỗ, ứng xử kém. Hãy nghĩ về một công việc tiếp theo nếu gặp phải những trường hợp như vậy.

8. Công việc ảnh hưởng xấu đến con người bạn

Lời mời làm việc của bạn có thể là vị trí tốt nhất trên thế giới nhưng nó sẽ không đáng được nhận nếu điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị hủy hoại. Hãy chú ý đến những hoạt động, phong cách làm việc của công ty trong quá trình phỏng vấn, và tự hỏi bản thân xem liệu mình có thể làm điều đó hàng ngày, mãi cho đến khi nghỉ việc hay không.

Mỗi người đều có một suy nghĩ, cách nhìn khác nhau, vậy nên yếu tố này cũng phụ thuộc vào sở thích, quyết tâm của bạn. Có người sẽ thích làm việc trực tuyến tại nhà, có người sẽ thích làm gần nhà, có người lại bằng lòng đi cả chục cây số đến nơi làm việc. Tất cả phụ thuộc vào bạn cảm thấy cái gì phù hợp với mình nhất.

9. Bạn có một lời mời làm việc khác tốt hơn

Một trong những lý do hay nhất để từ chối lời mời làm việc này là chấp nhận đề nghị công việc khác tốt hơn. Chỉ cần các bạn lưu ý rằng lợi ích tốt nhất không phải lúc nào cũng rõ ràng và gần ngay trước mắt (Hãy nhìn rộng ra). 

Chú ý: Trước khi bạn nhảy việc với mức lương cao hơn hoặc với nhà tuyển dụng uy tín hơn, hãy cân nhắc từng lời đề nghị trong bối cảnh nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày của bạn.

Như đã nói bên trên, tùy vào thời điểm trong cuộc sống, bạn sẽ có thể coi trọng sự linh hoạt hơn tiền bạc và ngược lại. Bạn có thể chọn một vị trí công việc khó nhằn tại một công ty tuyển dụng tên tuổi để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, nhưng hãy chuyển sang làm việc gì đó thoải mái hơn khi đã đạt được mục tiêu của mình.

10. Lắng nghe trái tim bạn

Phân tích chi tiết lời đề nghị làm việc nhưng cũng đừng quên lắng nghe bản năng của bạn. Nếu bạn cảm thấy có gì không ổn, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn thấy vậy. Chú ý đến cảm giác lúc nhận được lời mời làm việc và cố gắng tìm ra nguyên nhân thúc đẩy phản ứng đó. Qua đây, bạn có thể tìm thấy lý do hợp lý vì sao mình nên từ chối công việc này.

Cách từ chối lời mời làm việc

Khi quyết định sẽ từ chối lời mời làm việc, bạn hãy tìm cách từ chối sao cho lịch sự và nhã nhặn nhất có thể để giữ được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Điều này bao gồm cả việc cảm ơn nhà tuyển dụng đã đưa ra lời đề nghị và tuyên bố rõ ràng rằng bạn sẽ không gia nhập công ty. Hãy nói tóm tắt, ngắn gọn về lý do của bạn mà không xúc phạm nhà tuyển dụng cũng như tiết lộ quá nhiều về kế hoạch tiếp theo của bản thân. 

Từ chơi lời mời làm việc một cách hợp lý sẽ giúp bạn lựa chọn được công việc phù hợp và ổn định hơn. Nếu còn lỹ do nào khác khiến bạn muốn từ chối lời mời làm việc thì hãy chia sẻ với chúng tôi nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023