Nỗi sợ bóng tối không phải là một căn bệnh, nó chỉ là một cảm xúc tự nhiên trong mỗi chúng ta, đặc biệt là ở những đứa trẻ. Tuy nhiên, đừng nên để cảm xúc này lấn át nó để trở thành căn bệnh thực sự. Các bậc phụ huynh nên để ý đến điều này, nếu con nhỏ của mình thường bị chứng sợ bóng tối thì nên tìm nguyên nhân và giải quyết khắc phục nó đề các em không còn sợ bóng tối nữa.
Sợ bóng tối là một hiện tượng tâm lý xuất hiện ở cả trẻ lẫn người lớn, nhưng sợ bóng tối thường mắc ở các trẻ hơn, trẻ thường có những nỗi sợ hãi được cho là vô căn cứ, chúng thường tự hình dung ra có ai đó đang đi theo mình phía sau hay có ai đó núp dưới gầm giường, trong tủ quần áo khi chúng tắt đèn đi ngủ việc này làm các em không thể ngủ được, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ sâu. Đặc biệt nỗi sợ này sẽ bị nhân đôi lên nếu các em tình cờ thấy một bộ phim trên vô tuyến có những hình ảnh mà trẻ đang tưởng tưởng trong đầu hay đi lên lớp bị bạn bè lôi ra trêu đùa, điều này sẽ khiến trẻ mang các cảm giác lo sợ những nơi xa lạ hay đi một mình trong bóng tối.
Để có thể giúp con có một cuộc sống vui vẻ hơn, không còn nỗi sợ bóng tối nữa thì các bậc phụ huynh hãy nên đồng cảm và chia sẻ cho con bạn hiểu những điều đó không có đó chỉ là do chính con tưởng tượng ra thôi để con bạn giảm được một phần nào đó chứng sợ hãi bóng tối này.
Các bậc phụ huynh đều không biết lý do vì sao con mình lại sợ hãi bóng tối như vậy, những hầu như tất cả các bậc phụ huynh đều nhận ra một điều rằng là mỗi khi tắt đèn đi ngủ các em bắt đầu run sợ, với những em mắc chứng sợ bóng tối ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của trẻ khiến cho người này thường xuyên sống trong tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng suốt phần lớn thời gian trong ngày.
Theo các lý thuyết về tiến hóa, sợ bóng tối đã từng là một chiến thuật cần thiết giúp con người tồn tại trong tự nhiên vào thời xa xưa, tổ tiên của loài người chúng ta luôn phải sống trong tình trạng có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào bởi các loài động vật săn mồi sống về đêm, nên từ đó con người hình thành một sự nhạy cảm đặc biệt đối với bóng tối, xét ở khía cạnh tích cực, nỗi sợ bóng tối giúp trẻ em được an toàn vào ban đêm làm cho các bé có ý thức không đi ra ngoài vào những khoảng thời gian trời tối tăm, tuy nhiên điều này sẽ được trẻ hiểu khi các em dần lớn lên để nhận ra rằng bóng tối tuy nguy hiểm nhưng nó không nhất thiết đáng sợ.
Tuy nhiên chung quy lại thì nguyên nhân dẫn tới bé sợ bóng tối được các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng chứng sợ bóng tối của con người thường bắt nguồn từ những trải nghiệm không vui hoặc có tính chất gây tổn thương tâm lý trong quá khứ của họ, mà điển hình là trên lớp học các em sẽ bị quỳ nếu không chịu làm bài tập về nhà hay ói chuyện trên lớp.
- Hàng triệu trẻ em dường như đều được thuyết phục rằng bóng tối là một điều bí mật có thể chờ đợi để ăn ngấu ăn nghiến chúng, nỗi lo sợ thường xuất hiện khi các em bắt đầu thử nghiệm một cái gì đó mới mẻ cái mà trước đó các em chưa có kinh nghiệm và chưa hề biết nên làm như nào. Đối với trẻ em, điều này xảy ra gần như mỗi ngày các trẻ đều lo sợ nhiều điều không hay có thể xuất đầu lộ diện khi ở trong bóng tối. Những điều mới mẻ các em chưa có kinh nghiệm hay chưa biết đó có thể là những câu chuyện ma không có thật hay những trò đùa quái ác của các anh chị em trong nhà hoặc bạn bè có liên quan tới hành vi bỏ mặc trẻ một mình trong đêm tối hay chỗ không một bóng người điều này hình thành nỗi sợ bóng tối.
- Tiến sĩ Jenn Berman ở Beverly Hills, California một chuyên gia trị liệu gia đình đã đề cập đến nguyên nhân khác gây nên nỗi sợ hãi bóng tối ở trẻ, ông cho rằng những lo sợ trong bóng tối ở trẻ là nỗi lo sợ của hầu hết trẻ em trên toàn thế giới nhất là trẻ từ 2-3 tuổi trở lên, độ tuổi đủ để tưởng tượng phong phú nhưng lại chưa đủ khôn ngoan để phân biệt tưởng tượng và thực tế, điều này tạo ra một sự tiếp nhận không rõ, mờ mờ ảo ảo và có thể dẫn đến những điều đáng sợ vào ban đêm với trẻ.
- Bộ não của trẻ không có quá nhiều phiền nhiễu phải để tâm như người lớn thực sự nên trí tưởng tượng của trẻ thường diễn ra tự nhiên, những phiền nhiễu ở ban ngày ở trẻ thường nhiều hơn ban đêm nên cứ vào mỗi tối bộ não của các em sẽ hoạt động và suy nghĩ các điều không tốt của bạn ngày làm các em bị tổn thương vì thế các em sẽ cảm thấy sợ hãi khi ở một mình không ai quan tâm, chính điều này sẽ làm bóng ma tâm lý sợ hãi bóng tối của bé.
- Bên cạnh đó phải khẳng định rằng các kênh vô tuyến là một trong những người phạm tội tệ hại nhất với trẻ khi thường xuyên đề cập đến những nỗi sợ hãi trong bóng tối qua phim ảnh, những bộ phim chứa những hình ảnh hoặc các yếu tố bạo lực, kinh dị, ma quỷ và các hiện tượng siêu nhiên thường xuất hiện ở những nơi tăm tối cũng có tác dụng tiêm nhiễm nỗi sợ bóng tối và tâm trí của người xem phim đặc biệt là trẻ nhỏ.
Thường thì cha mẹ của trẻ sẽ không nhận ra sự tác động của ra truyền hình có thể ảnh hưởng đến con cái của họ nhưng thực tế các cảnh và âm thanh trên vô tuyến sẽ kích thích trí não trẻ và khiến cho trẻ nơm nớp mang nỗi sợ hãi với đêm tối, ngoài bị ảnh hưởng nỗi sợ hãi từ bóng đêm từ truyền hình thì sách cũng tạo thêm nỗi sợ hãi ban đêm cho trẻ, các hình ảnh trong các câu truyện trẻ đã đọc, nhìn thấy trong những con quái vật khổng lồ có thể kích động và đe dọa trí tưởng tượng phong phú của trẻ, khi nằm một mình trong bóng tối các em sẽ tưởng tượng ra những con quái vật khổng lồ, những mụ phù thủy độc ác trong các câu chuyện cổ tích lúc này sẽ hiển hiện trong đầu trẻ và trẻ cảm thấy lo ngại rằng một người lớn có thể không nhận ra sự nguy hiểm đó nên luôn lo sợ, bất an sợ sệt với bóng tối.
- Một điều bạn sẽ không ngờ tới là thủ phạm khiến trẻ sợ hãi vào ban đêm còn do chính các phụ huynh của trẻ nữa vì khi trẻ không nghe lời, hoặc là trêu đùa còn đã đưa ra những nhân vật tàng hình, gớm ghiếc như ông ba bị, ma, ông ké nên ngay từ khi còn nhỏ các em đã thấm nhuần hình ảnh này và cho rằng nó có thật với công việc chuyên đi bắt trẻ con hư.
Trẻ nhỏ dưới tuổi đến trường thường có biểu hiện mút ngón tay hoặc tè dầm mỗi khi đi ngủ vào ban đêm, các bé này sợ ngủ một mình thường dính chặt với người lớn và chỉ đi ngủ khi đèn mở, chứng sợ bóng tối của trẻ thường có những biểu hiện sau:
- Trẻ sẽ có tình trạng thở gấp khi gặp trường hợp điện mất, tim đập nhanh và tình trạng thì run rẩy và lo sợ
- Trẻ sẽ có tình trạng đau ngực, thường xuyên cảm thấy ngạt thở
- Có tình trạng buồn nôn, kèm nhiều triệu chứng bất ổn khác liên quan đến bao tử và ruột
- Bất chợt la khóc không rõ lý do
- Rất khó ăn, kén ăn hoặc ngược lại ăn quá nhiều.
Bên cạnh những triệu chứng về mặt thể chất như trên nếu tình trạng sợ bóng tối này kéo dài các em có thể có những biểu hiện bất ổn về mặt tâm lý như:
- Bởi vì các em sợ hãi quá nhiều nên có suy nghĩ là chết đi sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa
- Có những nỗi sợ vô căn cứ như sợ “ma,” sợ “ông kẹ,” “ông ba bị” hoặc “quái vật trong tủ quần áo” - những nhân vật không có thật mà người lớn thường nêu ra để dọa trẻ và buộc trẻ vâng lời.
- Thường xuyên kiểm gầm giường hoặc các ngăn tủ để biết chắc rằng không có quái vật, con ma hay ông kẹ nào trong đó
- Các em sẽ mè nheo bố mẹ đề ngủ chung không dám ngủ một mình và không dám ra ngoài đường khi trời tối.
- Các em sẽ thích thức khuya vì thức khuya các em sẽ được sống trong ánh sáng còn khi ngủ đi thì các em sẽ cảm thấy sợ hãi, ngủ không ngon giấc.
- Các em sẽ thẳng chứng từ chối hoặc trốn tránh những công việc hay trò chơi phải bước vào những không gian tối tăm hoặc thiếu ánh sáng.
Chứng sợ bóng tối có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ căng thẳng thần kinh, trẻ em thiếu ngủ do sợ bóng tối thường mất tập trung trong học tập dẫn đến kết quả học tập kém đôi khi sợ bóng tối thường mắc phải những triệu chứng tâm lý khác như trầm cảm và lo sợ cả nhiều điều khác, gây giảm sút chất lượng cuộc sống.
Hãy cho trẻ biết rằng chúng luôn được an toàn: Điều tốt nhất một phụ huynh nên làm cho một đứa trẻ thường sợ hãi với bóng tối là cho trẻ giao tiếp nhiều, cho trẻ cảm giác được tôn trọng, và cho trẻ thấy rằng bạn rất hiểu trẻ đang nghĩ gì, đây là bước đầu tiên cha mẹ nên làm để giúp trẻ vượt qua sự sợ hãi của bản thân. Cảm giác mất an toàn là nguyên nhân chính gây ra cảm giác sợ hãi dẫn đến thiếu và khó ngủ vì vậy, hãy nói với trẻ rằng bạn sẽ ở bên chúng và không đi đâu cho đến khi chúng đã sẵn sàng.
Giúp trẻ kiểm soát nỗi sợ hãi: Kể những câu chuyện vui trước khi đi ngủ hoặc tâm sự với trẻ để trẻ có thể quên đi nỗi sợ hãi xung quanh, một cách thần kỳ hơn, cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ một số câu thần chú đặc biệt để khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn và xua đuổi những con quái vật có thể đến gần chúng, điều này sẽ giúp trẻ tự tin và cảm thấy an toàn hơn.
Nói chuyện với con về nỗi sợ để tìm ra cách giải quyết triệt để: Nếu ngay từ đầu bạn gần gũi với trẻ, bạn sẽ có thể hiểu được những câu chuyện của trẻ khi nói về nỗi sợ của mình trong bóng tối, bạn hãy cho đó là điều không hề ngớ ngẩn chút nào và tìm cách giúp con thoát khỏi nỗi sợ hãi. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về những nỗi sợ của con và hỏi con sợ gì, tại sao con lại sợ, nếu con trẻ sợ tủ quần áo, hãy mở tủ ra và chứng minh trong đó chẳng có gì đáng sợ hoặc nếu chúng sợ gầm giường, hãy cúi xuống kiểm tra gầm giường để cho trẻ một câu trả lời xác đáng nhất.
Sử dụng trí tưởng tượng kì diệu của trẻ: Trí tưởng tượng của trẻ có thể tạo ra nỗi sợ hãi thì cũng có thể làm cho chúng biến mất. Hãy hỏi con bạn những câu hỏi gợi ý để chúng tưởng tượng ra cách mình triệt tiêu nỗi sợ hãi đó: Con làm thế nào để đối phó với nó? Nếu nó dọa con, với phép thuật của mình con sẽ làm gì?
Tạo ra những thói quen trước khi đi ngủ: Để trẻ cảm thấy tuyệt đối an toàn thì các bậc cha mẹ có thể làm một số những nghi thức như kiểm tra đằng sau cánh cửa, kiểm tra gầm giường, tủ quần áo, đặt một hôn chúc ngủ ngon hay đồng ý với trẻ cứ 15 phút lại qua phòng trẻ cho đến khi chúng ngủ say. Việc thiết lập những thói quen như thế sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, cảm thấy được bao bọc và yên tâm
Bài viết này chúng tôi viết lên là để chia sẻ cho phụ huynh biết được con bạn đang trong tình trạng này không, nếu con bạn đang mắc phải thì hãy đọc bài viết này đề con bạn sẽ không bị chứng sợ bóng tối nữa. Chúc các bạn thành công.
>> Đọc thêm:
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022