Tín ngưỡng là gì? Có những loại tín ngưỡng nào phổ biến ở Việt Nam?
Tín ngưỡng là gì? Có những loại tín ngưỡng nào phổ biến ở Việt Nam?
Tín ngưỡng là gì? Việt Nam nổi tiếng là một đất nước giàu bản sắc dân tộc, trong đó nét văn hoá được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến “tín ngưỡng” hay tôn giáo. Vậy bạn hiểu thế nào về khái niệm này, tín ngưỡng có những đặc điểm cụ thể nào và phân loại chúng ra sao? Tất cả những thắc mắc trên đây của bạn sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Mặc dù được nhắc đến khá nhiều trong đời sống nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ bản chất tín ngưỡng là gì?
Theo đó, tín ngưỡng chính là một hệ thống tổng hợp niềm tin của con người, sử dụng niềm tin này để giải thích cho các hiện tượng xảy ra trên trái đất, đồng thời cũng mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
Hiểu một cách đơn giản hơn, tín ngưỡng chính là 1 trạng thái tâm lý bao gồm lòng tin, sự ngưỡng mộ vào một thế lực siêu nhiên như Trời, Phật, Thần thánh,... Những nhân vật vô hình này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống tâm linh của mỗi người, từ đó thúc giục họ thực hiện những hành động nhân văn và ý nghĩa hơn.
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo nhiều hướng khác nhau tuy nhiên ý nghĩa cốt lõi được thống nhất chính là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng huyền ảo.
Tín ngưỡng là một phần của văn hoá, trong đó nó cũng sở hữu những đặc điểm riêng để không nhầm lẫn với những nét văn hoá khác trong cùng 1 đất nước. Chung quy lại, tín ngưỡng Việt Nam sẽ có những đặc điểm sau đây:
- Tín ngưỡng Việt tôn trọng và gắn bó với thiên nhiên
- Tín ngưỡng Việt chú trọng việc hài hòa âm dương: Điều này được thể hiện ở việc thờ cúng các đối tượng như Trời - Đất, Ông đồng - Bà đồng, Tiên - Rồng,...
- Tín ngưỡng đề cao phụ nữ: Đặc điểm này có thể nhận diện rất rõ khi người Việt thờ các vị Mẫu như Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ phủ,...
- Tín ngưỡng sở hữu tính tổng hợp và linh hoạt: Đây là hệ quả của tôn giáo đa thần thay vì tôn giáo độc thần như nhiều tôn giáo khác
Một trong những đặc điểm của tín ngưỡng và tôn giáo phải kể đến đầu tiên đó chính là tín ngưỡng thì mang tính dân tộc nhiều hơn, tuy nhiên lại không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo.
Tín ngưỡng sẽ không có hệ thống điều hành nhất định, nếu có thì cũng là hệ thống rời rạc và lẻ tẻ. Trong khi đó tôn giáo lại được quản lý một cách chặt chẽ.
Tín ngưỡng khi phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể trở thành tôn giáo, tuy nhiên cơ sở của mọi tín ngưỡng hay tôn giáo chính là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào thế lực siêu nhiên huyền bí.
Có không ít ý kiến trái chiều khi sử dụng khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo, tuy nhiên theo quan điểm truyền thống thì người ta thường phân biệt tín ngưỡng với trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo. Một số khác cũng đồng nhất tín ngưỡng và tôn giáo thông qua cách gọi chung là tôn giáo
Sự khác biệt tiếp theo giữa tín ngưỡng và tôn giáo không thể không nhắc đến thể hiện ở chỗ tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển trong khi tín ngưỡng thì không. Ngoài ra, tôn giáo cũng được truyền thụ từ người này sang người khác thông qua việc giảng dạy và học tập tại các thánh đường, học viện hay tu viện,... tất cả điều này ở tín ngưỡng đều chưa có, hoặc nếu có thì cũng không rõ ràng.
Một quốc gia giàu bản sắc văn hoá dân tộc như Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều tín ngưỡng tồn tại. Bạn có biết đó là những tín ngưỡng nào và nội dung ra sao?
Tín ngưỡng phồn thực chính là sự tin tưởng và ngưỡng mộ của con người vào sự sinh sôi, nảy nở của tự nhiên. Loại tín ngưỡng này được hình thành từ thời xa xưa, dựa trên cơ sở trực quan và cảm tính của người nông dân khi phải đối mặt với tình trạng duy trì sự sống.
Nhìn vào tự nhiên, họ nhìn thấy có một sức mạnh vô hình, sùng bái các hiện thực như một vị thần. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng phồn thực tồn tại dưới 2 hình thức đó là thờ cơ quan sinh dục nam, nữ và thờ sinh thực khí.
Ở Việt Nam, việc thờ sinh thực khí hay còn gọi là Nõ Nường cũng khá phổ biến, không những thế nó còn có một số biến thế khác như thờ cột đá tự nhiên, thờ các khe đá nứt tự nhiên,...
Ví dụ điển hình là Cột đá ở chùa Dạm trong các đền tháp Chăm, tượng cóc giao phối hay điệu múa Tùng - dí ở lễ hội làng vùng Trung Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ),...
Người Việt có lịch sử hình thành và phát triển cùng cây lúa nước cho nên việc gắn bó và tôn sùng tự nhiên cũng là lẽ dễ hiểu. Ở loại tín ngưỡng này, người ta chia thành 3 tín ngưỡng khác nhau đó là thờ Tam Tứ phủ, thờ Tứ pháp và Thờ động vật.
Tam phủ chính là cách gọi để chỉ 3 vị thánh thần là Bà Trời, Bà Chúa Thượng và Bà Nước tương ứng với cách gọi Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải.
Tứ phủ sẽ bao gồm 3 vị Mẫu trên và thêm vào đó là Mẫu Địa phủ. Đây toàn bộ là các Mẫu cai quản trong lĩnh vực nông nghiệp, về sau khi có ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa thì có thêm cả Ngọc Hoàng, Thổ Công và Hà Bá.
Thần Mặt Trời là quan trọng nhất cho nên biểu tượng này xuất hiện ở hầu hết các trống đồng, tín ngưỡng thờ Trời tại Việt Nam ra đời trước Trung Quốc nên đừng ai hiểu lầm nhé.
Các vị thần như Mây, Mưa, Sấm, Chớp được gọi chung là Tam phủ, bộ phận đại diện cho các hiện tượng thường thấy trong tự nhiên và có vai trò quan trọng đối với một xã hội nông nghiệp như Việt Nam.
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, nhóm thần này lại được biến hoá thành Tứ pháp thông qua bộ truyền thuyết về Man Nương Phật Mẫu. Trong đó Tứ pháp bao gồm:
- Pháp Vân: Đây là bí danh biểu thị cho Thần Mây và được thờ ở chùa Bà Dâu
- Pháp Vũ: Còn được gọi là Thần Mưa và được thờ ở chùa Bà Đậu
- Pháp Lôi: Danh từ chỉ Thần Sấm, thờ ở chùa Bà Tướng
- Pháp Điện: Cách gọi khác của Thần Chớp, người ta thờ cúng ở chùa Bà Dàn
Theo đó, ảnh hưởng của Tứ pháp cực kỳ lớn, cụ thể vua nhà Lý đã không ít lần phải rước tượng Pháp Vân để cầu mưa tại thành Thăng Long.
Cũng từ nguồn gốc nông nghiệp với truyền thống trồng lúa nước mà người Việt Nam cũng sinh ra tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, cụ thể là thờ động thực vật.
Nếu như các nước phương Tây thường sùng bái và tôn thờ những con vật hung dữ và mạnh mẽ như hổ, chim ưng, sư tử thì ở Việt Nam, người theo tín ngưỡng lại ưa chuộng những con vật hiền lành như Trâu, cá sấu, cóc, chim hay rắn,...
Đây đều là những con vật gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống con người, đặc biệt là người dân sống ở xã hội nông nghiệp như Việt Nam.
Bên cạnh đó, con người đã biến hoá các con vật lên thành biểu tượng cao hơn đó là Rồng và Tiên (Theo truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên).
Với thực vật, những loại được tôn sùng bậc nhất chính là cây lúa, theo đó tín ngưỡng gọi là Thần Lúa, Mẹ Lúa hay Hồn Lúa,... Nhiều khi cũng thấy có người thờ Thần cây như Cây Cau, Cây Đa,...
Theo tín ngưỡng người Việt, Thổ Công chính là một vị thần trông coi nhà cửa, vị thần này còn có vai trò đem đến hoạ phúc cho một gia đình. Do vậy nên được thờ cúng tại gia và đây cũng là một cách gọi khác của “Mẹ Đất”.
Có câu: “Đất có Thổ Công, Sông có Hà Bá”, nhiều giả thuyết cho rằng Thổ Công chính là một trong 3 vị Táo quân trong sự tích Táo quân, cụ thể là người chồng thứ 2 chuyên trông coi việc bếp núc. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng Thổ Công là vị thần chuyên cai quản vùng đất còn Táo quân chỉ trông coi việc bếp núc trong nhà.
Ở khu vực Nam Bộ, người dân địa phương gọi Thổ Công là Ông Địa và thờ dưới đất. Nhiều nơi khác lại gọi Ông Địa là Thần Tài nên mới nói tín ngưỡng Việt Nam thực sự đa dạng và phong phú.
Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia phương Đông cũng có tín ngưỡng thờ Thần Tài.
Theo như truyền thuyết thì Thần Tài chính là tên gọi khác của Triệu Công Minh - một người dân thời nhà Tần. Người này đi tu tại núi Chung Nam nhưng về sau đắc đạo thì ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, kiêm giữ trọng trách đuổi trừ ôn dịch, trừ tà cứu bệnh.
Bên cạnh đó những ai bị oan ức khi đến cầu cứu thì đều được ông giúp đỡ, những người kinh doanh buôn bán khi kêu cầu đến ông thì sẽ phát tài, may mắn. Người ta thường vẽ hình ông Thần tài với khuôn mặt có làn da đen, râu rậm, tay cầm roi và cưỡi trên lưng cọp đen. Ông còn được gọi với cái tên như Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái.
Người Việt cho rằng con người tồn tại 2 phần đó là thể xác và linh hồn. Ở một số dân tộc thuộc vùng Đông Nam Á thì tách bạch rõ ràng linh hồn gồm hồn và vía.
Theo đó, Vía chính là phần trung gian giữa thể xác và linh hồn, người ta cho rằng một người bình thường sẽ có 3 hồn, với nam thì có 7 vía còn nữ thì 9 vía. Khi chết hồn sẽ đi từ cõi dương tới âm ty, đây là tín ngưỡng thờ người đã khuất của người dân Việt Nam.
Không chỉ Việt Nam, ở nhiều quốc gia khác vẫn còn giữ gìn tục thờ cúng Tổ tiên. Tuy nhiên ý nghĩa và vai trò của tín ngưỡng này ở mỗi quốc gia hay dân tộc lại có sự khác biệt.
Trong đó, người Việt hình thành tục thờ cúng Tổ tiên sớm và sâu đậm nhất, nó gần như là một tôn giáo mang tên Đạo Ông bà.
Nếu như ở phương Tây người ta coi trọng ngày sinh thì ở Việt Nam người dân thường coi trọng ngày mất hơn. Theo đó trên bàn thờ, người dân Việt thường bài trí đồ lễ, vật cúng một cách chỉn chu, hương khói đàng hoàng với mong muốn Tổ tiên của mình nhận được tất cả những đồ lễ nơi chín suối.
Nhân vật điển hình cho tín ngưỡng Thờ Vua Tổ chính là Vua Hùng - người có công sáng lập ra nước Văn Lang.
Để nhớ ơn vị Vua này, người dân Việt Nam đã xây dựng đền thờ Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, Xã Hy Cương, Huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
Việc thờ cúng Vua Hùng còn mang ý nghĩa cao cả đó là nhắc nhở toàn dân tộc hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người có công trong hành trình tạo nên non sông đất nước để có cuộc sống như hiện tại.
Thần Hoàng làng là vị thần cai quản, định phúc phận cho cả một tập thể trong cùng 1 đơn vị hành chính, cụ thể là làng bản, thôn xóm.
Vị thần này được thờ cúng trong các ngôi đình làng, miếu. Thần điện trong miếu chí là một bệ thờ có lư hương, lọ hoa và đèn, trông có vẻ đơn sơ hơn với thần điện tại gia.
Trong tâm thức của dân gian, Thành Hoàng làng chính là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc và đất nước. Tục thờ vị thần này đã có từ thủa xa xưa và cho tới ngày nay vẫn được gìn giữ, thậm chí còn phát triển hơn trước.
Tứ bất tử bao gồm những ai? Thực ra đây là cách gọi chung cho 4 vị thánh là Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Liễu Hạnh. Trong đó:
- Đức Thánh Tản Viên: Là biểu tượng cho những ước vọng chiến thắng khỏi thiên tai, lũ lụt
- Chử Đồng Tử: Là biểu tượng cho cuộc sống phồn vinh về vật chất
- Thánh Gióng: Là nhân vật biểu tượng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm bất diệt
- Chúa Liễu Hạnh: Biểu tượng cho cuộc sống phồn vinh về mặt tinh thần
Như vậy, toàn bộ khái niệm tín ngưỡng cùng những thông tin hữu ích xoay quanh đã được làm sáng tỏ ở bài viết vừa rồi. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn sẽ nắm rõ tín ngưỡng là gì và có cách cư xử sao cho phù hợp với nét văn hoá độc đáo này của dân tộc.
Bạn hiểu dân tộc là gì? Dân tộc có những nét đặc trưng cụ thể nào? Cùng tôi khám phá bài viết dưới đây để làm rõ những vấn đề này nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023