Tiềm thức là gì? Khai phá sức mạnh tiềm thức trong tâm trí con người
Tiềm thức là gì? Khai phá sức mạnh tiềm thức trong tâm trí con người
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường bị tác động mạnh mẽ mới tiềm thức và ý thức. Tiềm thức và ý thức đều nằm ở trong tâm trí chúng ta, tuy nhiên ý thức có tính chủ thể và được hình thành bởi não bộ, còn tiềm thức là những thứ vẫn chưa được khai phá, ẩn sâu trong tâm trí con người. Vậy tiềm thức là gì? Vai trò và chức năng của tiềm thức ra sao? Cùng khám phá những thông tin về tiềm thức và bí ẩn của tiềm thức qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Liệu rằng bạn có nhớ thời gian còn ở trong bụng mẹ thế nào hay không? Lần đầu bạn tập đi xe đạp hay tập viết chữ là giai đoạn nào? Khi thực hành một hành vi mới trong cuộc sống, bạn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, tuy nhiên khi đã dần trở nên thành thạo, bạn thực hiện nó một cách hoàn toàn tự nhiên và làm mọi thứ dễ dàng.
Những hành động tự nhiên này đến từ nguồn nội lực mạnh mẽ ẩn sâu trong tâm trí của con người, đó chính là tiềm thức. Vậy tiềm thức là gì?
Tiềm là tiềm tàng, phần ẩn dấu bên trong còn thức là nhận thức, thức tỉnh, ý thức của con người. Hiểu đơn giản, tiềm thức chính là con người sẽ không suy nghĩ trước hay chuẩn bị trước quyết định hay lựa chọn cụ thể của bản thân, dựa trên những kinh nghiệm, hành động của con người để xem xét và đưa ra quyết định.
Thực tế, trừ khi bị con người quyết định có chủ ý, tiềm thức sẽ không hoàn toàn bị giới hạn và sinh sống bên trong tiềm thức là những thói quen, hình ảnh, hành vi, tính cách của mỗi cá nhân. Cũng có thể hiểu tiềm thức chính là những điều ẩn sâu bên trong tâm trí của con người và chúng ta không thể nhận biết chính xác, cụ thể.
Những ký ức sâu kín nhất sẽ hình thành nên tiềm thức và ý thức không thể nào nhận biết được những điều xảy ra, giống với một tảng băng trôi trên mặt biển. Tầng trên cùng là những trải nghiệm trong quá khứ của con người, chiếm nhiều phần nhất trong tiềm thức. Tầng kế tiếp là những trải nghiệm của bố mẹ chúng ta ẩn sâu trong tiềm thức. Còn tầng dưới cùng chính là những trải nghiệm mà bạn sống ở kiếp trước.
Ngay cả ý thức cũng không thể nhận biết được những ký ức sâu thẳm trong tâm trí con người và các khía cạnh của tiềm thức vẫn chưa được các nhà khai phá hết, vẫn đang trong quá trình nỗ lực tìm kiếm.
Một cuộc nghiên cứu đã có kết quả chỉ ra rằng: Con người thường chỉ sử dụng 1 phần não bộ và chịu sự ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ của tiềm thức. Tiềm thức sẽ luôn kiểm soát hoạt động và có sự ảnh hưởng nhất định tới con người.
Ví dụ: Khi mới tập ngồi thiền, bạn sẽ cảm thấy việc điều chỉnh, kiểm soát hơi thở khá khó khăn và không thể nhớ được hết các động tác. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi bạn đã tập đi tập lại, bạn sẽ cảm thấy việc quản lý hơi thở khá dễ dàng và giúp bạn có được tâm lý thoải mái nhất khi ngồi thiền.
Hầu hết tất cả mọi hành động, suy nghĩ đều được tâm trí quyết định. Bước đầu tiên sẽ được sàng lọc qua tiềm thức, giúp bạn có thể lựa chọn những thông tin quan trọng, phù hợp với thời điểm của mình, sau đó chuyển tiếp tới não bộ. Đây chính là một trong các sức mạnh của tiềm thức, chứng minh cho tiềm thức luôn tồn tại và có sức mạnh to lớn.
Sau khi đã biết được tiềm thức là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về các chức năng của tiềm thức nhé!
Hầu hết các chức năng trong cơ thể con người sẽ được quản lý bởi tiềm thức như thở, nhịp tim, hệ miễn dịch… Thay vì luôn tìm kiếm những điều giúp sức khỏe của bạn hoàn hảo và truyền đạt cho tiềm thức hiểu được thì bạn nên hỏi xem làm thế nào để sở hữu sức khỏe hoàn hảo, cũng như tiềm thức hiểu về sức khỏe hoàn hảo thế nào.
Tiềm thức là một trong những nhân tố quan trọng và có thể quyết định được vị trí nào chứa ký ức của bạn. Những ký ức gây tổn thương và tồi tệ thường được tiềm thức cất giấu kỹ càng, còn các ký ức tốt đẹp, hạnh phúc trong quá khứ sẽ được tiềm thức lưu trữ và giúp bạn dễ dàng ghi nhớ, hồi tưởng về hồi ức tươi đẹp mà bạn đã trải qua.
Bảo vệ sự sống còn trong cơ thể lý tính là một trong những chức năng chính và quan trọng của tiềm thức. Khi cảm thấy những yếu tố có đe dọa tới tính mạng, sự sống của bạn thì nó sẽ luôn tìm cách cố gắng, nỗ lực đấu tranh để chống phá, ngăn chặn chúng.
Nhằm cảnh bảo cho con người những đe dọa, nguy hiểm có thể xảy đến, tiềm thức sẽ sử dụng các cảm xúc để bộc lộ cũng như thể hiện các chi tiết. Do đó, đôi khi bạn cảm thấy lo lắng, bất an, căng thẳng về một thứ gì đó, điều này có thể do tiềm thức đang hoạt động chi phối và điều khiển cảm xúc, suy nghĩ của bạn chứ thật ra không hẳn là xảy ra những điều đó.
Tiềm thức có chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh sự tích cực trong mỗi chúng ta và tiếp nhận hình ảnh tốt hơn câu chữ. Do đó, nếu bạn nói “Tôi không muốn chậm trễ công việc”, tiềm thức sẽ tạo ra một bức tranh cho thấy bạn đang chậm trễ trong việc thực hiện công việc đó.
Vì vậy, để chuyển bức tranh từ trạng thái tiêu cực sang tích cực, thay vì bạn sử dụng thể phủ định, bạn có thể dùng câu khẳng định như “Hãy làm việc ngay bây giờ!”.
Tuy tiềm thức chỉ là một dạng vô hình, tuy nhiên vai trò của tiềm thức vô cùng quan trọng và chính là những chủ chốt bên trong tâm trí con người. Qua các trải nghiệm trong cuộc sống, tiềm thức luôn tìm mọi cách để rút được nhiều kinh nghiệm và luôn trong trạng thái cảnh giác. Như khi bạn bắt đầu một thứ gì mới lạ, bạn sẽ được cảnh báo những trạng thái khá căng thẳng và bắt đầu đổ mồ hôi.
Hoặc nếu bạn từng chơi thể thao và đạt một thành tích tốt, trong tiềm thức của bạn sẽ luôn ghi nhớ rằng thể thao sẽ giúp bạn chiến thắng và bạn luôn cảm thấy thích thú khi tập thể dục hay hoạt động thể chất.
Mỗi khi bạn thử sức với những điều mới mẻ, bạn sẽ luôn nhận thấy vai trò của tiềm thức, luôn cố gắng níu kéo con người quay lại vùng an toàn, do đó bạn sẽ cảm thấy bất an, lo lắng và căng thẳng khi nghĩ tới điều đó. Do đó, khi áp dụng một điều mới mẻ hay một chiến lược quản lý thời gian cho mình thì bạn sẽ gặp phải khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, khi bạn đã làm một điều gì đó quen thuộc thì tiềm thức sẽ lập trình theo một cách tích cực và giúp bạn hoàn thành xuất sắc.
Thực tế cho thấy những người thành đạt sẽ luôn sẵn sàng và cố gắng vượt khỏi ngưỡng an toàn của bản thân mình để thử sức với những điều thú vị, mới mẻ trong cuộc sống, bởi nếu chỉ lẩn quẩn trong vùng an toàn, họ sẽ luôn đi theo lối mòn đó, ngày càng trở nên thụt lùi và không thể giúp họ thành công. Do đó, khi bạn bắt đầu với công việc mới, bạn hãy chi phối những cảm xúc của mình, đối mặt với cảm giác căng thẳng, không thoải mái, từ đó bạn mới có thể cải thiện năng lực của bản thân và hình thành nên một vùng an toàn mới.
Tuy vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thói quen của những người thành công thì mới có thể mở rộng và nâng cao phạm vi an toàn của bản thân. Đây cũng là cách giúp bạn có thể rút ngắn được thời gian trải nghiệm của chính mình và tiết kiệm được thời gian lên kế hoạch. Qua đó, bạn có thể giải phóng sức mạnh của hành vi và giúp bạn đi tới vòng an toàn mở rộng dễ dàng hơn.
Khi có trong tay bí quyết lập trình tiềm thức của bản thân mình, bạn sẽ tự tin về bản thân, có thêm niềm tin và động lực. Khi gặp những điều mới lạ, bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi như trước. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng theo đuổi được mong muốn, đam mê của mình và đặt ra những mục tiêu mới trong cuộc sống.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được tiềm thức là gì và một số thông tin khác về tiềm thức. Có thể thấy, tiềm thức có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, quyết định một phần tới suy nghĩ, hành động của con người. Để có thể thành công trong cuộc sống và khám phá những điều mới lạ, theo đuổi đam mê của mình thì bạn nên học cách làm chủ tiềm thức của bản thân.
Bạn đã từng hành động một việc gì đó dựa theo trực giác mách bảo hay chưa? Vậy trực giác là gì? Làm thế nào để phát triển trực giác của bản thân? Truy cập bài viết dưới đây để hiểu thêm về trực giác nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023