Blog

Thương mại quốc tế là ngành gì? Các vị trí việc làm tiềm năng

22/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành kinh tế hiện nay mang nhiều màu sắc mới, trong đó nổi bật là việc trao đổi mua bán qua lại giữa các nước vừa để tăng tính hữu nghị, vừa mang lại thu nhập cao cho các quốc gia. Những động thái trên được gọi là thương mại quốc tế. Từ đó, chúng ta bắt đầu có ngành thương mại quốc tế cho các bạn theo học và phát triển giao thương với bạn bè quốc tế. Vậy thương mại quốc tế là ngành gì? Hãy tìm hiểu ngay với bài viết sau đây của vieclam123.vn bạn nhé.

1. Đôi nét về ngành thương mại quốc tế

1.1. Thương mại quốc tế là ngành gì?

Thương mại quốc tế là một ngành học về các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, khi học ngành này bạn sẽ được biết đến những nguyên tắc thương mại, những văn hoá buôn bán của nhiều quốc gia để áp dụng đối với xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình.

Thương mại quốc tế là ngành gì?

Chính vì vậy, thương mại quốc tế trở nên phức tạp hơn so với thương mại trong nước. Nhưng do thương mại quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích to lớn nên các doanh nghiệp vẫn luôn tìm cách xuất nhập khẩu các mặt hàng qua biên giới. Thương mại quốc tế là một phần không thể thiếu của mỗi quốc gia vì khi thương mại quốc tế phát triển thì đất nước cũng ngày càng giàu mạnh hơn.

1.2. Chương trình học của ngành thương mại quốc tế

1.2.1. Kiến thức đại cương

Tương tự những chuyên ngành khác, các sinh viên cần được bồi đắp những kiến thức cơ bản về tư tưởng chính trị, kiến thức kinh tế nói chung, những kiến thức toán học để hỗ trợ cho các môn chuyên ngành của những kỳ học sau. Những kiến thức này sẽ là cơ sở giúp sinh viên có thể hiểu sâu hơn về chuyên ngành của mình, học những điều cơ bản nhất trong chương trình đào tạo.

Mặc dù là kiến thức đại cương nhưng bạn cần chú tâm học tập nếu không khi va chạm với kiến thức chuyên ngành sẽ khó tiếp thu và có thể hiểu sai những kiến thức đó. Một số kiến thức chung về thương mại quốc tế bao gồm các môn: Kinh doanh quốc tế, Quản trị đa văn hoá, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị chuỗi cung ứng, Luật thương mại quốc tế, v.v…

Học kiến thức đại cương của thương mại quốc tế

1.2.2. Kiến thức chuyên ngành

Sau khi qua hết các môn cơ bản trên, sinh viên sẽ được tiếp cận với lượng kiến thức thuộc chuyên môn thương mại quốc tế. Sinh viên cần có sự chuẩn bị tìm hiểu kỹ trước những môn học này để có thể tiếp thu trọn vẹn tất cả nội dung bài học. 

Trong đó, các trường thường tập trung giảng dạy một số môn chuyên ngành thương mại quốc tế như sau: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Marketing thương mại quốc tế, quản trị tài chính quốc tế, Quản trị vận chuyển quốc tế, Quản trị chiến lược toàn cầu, Nghiệp vụ hải quan, Đàm phán giao dịch quốc tế và Thanh toán quốc tế hoặc Tài trợ xuất nhập khẩu.

1.2.3. Báo cáo tốt nghiệp

Sau khi học xong chương trình, sinh viên sẽ có cơ hội cọ xát hơn với nghề thương mại quốc tế đó là được đi thực tập, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp bằng những kiến thức mình được học. Học chương trình của ngành thương mại quốc tế bạn sẽ được có cho mình một số kỹ năng như:

  • Có kiến thức chuyên ngành về thương mại quốc tế
  • Biết thu thập dữ liệu, giải quyết các vấn đề thương mại quốc tế
  • Biết đàm phán, thuyết phục những khách hàng khó tính
Bạn sẽ tự tin đàm phán với khách hàng
  • Lên kế hoạch và triển khai các dự án xuất nhập khẩu
  • Có khả năng nghiên cứu và phán đoán thị trường quốc tế
  • Kỹ năng dùng các phương thức thanh toán quốc tế hợp lệ
  • Kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm như giao tiếp, học hỏi, làm việc nhóm

Ngoài ra, còn rất nhiều kỹ năng khác mà bạn có thể có được trong quá trình học tập tại môi trường đại học. Nếu có càng nhiều kỹ năng kinh nghiệm thì cơ hội được thực tập tại những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế càng lớn. Kết thúc quá trình thực tập bạn sẽ làm báo cáo và bảo vệ luận án của mình. 

Bảo vệ thành công bạn sẽ trở thành cử nhân ngành thương mại quốc tế. Quả thực với tấm bằng này bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại rất nhiều tập đoàn lớn và có mức lương mong đợi cùng cơ hội thăng tiến rất cao.

2. Nên học ngành thương mại quốc tế ở đâu?

Đây là ngành học thuộc khối ngành kinh tế và bao quát mảng quốc tế. Vì thế, nếu có điều kiện hãy chọn học tại những ngôi trường quốc tế nổi tiếng. Còn nếu điều kiện chưa cho phép, bạn có thể lựa chọn những trường đại học công lập như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Thương mại, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế tài chính TP. Hồ Chí Minh, v.v…

Học thương mại quốc tế tại các trường đại học uy tín

Đây đều là những trường đào tạo ra các nhân tài trong nghề thương mại quốc tế. Họ đào tạo những kiến thức chuyên sâu, liên tục cập nhập tin tức và chuyển đổi trong thương mại quốc tế. Vì thế, khi theo học tại những ngôi trường này bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, hành trang để bước vào nghề. Những ngôi trường này đều có kinh nghiệm lâu đời trong việc giảng dạy kiến thức về kinh tế. Vậy nên, việc họ có cách giảng dạy chuyên sâu đối với ngành thương mại quốc tế cũng là lẽ đương nhiên. Đây cũng được cho là những nơi uy tín đào tạo nhân tài hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

3. Các vị trí việc làm tiềm năng của ngành thương mại quốc tế

3.1. Vị trí chuyên ngành

Việc làm dành cho ngành thương mại quốc tế là nhiều vô kể, các vị trí này đều có tiềm năng trong tương lai với mức thu nhập đáng nể. Thường các vị trí này vẫn còn trống rất nhiều trong các doanh nghiệp nên bạn hãy chớp lấy cơ hội mà học ngành này và đầu quân cho các công ty đó. Một số vị trí của ngành thương mại quốc tế có thể kể đến như sau:

  • Chuyên viên về xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế

  • Chuyên viên kho vận tại doanh nghiệp quốc tế

  • Nhân viên chuyên về vấn đề thanh toán quốc tế

  • Nhân viên nghiên cứu thị trường quốc tế

Chuyên viên nghiên cứu thị trường quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh quốc tế

  • Nhân viên chứng từ quốc tế

  • Nhân viên hoạch định, triển khai kế hoạch

  • Nhân viên chuyên đàm phán và ký hợp đồng với khách hàng

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng, đối tác nước ngoài

  • Nhân viên hoạch định tài chính quốc tế

  • Chuyên viên xúc tiến và mở rộng thị trường nước ngoài

  • Giảng viên giảng dạy thương mại quốc tế

3.2. Vị trí trái ngành

Ngoài các vị trí chuyên môn, làm đúng nghề bạn có thể tìm được những vị trí trái ngành khác những vẫn thuộc khối kinh tế như sau:

  • Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực thương mại quốc tế

  • Nhân viên quản lý kho hàng

  • Nhân viên tối ưu hoá logistic 

  • Nhân viên kiểm tra hàng hóa quốc tế

  • Xây dựng và phát triển các brand nổi tiếng

  • Tăng hiệu suất bán hàng

  • Vị trí kế toán hoặc kiểm toán trong doanh nghiệp

Bạn cần hiểu biết về luật thương mại quốc tế

Nhìn chung, ngành thương mại quốc tế được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên môn, hữu ích cho công việc và việc làm cũng rất phong phú, tiềm năng tại các doanh nghiệp lớn. Sau khi trình bày xong những kiến thức cơ bản như ở trên, vieclam123.vn hy vọng bạn đã nắm rõ về thương mại quốc tế là ngành gì. Qua đó, bạn có được những định hướng học tập hoặc làm việc trong tương lai một cách đúng đắn nhất nhé.

Tìm hiểu chi tiết về luật thương mại quốc tế

Khi làm về thương mại quốc tế bạn cần hiểu biết về pháp luật trong thương mại quốc tế để nếu có xảy ra tranh chấp hoặc mắc sai lầm thương mại có thể dùng luật pháp để lấy lại công bằng và giải quyết mâu thuẫn. Vậy hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết về những điều luật thương mại quốc tế nhé.

Luật thương mại quốc tế là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023