Thương hiệu tuyển dụng là gì? Át chủ bài của phát triển thương hiệu
Thương hiệu tuyển dụng là gì? Át chủ bài của phát triển thương hiệu
Bạn nghĩ thế nào là một thương hiệu quyền lực? Các chiến lược phát triển thương hiệu hiện nay hướng đến mục đích gì? Và làm cách nào để phát triển thương hiệu một cách tốt nhất? Nhìn vào Facebook, Google hay gần hơn là FPT, VNG thì bạn sẽ thấy rằng, các doanh nghiệp này không chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng mà còn là nơi được rất nhiều ứng viên khao khát để được làm việc trong môi trường đó. Việc coi mình như một nhà doanh nghiệp tuyển dụng đã giúp các doanh nghiệp này được nâng lên một tầm cao mới. Và đó chính là “thương hiệu tuyển dụng”. Vậy, theo bạn, thương hiệu tuyển dụng là gì? Ý nghĩa của thương hiệu tuyển dụng ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Thương hiệu tuyển dụng hay “employer branding” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các doanh nghiệp coi mình như một nhà tuyển dụng nhân lực thay vì là một doanh nghiệp tập trung vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ và kinh doanh với khách hàng.
Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp nếu như chỉ tập trung vào việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ và cho ra mắt thị trường với mong muốn thu được lợi nhuận cao từ việc kinh doanh thì quá phổ biến. Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể khiến mình trở nên nổi bật hơn khi là một thương hiệu tuyển dụng với việc khiến hàng ngàn ứng viên khao khát được làm việc. Tức là họ tập trung vào môi trường làm việc mà doanh nghiệp đang có, đang xây dựng và sử dụng điều đó để PR, thu hút những nhân tố khác vào làm việc bên cạnh quá trình nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể chính là Google, đây là một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới. Sản phẩm của họ chính là hệ thống tìm kiếm từ khóa. Thế nhưng, điều mà người ta quan tâm và biết nhiều nhất tới tập đoàn này chính là môi trường làm việc hay thương hiệu “Google”. Và minh chứng là bất cứ lập trình viên nào giỏi trên toàn thế giới đều mong muốn được làm việc tại đây.
Thương hiệu doanh nghiệp hướng đến việc tạo sự nổi bật và khác biệt cho doanh nghiệp. Biến doanh nghiệp trở thành một niềm khao khát đối với các nhân viên ở bên ngoài. Và nhờ đó mà vị thế của doanh nghiệp cũng sẽ được nâng lên một tầm cao mới khi trở thành đích đến của những nhân tố tiềm năng nhất trong lĩnh vực hoạt động.
Khái niệm về thương hiệu tuyển dụng đã được định nghĩa từ giữa những năm 1990. Và các tập đoàn như Unilever, P&G hay Shell đã xây dựng thương hiệu của mình bài bản như một nhà tuyển dụng bên cạnh việc xây dựng thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng. Vì thế mà những tập đoàn này đã tạo cho mình một đẳng cấp riêng và khi nhắc tới P&G hay Unilever là nhắc tới thương hiệu toàn cầu và không phải dễ dàng để trở thành nhân sự của các doanh nghiệp này.
Việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng đang là một xu hướng nổi bật trong phát triển thương hiệu hiện nay. Theo các khảo sát được ghi nhật thì khoảng 75% ứng viên sẽ tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước khi ứng tuyển và 39% sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn nếu như có môi trường làm việc tốt và thuận lợi cho việc thăng tiến trong tương lai.
Nền tảng phát triển của một doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực. Khi việc thu hút nhân tài đã khó thì việc giữ chân nhân tài còn khó hơn. Vì thế mà thương hiệu tuyển dụng sẽ là cách thức để doanh nghiệp giải quyết hiệu quả bài toán về nhân sự cho mình. Do đó mà việc nghiên cứu thương hiệu tuyển dụng là gì cũng như cách thức áp dụng ra sao sẽ là điều mà các doanh nghiệp cần hướng tới để tạo nền tảng phát triển trong tương lai.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ lý do mà thương hiệu tuyển dụng trở nên quan trọng thì ngay sau đây sẽ là sự phản hồi chi tiết về vấn đề này.
Bất cứ nhân tài nào cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường thoải mái, giúp họ phát huy được các thế mạnh của mình và được cạnh tranh với những nhân tài khác. Điển hình như Google, không phải tự nhiên mà đây là nơi tụ hội của những lập trình viên giỏi nhất trên thế giới. Bởi chính những nhân tố tài này cũng mong muốn được làm việc tại nơi mang tên là Google.
Một doanh nghiệp thành công về thương hiệu không chỉ thông qua nhận thức của khách hàng về sản phẩm mà còn là môi trường làm việc lý tưởng. Khi doanh nghiệp đã có sẵn nền tảng thuận lợi đó thì việc dùng chính mình để PR thì tại sao lại không thử? Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn giữa các đối thủ cạnh tranh cùng thị trường, đồng thời gia tăng lợi thế cho mình khi hướng tới thị trường tuyển dụng thay vì chỉ tập trung vào thị trường kinh doanh với quá trình nghiên cứu khách hàng mục tiêu.
Một câu nói vô cùng nổi tiếng của Thân Nhân Trung chính là “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Với một quốc gia thu nhỏ là doanh nghiệp thì nhân tài chính là nền tảng phát triển quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Khi việc thu hút nhân tài đã khó thì việc giữ chân lại càng khó hơn. Và chính thương hiệu tuyển dụng sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp hạn chế được nạn “chảy máu chất xám” diễn ra trong chính nội bộ của mình.
Với những lý do này thì thương hiệu tuyển dụng chính là định hướng phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy mà cách để xây dựng thương hiệu tuyển dụng như thế nào sẽ nhận được sự quan tâm đến từ các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.
Khi đã nhận thức được thương hiệu tuyển dụng là gì và tầm quan trọng của thương hiệu tuyển dụng thì không có lý do gì mà doanh nghiệp chậm trễ trong việc xây dựng employer branding cho mình.
Trước khi phát triển thương hiệu tuyển dụng thì doanh nghiệp sẽ cần nhận thức rõ vị thế của thương hiệu mình trong thời điểm hiện tại. Tìm hiểu xem nhân viên và công chúng nghĩ gì về thương hiệu thông qua việc tiến hành khảo sát. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình cần làm gì để nâng cao vị thế thương hiệu hơn nữa.
EVP chính là viết tắt của Employee Value Propositions, có thể hiểu cơ bản là những giá trị của doanh nghiệp khiến các ứng viên muốn ứng tuyển vào doanh nghiệp. Khi phát triển thương hiệu tuyển dụng thì doanh nghiệp sẽ cần xác định được những giá trị mà mình có để những nhân viên bên ngoài cảm thấy hấp dẫn và mong muốn được gia nhập vào doanh nghiệp.
Không cần phải quá cầu kỳ, các doanh nghiệp có thể tận dụng từ chính nguồn lực của mình để làm được điều đó.
Ví dụ như nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập của FPT thì công ty này đã tạo hẳn 1 website để các nhân viên có thể chia sẻ kỷ niệm của mình với hành trình gắn bó cùng với FPT ra sao. Là một doanh nghiệp công nghệ và sở hữu số lượng nhân viên khổng lồ thì điều này đã giúp FPT xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp vô cùng gần gũi và năng động trong mắt công chúng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có.
Một quy trình tuyển dụng rõ ràng là điều cần thiết để xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Bởi khi mọi thứ trở nên mập mờ thì sẽ không nhận được sự đánh giá cao từ phía ứng viên, khi đó, hình ảnh “nhà doanh nghiệp tuyển dụng” sẽ không còn sức nặng nữa.
Ví dụ như tập đoàn Unilever tại Việt Nam, để đặt chân vào đây, bạn sẽ cần trải qua 5 vòng phỏng vấn gắt gao và điều này giúp công chúng nhận thức được việc ứng tuyển vào đây không hề dễ dàng. Thêm vào đó, nhờ có sự rõ ràng trong quy trình tuyển dụng nên doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng sàng lọc ứng viên hiệu quả hơn để giữ lại cho mình nhân tài phù hợp nhất.
Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì vấn đề lương thưởng, cơ hội thăng tiến là điều mà các nhân viên sẽ vô cùng quan tâm. Vì vậy mà một lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ được ứng viên đánh giá cao hơn so với các doanh nghiệp không cụ thể về vấn đề này.
Với những điều mà doanh nghiệp đã có thì việc cho nhiều người biết tới là điều rất cần thiết để xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Có rất nhiều cách để truyền thông khác nhau, cụ thể như:
- Thông qua các hình ảnh, video được chia sẻ
- Xây dựng website tuyển dụng riêng
- Kêu gọi sự chia sẻ từ chính nhân viên trong công ty,...
Tận dụng hết các nguồn lực truyền thông để doanh nghiệp có thể mang hình ảnh của mình đến với công chúng một cách rộng rãi hơn.
Trên đây chính là toàn bộ thông tin chia sẻ về thương hiệu tuyển dụng. Mong rằng, qua đây, bạn đã hiểu đúng thương hiệu tuyển dụng là gì cũng như tầm quan trọng và cách thức xây dựng employer branding hiệu quả.
Quy mô doanh nghiệp là gì? Có những loại quy mô doanh nghiệp nào? Tại sao cần xác định quy mô doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023