Blog

Nghề thợ bạc là gì? Những công việc chung của nghề thợ bạc

27/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành thợ bạc là gì? Trang sức là những món phụ kiện không thể thiếu đối với con người. Từ xa xưa, người ta vốn đã quan tâm đến những món đồ trang sức. Đến nay, khi xã hội ngày càng phát triển hơn thì vấn đề ấy lại càng được quan tâm. Để có thể tạo ra được vẻ đẹp của những món trang sức này không thể không kể đến người góp phần quan trọng làm ra nó đó chính là người thợ bạc. Để có thể biết cụ thể hơn về công việc thợ bạc này bạn đọc hãy theo dõi qua bài viết của vieclam123.vn ngay sau đây nhé!

1. Tìm hiểu chung về nghề thợ bạc

1.1. Nghề nghiệp thợ bạc là gì?

Thợ bạc là gì? Đây là công việc của người chế tạo ra những đồ trang sức quý giá bằng kim loại như: vàng, bạc, đồng hay những mẫu trang sức thiết kế sẵn có. Đây còn được gọi là nghề thợ kim hoàn và nó đã xuất hiện từ rất lâu đời. Họ là người đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để có thể tạo ra được những món trang sức giúp cho con người trở nên đẹp hơn và lộng lẫy hơn.

Nghề thợ bạc là một trong những nghề có sức sáng tạo cao. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của mình, họ có thể tạo ra được các trang sức như nhẫn, bông tai, dây chuyền,... đẹp đến từng mi li mét. Chính vì thế họ được coi là những nghệ nhân.

Tạo ra các sản phẩm trang sức có tính thẩm mỹ

1.2. Một số công việc của nghề thợ bạc

Khác với công việc của thợ kim hoàn như hồi xưa thì công việc việc của thợ bạc ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều. Thợ kim hoàn ngày xưa sẽ phải làm các công việc bằng tay cùng với những dụng cụ thô sơ thì ngày nay họ đã sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tạo ra được những món đồ trang sức đẹp đẽ, tinh tế và tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Tùy thuộc vào tay nghề cũng như là kinh nghiệm của những người thợ bạc thì học có thể đảm nhiệm được những công việc khác nhau. Có những người thực hiện công việc mài và đánh bóng đá quý. có người lại thực hiện gắn hột xoàn vào trang sức,... Tuy nhiên công việc chung của những người thợ bạc sẽ được gợi ý qua các nội dung dưới đây.

Những công việc cụ thể trong nghề thợ bạc

1.2.1. Nhận và xem mẫu thiết kế của khách hàng

Để có thể gia công được các sản phẩm thì những nghệ nhân thợ bạc cần phải xem những mẫu thiết kế cho trước mà khách hàng yêu cầu. Khi có được các mẫu thiết kế họ sẽ biết được mình cần phải làm gì. Với những mẫu thiết kế đặc biệt và phức tạp thì thợ bạc sẽ cần phải trao đổi với quản lý, nhà thiết kế cùng với khách hàng để đưa ra được quyết định cụ thể. Việc này sẽ tránh được việc tự ý làm và không mang lại được kết quả như mong đợi sẽ làm giảm đi sự uy tín đối với khách hàng.

1.2.2. Tạo hình cho trang sức

Thợ bạc là gì và tạo các hình dạng cho trang sức như thế nào? Các thợ bạc sẽ sử dụng những máy móc và trang thiết bị hiện đại để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt có chất lượng cao. Để có thể thực hiện làm các sản phẩm thì họ cần chuẩn bị những máy móc và trang thiết bị cho từng công đoạn để có thể tạo ra được sản phẩm. Khi chuẩn bị được những công cụ cần thiết sẽ giúp cho công việc của thợ bạc được nhanh hơn và chính xác hơn.

Trong chế tạo trang sức chủ yếu dùng các công nghệ như: công nghệ laser, công nghệ CAD - CAM, công nghệ cắt gọt dao kim cương,... Đó là những công nghệ có thể tạo ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Tạo ra được những sản phẩm có hình dạng khác nhau

1.2.3. Sửa các trang sức theo yêu cầu

Khi các món trang sức chưa được ưng ý theo yêu cầu của khách hàng hay người thợ bạc làm sai thì họ sẽ phải sửa lại trang sức theo yêu cầu để có thể đúng với yêu cầu của khách hàng. Khi sửa các sản phẩm thợ bạc sẽ dùng những máy móc phù hợp để có thể điều chỉnh được hình dạng, kích thước và chất lượng của sản phẩm.

1.2.4. Quan sát được sản phẩm tạo ra

Trước khi nhập kho, tất cả các sản phẩm đều phải được kiểm tra vào giám định một cách kỹ càng. Đó là việc sẽ giúp cho những người thợ bạc có thể kiểm soát được các lỗi trước khi sản phẩm đến tay của khách hàng. Việc có thể kiểm tra và quan sát được các sản phẩm trước khi đến tay khách hàng sẽ gia tăng được niềm tin từ họ.

Có thể quan sát kỹ về sản phẩm hoàn thành

1.2.5. Phân loại sản phẩm và định giá

Những người thợ bạc sau khi chế tạo các sản phẩm có thể định giá được các sản phẩm đó. Bởi trong quá trình làm họ có thể tính toán được số lượng vật liệu dành cho sản phẩm, chi phí nhân công,... để từ đó cho ra được giá thành sản phẩm.

Các sản phẩm trang sức có mẫu mã tương tự nhau với số tiền như nhau thì người thợ bạc sẽ phân loại riêng để không nhầm lẫn. Sau đó sẽ đem sản phẩm đi nhập kho và bán ra thị trường. Các sản phẩm cần được phân loại một cách rõ ràng để không bị nhầm lẫn về hình thức và giá trị.

2. Nghề thợ bạc cần gì?

2.1. Những yêu cầu chung đối với nghề thợ bạc

Thợ bạc là gì và cần có những yêu cầu thế nào? Nghề thợ bạc là nghề khác với những ngành nghề khác không phải cứ học rộng là có thể làm được. Đây là một nghề tương đối khó và không phải ai cũng có thể gắn bó được với nó một cách lâu dài. Người thợ bạc khi làm việc cần phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản đó là sử dụng được những công cụ và đồ nghề có kích thước siêu nhỏ. Khi biết sử dụng các công cụ này thì họ mới có thể tác động vào sản phẩm bằng cách đục, khoét hay chạm khắc đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật mà bản thiết kế yêu cầu.

Để có thể trở thành một nghệ nhân trong lĩnh vực chế tác thì bạn không cần phải học một văn bằng chuyên sâu nào cả. Bạn chỉ cần phải học một khóa đào tạo nghề thợ bạc cơ bản hoặc làm tại các xưởng gia công về trang sức để vừa có thể học hỏi và vừa có thêm kinh nghiệm để trở thành một thợ bạc chuyên nghiệp.

Đáp ứng được những yêu cầu chung trong nghề

2.2. Tố chất để trở thành một thợ bạc

Để có thể trở thành một thợ bạc chế tác các sản phẩm trang sức thì người thợ bạc cần phải có những tố chất nhất định:

Thứ nhất, bạn cần phải có đam mê với công việc. Bất kỳ một công việc nào cũng cần phải có đam mê thì bạn mới có thể tiếp tục được những công việc. Đây lại là một công việc khó nên có đam mê sẽ giúp cho bạn hoàn thành được những khó khăn và thử thách. Từ đó có thể giúp bạn gắn bó được lâu dài với công việc hơn.

Thứ hai, bạn phải là người có con mắt thẩm mỹ. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tạo ra được những sản phẩm đẹp và có giá trị. Việc có một con mắt thẩm mỹ tốt cũng sẽ giúp bạn nắm bắt được những xu hướng của thời đại để truyền được cảm hứng vào trong các sản phẩm của mình. Bởi người tiêu dùng cũng sẽ cập nhật theo xu hướng nên nếu bạn không đáp ứng được thì sẽ không duy trì được lượng khách hàng.

Thứ ba, là người có tính cẩn thận và tỉ mỉ. Đây là tính cách cần thiết đối với người thợ bạc và là những yếu tố có thể giúp họ có thể chế tạo được sản phẩm một cách kỹ càng và hạn chế được những rủi ro. Đây là đức tính cần thiết mà bạn nên có trong suốt quá trình làm nghề nếu như muốn gắn bó với nghề suốt đời.

Đáp ứng đủ ít nhất ba điều kiện cơ bản

3. Nghề thợ bạc đem lại gì?

Thợ bạc là gì và nó đem lại được những điều gì? Nếu bạn đang có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề thợ bạc thì bạn sẽ được trải nghiệm tại một môi trường khác biệt hơn so với các doanh nghiệp hiện đại. Bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo ra được các sản phẩm trang sức có giá trị với những vẻ đẹp riêng.

Nếu như bạn là một người thiếu kiên nhẫn và thận trọng thì khi được làm việc trong nghề thì bạn có thể học được những đức tính này từ nghề thợ bạc.

Những người thợ bạc khi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trang sức sẽ có thu nhập khoảng 10 - 15 triệu đồng. Tuy nhiên đây không phải là một con số cố định mà nó còn phụ thuộc vào tùy cơ sở cũng như là tùy vào công việc của người thợ trang sức phải làm. Trong quá trình làm việc nếu như người thợ bạc có tay nghề cao như là một nghệ nhân và có thể làm các sản phẩm với số lượng lớn hơn thì lương của họ chắc chắn sẽ được cao hơn. Vậy nên nếu như muốn làm công việc này với một mức thu nhập khá thì bạn phải rèn luyện được tay nghề của mình một cách thành thạo nhất.

Tạo ra các sản phẩm có dấu ấn cá nhân

Trên đây là các thông tin về nghề nghiệp thợ bạc. Hy vọng với những thông tin về nghề thợ bạc có thể giúp cho bạn hiểu được thợ bạc là gì và những công việc của họ.

Nội dung công việc của quản lý tòa nhà

Công việc quản lý tòa nhà bao gồm những gì? Các nhiệm vụ trong công việc này như thế nào? Cần đáp ứng được tiêu chí gì để trở thành người quản lý tòa nhà? Đọc ngay bài viết về công việc quản lý tòa nhà tại đây nhé!

Mô tả công việc quản lý tòa nhà

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023