Blog

Thiểu năng là gì? Những vấn đề liên quan tới thiểu năng trí tuệ

22/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thiểu năng là gì? Chắc hản đây là từ ngữ không hề xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, để định nghĩa đúng nhất về thiểu năng thì chưa hẳn là điều đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về thiểu năng để bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Thông tin chung về thiểu năng

1.1. Định nghĩa thiểu năng là gì?

1.1.1. Thiểu năng trong y học

Trong lĩnh vực y học, thiểu năng là một căn bệnh ở trẻ em. Tên đầy đủ của căn bệnh này chính là thiểu năng trí tuệ. Một cách cụ thể hơn thì thiểu năng trí tuệ chính là tình trạng trẻ chậm phát triển về trí não hay hệ thần kinh, mắc các khuyết tật về mặt trí tuệ và bị thiếu hụt các kỹ năng thường ngày cần thiết trong cuộc sống.

Thiểu năng là gì

Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ em bị thiểu năng trí tuệ đều là không thông minh. Vẫn có những em có thể thông minh một cách khác thường dựa vào cách giáo dục riêng biệt để có thể phát huy được tiềm năng của trẻ. Với việc nghiên cứu và đào sâu tìm hiểu về vấn đề khuyết tật trí tuệ thì thầy cô, cha mẹ sẽ có thể giúp trẻ phát triển hơn một cách rõ ràng, thậm chí có thể nhận được những kết quả ngoài mong đợi.

Mặc dù vậy thì thiểu năng trí tuệ cẫn là một điều mà không bất cứ cha mẹ nào mong muốn con mình gặp phải hội chứng này. Nhất là khi đây là căn bệnh ảnh hưởng tới hệ thần kinh một cách tổng quát nhất. Điều này sẽ tác động không chỉ tới trí tuệ của trẻ mà còn tác động tới cả quá trình hoạt động, thích nghi của trẻ với đời sống thường ngày. 

1.1.2. Thiểu năng trong xã hội

Trong xã hội hay trên các trang mạng xã hội thì thiểu năng được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, ý nghĩa của thiểu năng khi đó không phải là chỉ căn bệnh thiểu năng trí tuệ mà mang hàm ý xúc phạm.

Thiểu năng trong xã hội

Dựa theo nghĩa gốc của thiểu năng trong y học, thiểu năng trong xã hội còn được dùng để ám chỉ đối phương là người ngu dốt, đần, trí tuệ không phát triển cho dù về mặt y học người đó hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ.

Việc sử dụng thiểu năng với ý nghĩa như vậy có thể được xem là một cách “chửi khéo”. Tuy nhiên không nên áp dụng bừa bãi với mọi đối tượng, cần xem xét mối quan hệ giữa hai người để sử dụng từ ngữ sao cho khéo léo và phù hợp nhất. Thực tế thì chỉ những người có sự quen biết và giao tiếp với nhau thường xuyên, có mức độ thân thiết nhất định thì mới sử dụng “thiểu năng” để chỉ đối phương.

1.2. Nguyên nhân của thiểu năng trí tuệ

Hiện nay, việc gặp và tiếp xúc với trẻ em bị thiểu năng trí tuệ không phải là quá hiếm. Điều này cho thấy số lượng trẻ em mắc phải căn bệnh này cũng không phải quá thấp. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thiểu năng trí tuệ có thể kể đến như:

1.2.1. Do di truyền

Theo thống kê thì có khoảng 1/4 số trẻ em bị thiểu năng trí tuệ là do bệnh di truyền. Điều này có nghĩa là các gia đình có tiền sử bệnh thiểu năng trí tuệ thì sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng tới các thế hệ sau.

Nguyên nhân dẫn đến thiểu năng trí tuệ

- Con cái thừa hưởng từ bố hoặc mẹ

5% số trẻ em bị thiểu năng trí tuê do thừa hưởng từ bố hoặc mẹ. Trường hợp bố hoặc mẹ có dấu hiệu về bệnh thần kinh hay ảnh hưởng về mặt trí tuệ thì con sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng thiểu năng trí tuệ.

1.2.2. Do ảnh hưởng từ những hành động tiêu cực của người mẹ trong quá trình mang thai

Theo các bác sĩ thì 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian cực kỳ nhạy cảm và quan trọng. Bởi đây sẽ là quá trình phát triển của trẻ ở ngay trong bào thai của người mẹ. Do đó mà những bà mẹ có các hành vi mang tính tiêu cực như hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích,... đều sẽ làm tăng khả năng khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

1.2.3. Ảnh hưởng từ bệnh tật

Đối với trẻ em mới sinh hay ở các tháng và độ tuổi còn nhỏ thì sức đề kháng yếu và cần được tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ mắc một số bệnh như sởi hay thuỷ đậu thì cần được chăm sóc và chữa trị cẩn thận kịp thời. Bởi nếu không chú ý, những tác hại của căn bệnh này sẽ có thể gây ảnh hưởng tới trí tuệ và nhận thức của trẻ trong đời sống. 

Di chứng của các căn bệnh này đối với trẻ em sẽ có tác hại cực kỳ nặng nề. Vì thế mà phụ huynh cần phòng ngừa cũng như chữa trị đúng cách cho trẻ.

Do di chứng từ bệnh tật

1.2.4. Do tác động của môi trường sống

Môi trường sống ở đây bao gồm là môi trường tự nhiên và môi trường nhận thức của trẻ. Việc trẻ sống trong một môi trường bị ô nhiễm và có quá nhiều hóa chất cũng sẽ là nguy cơ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

Bên cạnh đó, môi trường nhận thức chính là môi trường giáo dục, sinh sống hàng ngày của trẻ. Nếu trẻ thiếu thốn tình cảm, bị đối xử tệ bạc và gây ra các ảnh hưởng tâm lý thì cũng có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng trí tuệ ở các mức độ khác nhau.

1.2.5. Do chế độ dinh dưỡng

Không thể phủ nhận rằng chế độ dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ cả về trí tuệ và thể chất. Do đó mà trẻ nếu được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng kém thì cũng sẽ dễ mắc căn bệnh thiểu năng trí tuệ do không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Do chế độ dinh dưỡng yếu

2. Các dạng khuyết tật của thiểu năng trí tuệ là gì?

Mỗi một trẻ mắc thiểu năng trí tuệ đều sẽ có những biểu hiện và dạng khuyết tật khác nhau. Trong trường hợp trẻ chưa đến trường thì một vài biểu hiện có thể kể đến như chậm nói, chậm bò, chậm đứng hay chậm đi,... Còn đối với trẻ đã đến tuổi đi học thì có thể gặp những dạng khuyết tật và thiểu năng như sau:

2.1. Thiểu năng trong quá trình học đọc

Đối với dạng thiểu năng trí tuệ về việc đọc thì đây là dạng mà trẻ gặp khó khăn với việc hiểu nghĩa của từ, của câu hay của đoạn văn. Trẻ khó có thể ghi nhớ hay nhận thức được sự tương tác giữa chữ cái, dấu và âm thanh được phát ra. Đây chính là 2 dạng cơ bản của thiểu năng trí tuệ trong quá trình học đọc của trẻ.

Một số biểu hiện của dạng thiểu năng này như sau:

- Khó để nhận biết được mặt của chữ cái, từ ngữ và dấu câu.

- Khó để nắm bắt và hiểu ý nghĩa của từ, câu văn.

- Đọc chậm, thường xuyên ngắc ngứ, không trôi chảy.

- Khả năng vận dụng và sử dụng từ ngữ kém.

Các dạng thiểu năng trí tuệ

2.2. Thiểu năng khi làm toán

Đối với dạng thiểu năng trí tuệ này thì trẻ sẽ gặp khó khăn với những con số và các phép tính. Trẻ gặp khó khăn khi suy nghĩ một cách trừu tượng để thực hiện các phép tính, khó ghi nhớ được những dữ liệu toán học và việc nhớ thứ tự các số cũng vô cùng khó khăn. 

2.3. Thiểu năng khi học viết

Thiểu năng trí tuệ với việc học viết của trẻ sẽ có các biểu hiện như trẻ viết chữ lộn xộn, viết chữ xấu, viết sai chính tả hay là không biết cách liên kết các chữ cái để tạo thành từ ngữ hay câu hoàn chỉnh.

Với dạng thiểu năng này ảnh hưởng và liên quan khá nhiều tới thiểu năng trong việc đọc. Bởi trẻ gặp khó khăn khi đánh vần thì cũng rất khó để đảm bảo được trẻ có thể viết tốt hay không.

2.4. Thiểu năng trong quá trình hoạt động

Các hoạt động của trẻ bị giới hạn và gặp khó khăn khi thực hiện các động tác tưởng chừng như rất cơ bản. Ví dụ như với trẻ nhỏ thì tập đứng hay đi rất vất vả. Hay khi lớn hơn thì việc cầm, nắm hay các hoạt động khó hơn như đá bóng, đá cầu,.... là rất khó để thực hiện tốt. Những biểu hiện này với độ tuổi trẻ gặp phải sẽ cho thấy trẻ có bị thiểu năng hay không nếu như trẻ không thực hiện tốt với đúng độ tuổi của mình.

Khó khăn trong học tập và vận động

2.5. Thiểu năng trong vấn đề giao tiếp và ngôn ngữ

Sử dụng từ ngữ và giao tiếp cũng là một dạng thiểu năng trí tuệ mà trẻ có thể gặp phải. Nếu trẻ gặp khó khăn khi phát âm, sử dụng từ ngữ không đúng với hoàn cảnh và khả năng giao tiếp không đúng với độ tuổi thì đó sẽ là những dấu hiệu của dạng thiểu năng trí tuệ này.

Đây là một số dạng thiểu năng trí tuệ cơ bản có thể gặp ở trẻ. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh thiểu năng mà tình trạng của trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt.

3. Bố mẹ nên làm gì khi con không may bị thiểu năng?

Việc con cái bị thiểu năng trí tuệ là điều mà không một cha mẹ nào mong muốn cả. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà không ai có thể lường trước, giống như việc con cái mắc bệnh thiểu năng vậy. Nếu rơi vào trường hợp này, các bậc phụ huynh nên làm như thế nào?

- Giữ một tinh thần lạc quan và luôn vui vẻ khi chơi cùng con

Việc sinh con ra và trông thấy con phát triển bình thường, mạnh khỏe như bao trẻ em khác là mong muốn của bất cứ người làm cha làm mẹ nào. Thế nhưng, nếu không may con mắc phải căn bệnh thiểu năng thì phụ huynh cần giữ một tinh thần lạc quan. 

Bố mẹ nên làm gì khi con bị thiểu năng

Điều này sẽ có tác động rất lớn tới việc cải thiện cũng như hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển sau này. Cha mẹ có tinh thần lạc quan, vui vẻ khi giao tiếp với trẻ sẽ giúp trẻ được tiếp thu những yếu tố tích cực, hỗ trợ trẻ cải thiện về tinh thần để có thể phát triển các vấn đề khác.

- Tìm hiểu kỹ dạng khuyết tật của con để có phương pháp giáp dục thích hợp

Mỗi một dạng khuyết tật lại có những sự khác nhau về nguyên nhân cũng như tính chất. Việc tìm hiểu kỹ trường hợp thiểu năng mà con mắc phải sẽ giúp cha mẹ có thể nắm bắt được cách thức và phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả nhất với trẻ. Từ đó giúp trẻ dần cải thiện được những hạn chế của mình. 

- Luôn kiên nhẫn để dạy và giúp đỡ con

Cải thiện và dạy dỗ trẻ bị thiểu năng là một hành trình dài. Và vì thế mà phụ huynh cần có sự kiên nhẫn để dạy dỗ, giáo dục cũng như làm bạn với con. Chỉ có như vậy thì trẻ mới có được sự phát triển và cải thiện nhất định. 

Sự kiên nhẫn với việc lặp đi lặp lại các động tác hay học đi học lại một từ ngữ sẽ là cách để trẻ bị thiểu năng ghi nhớ và thực hiện được đúng và hoàn thiện nhất.

- Không nên đặt quá nhiều áp lực vào con và bản thân

Luôn ở bên cạnh để giúp đỡ con cải thiện mỗi ngày

Việc cha mẹ kỳ vọng quá nhiều và đặt áp lực quá lớn vào trẻ bị thiểu năng hay chính mình sẽ khiến cho trẻ bị hoảng sợ và không muốn thực hiện những bài dạy mà bố mẹ dạy trẻ. Vì thế mà cha mẹ cần dạy dỗ trẻ với một tâm lý thoải mái nhất để cả 2 có thể tương tác với nhau một cách hiệu quả hơn.

Thiểu năng là một bệnh lý ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển cũng như tương tác của con người với thế giới xung quanh. Vì thế mà đây được xem là một căn bệnh mà bất cứ ai cũng không mong muốn xảy ra với con của mình. Và những chia sẻ trong bài hy vọng đã giúp bạn hiểu được thiểu năng là gì cũng như các nguyên nhân dẫn đến việc thiểu năng trí tuệ ở trẻ em hiện nay.

Hướng nội là gì? Những dấu hiệu nhận biết người hướng nội đơn giản

Hướng nội là gì? Thế nào là một người hướng nội? Những tác động tích cực và tiêu cực của người hướng nội ra sao? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau nhé!

Hướng nội là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023