Blog

Thiết kế đô thị là gì? Kỹ năng cần có khi học thiết kế đô thị

26/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để tạo nên vẻ đẹp của đô thị, ngành thiết kế đô thị chiếm lĩnh một vai trò không hề nhỏ. Những người làm trong ngành thiết kế đô thị phải luôn làm việc chính xác, cẩn thận để tránh gây nên những tổn thất nhất định. Vậy thiết kế đô thị là gì? Thiết kế đô thị cần có kỹ năng nào và cơ hội việc làm ra sao? Cùng tìm hiểu các thông tin về ngành thiết kế đô thị qua bài viết bên dưới nhé!

1. Thiết kế đô thị là gì?

Thiết kế đô thị là gì? Thiết kế đô thị có tên chuyên ngành là Urban Design, đây là ngành đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiết kế các công trình, dự án quy hoạch trong đô thị. Sau khi được quy hoạch, dự án xây dựng cần phải sắp xếp, thiết kế không gian sao cho phù hợp nhất, đồng thời có thể tận dụng trong các dự án chung cư không gian trống tối đa.

Bạn đã biết khái niệm thiết kế đô thị là gì

Thiết kế đô thị hiểu theo cách đơn giản hơn chính là việc thiết kế không gian đô thị, tổ chức sắp xếp không gian phù hợp, cụ thể hóa các kế hoạch trong đô thị, tận dụng không gian trống của đô thị một cách tối đa, phụ trách hệ thống đường xá và trang trí cảnh quan đô thị.

Các dự án trong ngành thiết kế đô thị không có sự đồng điệu mà sẽ dựa theo các yếu tố như quỹ đất quy hoạch, số lượng các tòa nhà… trong dự án. Một dự án có không gian thiết kế tiện ích, hài hòa sẽ giúp giá trị của dự án được nâng lên một tầm cao mới, đảm bảo thẩm mỹ và những cư dân sống tại đó đều cảm nhận được chất lượng của dự án.

2. Kỹ năng cần có của thiết kế đô thị và cơ hội việc làm ngành này

2.1. Ngành thiết kế đô thị cần những yêu cầu gì?

Sau khi đã biết được thiết kế đô thị là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các yêu cầu cần có để làm việc trong ngành thiết kế đô thị nhé! Nhìn chung, để dự án ra đời được hoàn mỹ và có giá trị cao, kiến trúc sư đô thị hay các vị trí khác trong ngành thiết kế đô thị cần phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt.

Yêu cầu cần có trong ngành thiết kế đô thị

2.1.1. Đảm bảo thiết kế đô thị phù hợp

Ngành thiết kế đô thị cần đánh giá chung, khảo sát các dự án, công trình đô thị, tìm hiểu về cách sống và phong tục của người dân địa điểm đó để đảm bảo thiết kế nên một công trình phù hợp nhất. Chưa kể, các công trình, dự án xung quanh cũng cần phải được tìm hiểu kỹ càng, đảm bảo các tuyến phố trong dự án được hợp nhất, đồng bộ, không gian đô thị có thể gắn kết bền chặt.

2.1.2. Yêu cầu nghiêm ngặt về việc sử dụng cảnh quan, đất đai

Việc sử dụng đất đai, cảnh quan cũng được yêu cầu rất nghiêm ngặt trong ngành thiết kế đô thị, vì vậy khi làm việc trong ngành này, bạn cần gắn kết được nhiều yếu tố với nhau và xác định được cách làm phù hợp.

Thứ nhất, ngành thiết kế đô thị khi áp dụng các giải pháp thi công thì cần phải tiến hành đúng quy trình và đảm bảo đạt tiêu chuẩn đối với những khu dân cư quanh dự án.

Thứ hai, các cơ sở hạ tầng, các tuyến đường và các địa điểm kinh doanh quanh đô thị cần được nối liền, cũng như phù hợp với điều kiện khí hậu của nơi này. Các công trình khi thiết kế cần cân nhắc tới hướng mát, hướng nắng để đảm bảo công trình hoàn thiện nhất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.

Yêu cầu nghiêm ngặt về việc sử dụng cảnh quan và đất đai

Thứ ba, màu sắc trong thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị cần phải đảm bảo hài hòa với không gian xung quanh, các tuyến phố, tránh cảm giác khác biệt, lạc lõng.

2.1.3. Kết nối hệ thống kỹ thuật

Khi làm trong ngành thiết kế đô thị, bạn cần phải đảm bảo các hệ thống kỹ thuật kết nối được với nhau, thiết kế cần phải cân nhắc, khảo sát môi trường xung quanh, chú ý tới những thiết kế ngầm như hệ thống thoát nước, đường hầm cho người đi bộ… hay những công trình nổi. Chỉ cần các kiến trúc quá thiết kế không quá phức tạp và người dân sống tại khu vực đó nhận được lợi ích.

2.1.4. Nghiên cứu tới vấn đề môi trường

Ngành thiết kế đô thị cần đảm bảo môi trường hạn chế bị tác động, ảnh hưởng tới không gian xung quanh và cuộc sống. Những vấn đề tiêu cực không giản có thể nhanh chóng giải quyết trong ngày một ngày hai và thường không đơn giản. Bởi vậy, để có những giải pháp khả thi, những người làm trong ngành thiết kế đô thị cần đánh giá sâu và nghiên cứu kỹ càng trước.

Nghiên cứu tới vấn đề môi trường khi thiết kế đô thị

2.2. Ngành thiết kế đô thị có cơ hội việc làm ra sao?

Có thể thấy, để làm việc trong ngành thiết kế đô thị, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt, tuy nhiên có gian khổ sẽ có thành công, cơ hội việc làm của ngành thiết kế đô thị vô cùng rộng mở. Sau khi ra trường, bạn sẽ dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với một mức lương hấp dẫn. 

Ngay sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế đô thị và ra trường, bạn có thể làm việc tại các vị trí sau: Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị, kiến trúc sư cảnh quan đô thị; chuyên viên quản lý dự án đô thị; giảng viên ngành thiết kế đô thị.

Cơ hội việc làm ngành thiết kế đô thị

3. Thiết kế đô thị lương có cao không?

Mức lương của ngành thiết kế đô thị vô cùng hấp dẫn, phù hợp với những công sức mà bạn bỏ ra. So với các ngành nghề khác, dây là một ngành có mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở. Nhất là những bạn có khả năng ngoại ngữ sẽ có một mức lương xứng đáng và cơ hội tăng lương trong tương lai.

Tùy theo từng vị trí công việc, mức lương và yêu cầu công việc sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức lương cơ bản của một số vị trí trong ngành thiết kế đô thị như:

- Chuyên viên quản lý đô thị hay giảng viên ngành thiết kế đô thị có mức lương trung bình khoảng 12 triệu/tháng.

- Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị có mức lương trung bình khoảng 30 triệu đồng một tháng.

- Kiến trúc sư cảnh quan đô thị có mức lương rơi vào khoảng 35 triệu đồng/tháng.

Lương ngành thiết kế đô thị vô cùng hấp dẫn

Trước khi, ngành thiết kế đô thị còn khá mới mẻ, thiếu nhiều nguồn nhân lực, thì hiện tại, ngành này đang có sự sáng tạo hơn trong thiết kế và dần hoàn thiện hơn. Tốc độ phát triển của các dự án đô thị cũng khá nhanh, có nhiều bước đột phá lớn khi thiết kế, tạo nên diện mạo thẩm mỹ, mới mẻ và hiện đại, giúp khu đô thị của nước ta nâng cao chất lượng.

Trên đây là khái niệm thiết kế đô thị là gì và một số thông tin về ngành này. Tuy ngành thiết kế đô thị có yêu cầu khá khắt khe và nghiêm ngặt, thế nhưng đổi lại, mức lương mà bạn nhận được hoàn toàn xứng đáng, phù hợp với năng lực, công sức mà bạn bỏ ra. Có thể thấy, ngành thiết kế đô thị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đô thị, giúp đô thị phát triển ở mức tốt nhất, chất lượng nhất và văn minh nhất.

Học kiến trúc ra làm gì?

Nếu bạn đang chuẩn bị xin vào học ngành kiến trúc hay chuẩn bị ra trường nhưng chưa biết được học kiến trúc ra làm gì? Vậy thì hãy nhanh tay truy cập bài viết bên dưới để biết được những công việc có thể làm sau khi ra trường ngành kiến trúc nhé!

Học kiến trúc ra làm gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023