MỤC LỤC
Thể tích Hình trụ được tính như thế nào và làm sao để ghi nhớ và áp dụng tính thể tích hình trụ một cách nhuần nhuyễn sẽ có trong phần dưới đây để bạn tham khảo. Hãy chú ý nhé.
Hình trụ (Cylinder) là hình khối đơn giản gồm 2 mặt đáy hình tròn song song và bằng nhau. Hình trụ có giao tuyến gồm 2 mặt phẳng vuông góc với trục.
Thể tích hình trụ được tính bằng chiều cao nhân với diện tích đáy. Cụ thể để có thể tính thể tích hình trụ, bạn cần biết số đo chiều cao (h), bán kính đáy (r) và áp dụng tính theo công thức: V = S.h = \(\pi. r^2. h\)
Thể tích của hình trụ tròn cho biết vật đó chiếm bao nhiêu phần trong không gian 3 chiều. Hầu hết công thức tính thể tích của các hình như thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình chóp… có những phần giống nhau mà bạn có thể dựa vào đó để ghi nhớ chúng tốt hơn.
Cách tính thể tích hình trụ là bạn tìm chiều cao và bán kính đáy của nó rồi nhân diện tích đáy với chiều cao ta sẽ được thể tích hình trụ. Các bước tính chi tiết sẽ được giải thích dưới đây.
Tìm bán kính đáy, ta có thể dựa vào bất kỳ mặt đáy nào có dữ liệu được đề bài cho để tính vì 2 mặt đáy tròn bằng nhau. Nếu đề bài đã cho biết bán kính, bạn sẽ bỏ qua bước này. Nếu chưa cho, bạn thực hiện đo khoảng cách rộng nhất của mặt đáy được bao nhiêu đem chia cho 2. Ví dụ cho bán kinh mặt tròn đáy là 2,5 cm. Lưu ý:
• Nếu biết đường kính mặt đáy tròn, bạn chia cho 2 sẽ ra bán kính đấy.
• Nếu biết chu vi mặt đáy, bạn chia cho 2π sẽ ra bán kính đáy.
Tiếp theo, khi đã biết bán kính của mặt đáy, bạn tính diện tích của nó theo công thức: \(S=π.r^2\)
A = \(π . 2,5^2\)
A = π.6,25. Vì số π = 3,14 nên ta được diện tích hình tròn là 19,63cm2
Bạn cần tính chiều cao của hình trụ nếu đề bài chưa cho. Còn nếu đã biết chiều cao, bạn bỏ qua bước này và đến với bước tiếp theo. Tính chiều cao của hình trụ, bạn dùng thước để đo khoảng cách của 2 mặt đáy tròn. Đo được số đo bao nhiêu, giả sử đo là 10 cm, bạn hãy viết ra. Trong một số dạng bài tập có thể sẽ cho độ dài đường chéo đến viền hình tròn đáy để từ đó tính chiều cao. bạn có thể áp dụng định lý pitago để tính chiều cao của hình trụ.
Cuối cùng khi đã biết diện tích đáy là 19,63cm2, biết số đo chiều cao của hình trụ là 10 cm, bạn đã có thể áp dụng công thức ở trên để tính thể tích hình trụ cho mình bằng phép tính nhân hai số với nhau. Kết quả của 19,63 x 10cm = 196,3cm3.
Lưu ý:
Trên đây là kiến thức về hình trụ và cách tính thể tích của hình trụ nói chung giúp cho việc áp dụng làm bài tập được tốt hơn.
Hình trụ tròn hay hình trụ tròn xoay có thể tích tính bằng công thức chiều cao nhân với diện tích đáy. Nếu bạn đã biết bán kính của mặt đáy bất kỳ là r và chiều cao của 2 mặt đáy là h thì công thức tính thể tích hình trụ tròn như sau:
Trong đó:
Diện tích xung quanh hình trụ là:
\(S_{xq}=2\pi rh\)
Trong đó:
Diện tích toàn phần của hình trụ được tính theo công thức:
\(S_{tp}=S_{xq}+2S_{đáy}=2πrh + 2\pi r^2\)
Sau đây chúng ta tham khảo cách tính thể tích hình trụ: Đề bài cho một lăng trụ bất kỳ. Cho biết bán kính của mặt đáy là r = 4cm, chiều cao của hình trụ (khoảng cách nối từ đỉnh xuống đáy hình trụ) có độ dài h = 8cm. Bạn tính thể tích của hình trụ qua các dữ liệu đã cho.
• Bài giải: Qua đề bài ở trên, ta thấy người ta đã cho 2 dữ liệu là bán kính mặt đáy và chiều cao hình trụ. Trong khi công thức tính thể tích của hình trụ bằng diện tích mặt đáy nhân với chiều cao.
Vậy để giải bài toán này, bạn cần tính ra diện tích của mặt đáy với bán kính đã cho theo công thức: Diện tích bằng bình phương bán kính nhân với 3,14 (số pi là 3,14 làm tròn) tương đương A = πr^2 >> A = 50,25cm2
Khi đã có diện tích mặt đáy và số đo chiều cao mà đầu bài cho, bạn tính thể tích hình trụ theo công thức diện tích mặt đáy nhân với chiều cao, tương đương sẽ bằng 50,25 x 8 = 402cm3
Vậy kết quả thể tích của hình trụ tính ra theo đề bài trên xấp xỉ 402cm3.
Như vậy, khi đề bài yêu cầu tính thể tích của hình trụ với các dữ liệu được đưa ra, bạn cần viết ra công thức tính thể tích để xem xét xem yếu tố nào chưa có mà mình cần phải tìm dựa trên những yếu tố mà đề bài cho. Khi đã tìm ra đủ diện tích mặt đáy và chiều cao của hình trụ là bạn hoàn toàn có thể tính thể tích của hình trụ bất kỳ theo công thức: V = π x r^2 x h
Trong đó:
• r là ký hiệu của bán kính hình trụ
• h là ký hiệu của chiều cao hình trụ
Hy vọng với những thông tin về hình trụ và thể tích hình trụ ở trên đã giúp bạn nhớ công thức và áp dụng vào làm bài tập tốt. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm:
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022