Blog

Thế giới phẳng là gì? Bé xíu và phẳng như một cái màn hình máy tính

10/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

“Thế giới phẳng” là một thuật ngữ rất đáng được quan tâm trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Là một công dân của thế kỷ 21, bạn nên tìm hiểu thế giới phẳng là gì và những thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Thế giới phẳng là gì? Những nguyên tố nào làm phẳng thế giới? Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu những thông tin rất thú vị liên quan đến thế giới phẳng và thời đại 4.0 nhé!

1. Thế giới phẳng là gì? Những nhân tố nào làm phẳng thế giới?

1.1. Thế giới phẳng là gì?

Khái niệm “thế giới phẳng” tưởng như đã bị loại bỏ từ xa xưa nay lại một lần nữa trở thành chủ đề “hot” và rất đáng được quan tâm. Vậy thế giới phẳng là gì? Thế giới phẳng hiện nay có giống như thế giới phẳng trước đây? Bạn đã hiểu đúng về thế giới phẳng chưa?

Thế giới phẳng trong thời đại công nghệ thông tin và internet

1.1.1. Quan niệm mới về thế giới phẳng

Quan niệm về thế giới phẳng vốn đã xuất hiện từ cách đây vài ngàn năm. Khi đó, con người tin rằng thế giới mà chúng đang sinh sống là thế giới phẳng và tồn tại những vùng đất thần bí mà con người chưa từng đặt chân đến. Quan niệm này cũng tương đồng với quan niệm “trời tròn đất vuông” của người Trung Quốc xa xưa.

Cho đến thế kỷ 16, Galileo và Copernic đã đưa ra thuyết thế giới hình cầu, Trái Đất tự quay quanh trục của nó và cũng quay xung quanh mặt trời. Kể từ đó, con người không còn nhận thức thế giới phẳng nữa. Người ta cũng chỉ có thể áp dụng hình học phẳng hay các định đề xây dựng nên hình học phẳng trong một không gian rất nhỏ. Dần dần, vật lý học phát triển và đã đưa ra lý thuyết về không gian đa chiều, hoàn toàn phá vỡ lý thuyết về thế giới phẳng.

Những tưởng như lý thuyết về thế giới phẳng đã chìm vào lãng quên, nhưng đến đầu thế kỷ 21, khái niệm “thế giới phẳng” lại một lần nữa được người ta nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, “thế giới phẳng” ở thế kỷ 21 không còn giống như thế giới phẳng trong thời kỳ xa xưa nữa.

Thế giới dần thu bé lại và ngày càng phẳng hơn

Thế giới phẳng hiện nay đang hiện diện trong một thời đại hoàn toàn mới, thời mà công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ. Thế giới rộng lớn bị “thu nhỏ”, từ kích cỡ khổng lồ xuống kích cỡ trung bình, từ kích cỡ trung bình xuống kích cỡ bé tí xíu. Không chỉ vậy, thế giới còn bị “san phẳng” ra, trở thành một thế giới “phẳng lỳ”.

Vậy thế giới bị san phẳng đến đâu và bé tí xíu đến mức nào? Bạn có đang sử dụng máy tính chứ? “Thế giới phẳng” hiện nay chỉ bé bằng đúng cái màn hình máy tính của bạn, không hơn không kém.

1.1.2. Hiểu đúng về thế giới phẳng

“Phẳng” trong “thế giới phẳng” đề cập đến tác động của toàn cầu hóa, kéo theo đó là mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội đều được đồng bộ hóa. Những khái niệm có tác dụng chi phối đến mọi mối quan hệ quốc tế trước đây như “địa chính trị”, “địa kinh tế” nay hầu như không còn hiện hữu trong thế giới phẳng. Thậm chí sự tồn tại của chúng đã bị thay thế bởi những khái niệm mới mang tính 4.0 nhiều hơn.

Mọi rào cản hầu như không còn tồn tại trong thế giới phẳng

Trong thế giới phẳng, có một tiêu chuẩn và một cách ứng xử chung cho mỗi quốc gia, bất kể sự khác nhau về đặc điểm lãnh thổ, biên giới, nền kinh tế, chính trị , tôn giáo, lịch sử, địa lý, xã hội… Mọi phương diện trong một quốc gia đều phải phù hợp với đặc tính “phẳng” của thế giới. Quốc gia nào khác biệt thì sẽ nhận lấy sự cô lập.

1.2. Thế giới phẳng do đâu?

Quan điểm về thế giới phẳng bắt đầu “nở rộ” trở lại từ đầu những năm 2000, khi mà công nghệ và internet phát triển, kết nối con người ở khắp mọi nơi trên thế giới lại với nhau. Cũng chính vì thế mà con người trở thành “chất xúc tác” khiến cho thế giới càng ngày càng “phẳng” hơn.

Theo phân tích của Friedman – cha đẻ của thuyết thế giới phẳng 4.0, cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến cho thế giới trở nên phẳng hơn.

Sáng tạo luôn được khuyến khích và sáng tạo cũng không hề có giới hạn. Trong kỷ nguyên sáng tạo mới, những thành quả sáng tạo đã làm thay đổi cả thế giới. Internet toàn cầu đã làm sụp đổ bức tường chính trị ngăn cách giữa các quốc gia với nhau. Ngày nay, bạn có thể ngồi ngay tại nhà mình mà vẫn có thể gặp gỡ và nói chuyện với một vài người bạn ở đầu bên kia của thế giới.

Bạn có thể ngồi tại nhà và làm việc cho một công ty ở tận nước Mỹ xa xôi

Sự xuất hiện của máy tính cá nhân, internet toàn cầu và các phần mềm xử lý công việc chính là những nguyên nhân “khơi mào” cho thế giới phẳng 4.0. Con người có thể tự tạo ra những sản phẩm số, tiếp cận với hàng triệu sản phẩm số trên thế giới thông qua mạng internet và làm việc cùng hàng triệu cá nhân khác trên toàn thế giới trên cùng một cơ sở dữ liệu số.

Ngoài ra, Friedman cũng chỉ ra những nhân tố khác cũng góp phần không nhỏ khiến cho thế giới ngày càng “phẳng” hơn, đó là:

+ Uploading (Mọi thứ đều có thể được gói gọn trong các tệp tin, số hóa và tải lên mạng).

+ Outsourcing (Các công ty có thể không cần tuyển nhân viên phụ trách một mảng nào đó mà hoàn toàn thuê người làm từ bên ngoài. Chính vì thế mà một người ngồi tại nhà của mình ở Việt Nam nhưng có thể làm việc cho một công ty có trụ sở tại Mỹ).

+ Offshoring (Chuyển sản xuất ra nước ngoài, các công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia cũng từ đó mà xuất hiện).

+ Supply-chaining (Chuỗi cung ứng, không chỉ cung ứng trong nước mà còn mở rộng ta cung ứng quốc tế).

+ Insourcing (Trái ngược lại với Outsourcing).

+ Informing (Cung cấp thông tin. Mạng internet cho phép con người truy cập thông tin không giới hạn biên giới và không giới hạn thời gian).

Cả thế giới bỗng chốc thu bé lại vừa bằng một cái màn hình máy tính

Và cuối cùng là những nhân tố xúc tác khác, có thể kể đến như công nghệ và các thiết bị không dây mới. Nhờ công nghệ, nhờ thiết bị không dây mà rào cản về vị trí địa lý, thời gian hoặc địa hình gần như được xóa bỏ hoàn toàn. Máy tính và kết nối không dây giúp con người có thể làm được rất nhiều thứ. Cả thế giới bỗng chốc thu bé lại vừa bằng một cái màn hình máy tính.

2. Tư duy nào để tồn tại trong thời đại thế giới phẳng?

Sự bùng nổ của công nghệ khiến cho khoảng cách địa lý không còn là trở ngại cho các hoạt động của con người nữa. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ trên mạng internet, thậm chí mua hàng xuyên biên giới với mức giá và chi phí rất hời. Trong một thế giới dần dần thu nhỏ lại, bạn cần phải có những cách tư duy phù hợp để có thể tồn tại. Vậy tư duy như thế nào để tồn tại giữa thời đại thế giới phẳng?

Trước tiên, bạn cần phải rèn luyện cho bản thân khát khao mãnh liệt với sự thành công. Đây là cách sống và lối tư duy như những người dân nhập cư. Nếu bạn không cố gắng để thành công thì bạn sẽ bị đào thải.

Bạn cũng cần có trong mình tư duy của một người thợ thủ công, nghĩa là bạn phải có khả năng tạo ra sản phẩm, hơn nữa còn phải không ngừng nâng cao giá trị cho những sản phẩm của mình.

Rèn luyện tư duy để thích nghi và tồn tại trong thế giới phẳng

Bên cạnh đó, lối tư duy như những người startup cũng được khuyến khích. Ở đây chúng ta đề cập tới khả năng học tập, học hỏi và tư duy sáng tạo, độc đáo, mới mẻ để phù hợp với xu hướng của thời đại.

Ngoài ra, ai trong số chúng ta cũng cần có tư duy của những người phục vụ bàn. Chúng tôi không khuyên bạn trải nghiệm công việc phục vụ bàn để biết được họ nghĩ gì. Điều đáng nói ở đây đó là bạn phải không ngừng cung cấp giá trị theo nhu cầu của người khác, trong khi vẫn phải suy nghĩ xem nên làm thế nào để nâng tầm giá trị của bản thân cũng như những gì mà bạn có thể cung cấp.

Như vậy là qua bài viết bạn đã hiểu được thế giới phẳng là gì và những nguyên tố “làm phẳng” thế giới. Sống trong thời đại thế giới phẳng 4.0 nếu bạn không thể thích nghi thì bạn sẽ có nguy cơ bị đào thải là rất cao. Hãy rèn luyện tư duy sáng tạo, học cách hợp tác với người khác, học cách đối thoại với họ và rèn luyện tư duy phản biện. Đó là những hành trang sẽ giúp bạn sống sót trong thế giới phẳng 4.0.

Năng lượng xanh là gì?

Năng lượng xanh là gì? Có những loại năng lượng xanh nào và mục đích sử dụng của từng loại? Ưu và nhược điểm của năng lượng xanh là gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Năng lượng xanh là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023