Blog

Tham ô là gì? Thông tin cập nhật những quy định về tham ô

22/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tham ô chính là vấn nạn có mức độ phạm tội nghiêm trọng được Đảng, Nhà nước chú trọng đẩy lùi. Vấn nạn này được coi như giặc nội xâm nên chắc chắn phải thực hiện những biện pháp xử lý mạnh tay. Không chỉ những người học luật mà ngay chính bạn cũng phải hiểu rõ tham ô là gì.  

Đọc ngay bài viết này bạn sẽ được giải đáp một cách rõ ràng nhất về thuật ngữ tham ô. Đồng thời cũng qua đó để tìm hiểu sâu hơn những kiến thức pháp luật liên quan để biết được tội tham ô sẽ bị xử lý như thế nào? 

1. Tham ô là gì?

Tham ô được định nghĩa là một hành vi chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cơ quan hoặc chiếm đoạt tài sản của công dân thành tài sản của riêng. Hành vi này được thực hiện bởi người có quyền hạn, chức vụ lợi dụng chính quyền hạn, chức vụ đó.

Tìm hiểu khái niệm tham ô có nghĩa là gì

Căn cứ vào luật Hình sự thì thuật ngữ tham ô được xác định chính là một hành vi lợi dụng quyền hạn, chức vụ nhằm chiếm đoạt tài sản chung, nằm trong trách nhiệm quản lý của mình để thành tài sản riêng. Những người thực hiện hành vi này thường là người mang trách nhiệm quản lý tài sản, trong đơn vị, cơ quan, họ có chức vụ hay được cơ quan giao trách nhiệm trong việc quản lý khối tài sản, Với lợi thế đó, họ càng dễ dàng thực hiện hành vi lấy tài sản chung/ của người khác thành tài sản riêng. Đây cũng là một hành vi lợi dụng chức quyền nhằm chiếm đoạt tài sản nằm trong sự quản lý và hành vi này được nhà nước cấu thành tội phạm khi vi phạm phải những hành vi sau:

Hành vi tham ô được biểu hiện như thế nào - giúp bạn hiểu rõ hơn tham ô là gì

Thứ nhất, về giá trị tài sản, tài sản bị đối tượng chiếm đoạt từ mức 500.000 đồng.

Thứ hai, hành vi chiếm đoạt tài sản giá trị dưới 500.000 đồng nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng cho các vấn đề liên quan khác.

Thứ ba, đối tượng đã từng bị xử lý tham ô nhưng tiếp tục vi phạm, tính từ tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng.

Thứ tư, đối tượng đã bị kết án một trong những tội danh được quy định ở Bộ luật hình sự (2015) tại Chương 23, mục I. Đồng thời đối tượng vẫn chưa được xóa án tích nhưng vẫn vi phạm.

2. Kiến thức pháp luật về tham ô

2.1. Tham khảo ví dụ về tham ô

Hiểu tham ô là gì thông qua ví dụ điển hình

Để hiểu rõ bản chất tham ô là gì thì bên cạnh việc cập nhật định nghĩa, bạn cũng có thể dựa vào những ví dụ cụ thể minh họa. vieclam123.vn sẽ gửi đến bạn ví dụ cụ thể nhất minh họa cho hành vi phạm tội này.

Anh A đang giữ vị trí là kế toán viên tại Ủy ban Nhân dân xã. Anh được giao quản lý tiền quỹ nên đã lấy tiền của cơ quan để mua cho mình một chiếc xe máy. Hành vi phạm tội tham ô ở đây được phân tích như sau:

Vì A là một kế toán nên sẽ có quyền được quản lý tài sản về tiền bạc của ủy ban. A lợi dụng quyền hạn này để lấy tiền công phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. Tùy vào tính chất hành vi anh thực hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi này mà A sẽ phải chịu hình phạt về hành chính và xử phạt hình sự.

Hiểu rõ tham ô là gì thông qua ví dụ minh họa

Thông qua vi dụ này, bạn càng tiếp cận với khái niệm để hiểu chính xác tham ô là gì. Kiến thức này đủ để bạn nhận diện được những ai có hành vi tham ô trong cơ quan, đơn vị của mình và hoàn toàn có thể tố cáo họ, Mặt khác, bạn cũng từ hiểu tham ô là gì mà luôn răn đe bản thân không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi này. Hơn ai hết, bạn hiểu được đó là một hành vi cấu thành tội phạm.

Khi bị quy vào tội tham ô dựa trên hành vi phạm tội thì một đối tượng sẽ bị xử lý như thế nào? Cập nhật vấn đề này sẽ càng giúp bạn biết luật mà sợ, luôn cảnh tỉnh bản thân không được vướng vào vòng lao lý.

2.2. Hình phạt dành cho người tham ô tài sản

Căn cứ trên cơ sở của luật pháp tại Bộ luật hình sự, Điều số 353 và được bổ sung, sửa đổi năm 2017, tội tham ô sẽ bị xử lý theo các hình phạt như sau:

Thứ nhất, tội lợi dụng quyền hạn, chức vụ để hòng chiếm đoạt số tài sản thuộc sự quản lý của mình, do cơ quan, đơn vị giao phó quản lý với giá trị từ 2 triệu đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đã bị xử lý, kết án, chưa xóa án tích cũ lại tiếp tục hành vi tham ô, bị phạt tù từ 2 năm cho tới 7 năm, tùy mức độ nghiêm trọng và số tiền tham ô.

Những hình phạt xử lý người tham ô 

Thứ hai, hành vi tham ô có tính tổ chức, sử dụng những thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt nhằm chiếm tài sản mang giá trị từ 100 triệu cho tới dưới 500 triệu; chiếm tài sản phục vụ cho mục đích công quỹ trợ cấp, xóa đói, giảm nghèo,... làm thiệt hại giá trị từ 1 tỷ đồng tới dưới 3 tỷ đồng  sẽ bị xử lý hình sự phạt tù 7 đến 15 năm.

Thứ ba, hành vi tham ô tài sản từ 500 triệu tới dưới 1 tỷ, làm thiệt hại từ 3 tỷ đến 5 tỷ và gây ra sự ảnh hưởng tới vấn đề trật tự an ninh xã hội, từ đó khiến cho tổ chức, doanh nghiệp đi đến hậu quả bị phá sản sẽ chịu xử lý hình sự phạt tù từ 15 cho tới 20 năm.

Thứ tư, chiếm tài sản từ 1 tỷ trở lên và gây ra sự thiệt hại tổn thất lên đến 5 tỷ đồng thì sẽ chịu án tù 20 năm hoặc tù chung thân hay nặng nhất là tử hình.

Những tội phạm tham ô tùy mức độ nghiêm trọng về sự thiệt hại, sẽ bị nghiêm cấm đảm đương chức vụ trong thời gian từ 1 tới 5 năm, đồng thời phải chịu tiền phạt từ 30 triệu tới 100 triệu kèm theo bị tịch thu tài sản một phần hoặc toàn bộ.

Theo quy định của pháp luật, tội tham ô được xử lý như thế nào?

Như vậy, đến đây bài viết đã cung cấp cho bạn hiểu biết tham ô là gì. Mong rằng, bạn sẽ hiểu rõ luật pháp và những hình thức xử lý nghiêm minh đối với hành vi phạm tội này để từ đó luôn nhắc nhở và răn đe bản thân tránh xa cám dỗ của đồng tiền nhé.

Tìm hiểu chi tiết bản chất của tham vọng

Tham vọng là gì? Bạn có phải là người tham vọng không? Trả lời ngay những câu hỏi này chính là cách để bạn khám phá được một phần nào đó trong con người mình với tinh thần và tính cách. Với những lợi ích cũng như điểm hạn chế của nó, bạn sẽ tận dụng một đặc điểm của tính cách này như thế nào để giúp thúc đẩy sự phát triển của bản thân trên hành trình chinh phục mơ ước, tạo ra các kết quả tốt cho kế hoạch đã đặt ra. Hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây để thấu tỏ định nghĩa tham vọng và các vấn đề xoay quanh nó.

Tham vọng là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023