Blog

Tết Hàn Thực là gì và điều có thể bạn chưa biết về tết Hàn Thực

19/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tết Hàn Thực là một trong những ngày lễ tết truyền thống của dân tộc ta. Tết Hàn Thực phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền bắc, do đó mà chưa chắc tất cả mọi người đã hiểu biết rõ về ngày tết này. Bài viết dưới đây sẽ cùng với bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất về tết Hàn Thực là gì. Hãy cùng theo dõi với vieclam123.vn nhé!

1. Bạn biết những gì về tết Hàn Thực?

1.1. Lời đáp cho tết Hàn Thực là gì?

Tết Hàn Thực là ngày tết được diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Lý giải về cái tên Hàn Thực thì “hàn” chính là “lạnh”, còn “thực” là “đồ ăn lạnh”. Vì thề mà “Hàn Thực” có thể hiểu là ngày tết ăn đồ ăn lạnh. 

Tết Hàn Thực là gì

Tết Hàn Thực là ngày tết phổ biến hơn cả đối với người dân ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và một số tỉnh của Trung Quốc cũng như là phong tục của một số người gốc Hoa sinh sống tại các quốc gia khác trên thế giới.

Nói đến hoạt động truyền thống của người dân Việt Nam vào ngày tết Hàn Thực chính là việc làm bánh trôi, bánh chay và thắp hương cúng gia tiên. Đây cũng được coi là một cách để thể hiện sự tưởng nhớ đối với tổ tiên, những người thân đã khuất trong gia đình.

1.2. Tết Hàn Thực có ý nghĩa như thế nào?

Mỗi một ngày lễ tết trong năm của người Việt Nam ta đều có những ý nghĩa nhất định. Với tết Hàn Thực, ngày tết này có những ý nghĩa như:

1.2.1. Là dịp để tưởng nhớ về những người đã khuất

Về mặt ý nghĩa thì “Hàn Thực” có ý nghĩa là “đồ ăn lạnh”. Vì thế mà việc ăn đồ ăn lạnh được coi là một hành động tưởng niệm về những người thân trong gia đình đã khuất.

Ý nghĩa của tết Hàn Thực

Theo điển tích từ Trung Quốc thì sự ra đời của tết Hàn Thực gắn liền với sự ra đi của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi do bị chết cháy. Chính vì thế mà nhà vua đã cấm người dân đốt lửa và dành từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ vị hiền sĩ của mình.

Mặc dù, ở Việt Nam, chúng ta không kiêng lửa, thế nhưng, việc làm bánh trôi, bánh chay, đại diện cho đồ ăn lạnh và dâng lên cúng tổ tiên đó là thể hiện sự tưởng nhớ tới công lao sinh thành, dưỡng dục của người đã mất.

1.2.2. Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Dân tộc Việt Nam gắn liền với văn minh lúa nước, vì thế mà bánh trôi và bánh chay trở thành những món ăn thể hiện truyền thống dân tộc rất rõ ràng. Đó chính là sự trân trọng tới thành quả lao động, nét đẹp lao động của người nông dân với việc tạo ra những hạt gạo.

Cả bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột nếp, đều “bảy nổi ba chìm với nước non” khi bánh trôi được đun trong một nồi nước đầy còn bánh chay thì được ăn cùng với nước đường. Chính điều này đã phần nào thể hiện cũng như phản ánh văn hóa của dân tộc ta trong lao động.

Là nét đẹp văn hóa truyền thống

Không những vậy, bánh trôi bánh chay còn là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Tần tảo, hy sinh, chịu thương chịu khó,.. đó là những phẩm chất tiêu biểu, đặc trưng mà chúng ta dễ dàng có thể cảm nhận được ở những người phụ nữ của dân tộc Việt Nam.

1.2.3. Là dịp để mọi người quây quần bên nhau

Tết Hàn Thực chính là một dịp để những người thân có thể quây quần bên nhau, cùng nhau ôn lại những câu chuyện xưa thông qua việc ngồi cùng nhau để nặn bánh tôi, bánh chay. Trong một cuộc sống hiện đại và hối hả như hiện nay thì những dịp như tết Hàn Thực thực sự là cơ hội hiếm hoi để tất cả thành viên trong gia đình có mặt đông đủ và trò chuyện cùng nhau.

Bên cạnh đó, bánh trôi, bánh chay còn gợi đến bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ vô cùng nổi tiếng của dân tộc ta. Giúp cho mọi người trong nhà có thể gợi nhớ đến nhiều câu chuyện xưa hơn và có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn.

2. Những tập tục của người Việt Nam trong tết Hàn Thực

Trong tết Hàn Thực, người Việt Nam có những tập tục như sau:

Tập tục của người Việt trong tết Hàn Thực

2.1. Tập tục ăn bánh trôi, bánh chay

Như đã nói ở trên, bánh trôi và bánh chay là món bánh truyền thống trong dịp tết Hàn Thực của người Việt Nam. Hai món bánh này có ý nghĩa đó là thể hiện sự thành kính của con cháu trong gia đình đối với tổ tiên. 

Bánh trôi, bánh chay với nguyên liệu từ gạo nếp có màu trắng thuần khiết, được các thành viên trong gia đình cùng nhau nặn để dâng lên bàn thờ cúng gia tiên. Đó chính là hành động thể hiện sự thành kính, tôn trọng của con cháu trong gia đình với những người đã khuất.

Thêm vào đó, bánh trôi và bánh chay còn thể hiện cho mong muốn về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Như vậy người dân mới có thể có nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay.

Thêm vào đó, bánh trôi với sự kết hợp giữa gạo nếp và đậu xanh cũng đại diện cho sự kết hợp âm dương giao hòa, mọi vật đều có sự hòa hợp, thuận lợi với nhau. 

2.2. Tập tục ăn bánh cuốn

So với việc ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn Thực thì có lẽ tục ăn bánh cuốn vào ngày này lại có ít người biết đến hơn hẳn. Tuy nhiên, thực tế thì tục ăn bánh cuốn vào tết Hàn Thực lại có trước tục ăn bánh trôi, bánh chay.

Ăn bánh trôi và bánh chay xuất hiện sau tục ăn bánh cuốn

Điều này chính là xuất phát từ ghi chép của sử gia thời Trần là Lê Tắc với câu thơ “tiết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau”. Đến năm 1921, Trần Nhân Tông có viết: “Hôm nay đúng vào ngày mùng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân Thái, đây là phong tục cũ của người An Nam xưa nay”. Bánh Xuân Thái ở đây chính là tên gọi khác của bánh cuốn ngày xưa.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, tục ăn bánh cuốn vào tết Hàn Thực đã có từ thời Trần và thậm chí là thời Lý. Bắt đầu từ thời Lê Nguyễn thì tục ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn Thực mới thực sự dần trở nên phổ biến hơn cả.

3. Vậy, tết Hàn Thực của Việt Nam hay Trung Quốc?

Đây có lẽ là một vấn đề mà gây ra khá nhiều tranh cãi. Thực tế rằng thì tết Hàn Thực của người Việt bắt nguồn từ một tập tục của người Trung Quốc, tuy nhiên, khi vào đến nước ta thì tập tục ấy đã được Việt hóa sao cho phù hợp với văn hóa và nhận thức, quan điểm của người dân.

Tết Hàn Thực vào Việt Nam đã gắn liền với bánh trôi, bánh chay và ngày tết tháng 3 của người Việt. Nghe thì có vẻ giống với tết của người Trung Quốc, vậy nhưng, tết Hàn Thực phản ánh rõ giá trị văn hóa, khát vọng của con người Việt Nam.

Tết Hàn Thực của Việt Nam hay Trung Quốc

Điểm khác biệt nữa đó là trong ngày tết Hàn Thực của nước ta thì người dân không phải kiêng lửa, nhưng ở Trung Quốc thì lại phải kiêng lửa. Điều này có nghĩa là người dân Trung Quốc sẽ không nấu nướng mà chỉ ăn các món ăn lạnh được nấu trước đó mà thôi trong khi người Việt chúng ta vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường.

Mặc dù vẫn có nhiều tranh cãi giữa việc tết Hàn Thực là của Việt Nam hay Trung Quốc, thế nhưng, xét trên phương diện văn hóa thì cho dù là của nước nào đi chăng nữa, đây vẫn là một nét đẹp, một tập tục truyền thống đáng trân trọng cần được ghi nhớ và duy trì của dân tộc ta.

4. Tết Hàn Thực có phải là tiết Thanh Minh không?

Rất nhiều người không hiểu rõ nguồn gốc của tết Hàn Thực và tiết thanh Minh nên thường cho 2 ngày lễ này là một. Tuy nhiên, tết Hàn Thực và tiết Thanh Minh hoàn toàn khác nhau.

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngầy âm lịch, cụ thể là mùng 3 tháng 3. Còn tiết Thanh Minh lại tính theo ngày dương lịch, thường bắt đầu từ ngày mùng 4, 5 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4. Và nếu tính ra lịch âm thì chắc chắn sẽ rơi vào tháng 3 âm lịch nhưng không xác định được ngày cụ thể vì lịch âm mỗi năm mỗi khác. Do vậy mà khá nhiều người nhầm lẫn 2 ngày lễ này.

Tết Hàn Thực và tiết Thanh Minh

Nếu phân biệt kỹ hơn thì tết hàn Thực chỉ diễn ra vào 1 ngày, còn tiết Thanh Minh lại diễn ra trong khỏang thời gian khá dài, do đây là dịp mà mọi người đi thăm lại phần mộ tổ tiên của mình. 

Trên đây chính là các thông tin về tết Hàn Thực. Mong rằng, qua chia sẻ trên, các bạn đã hiểu được tết Hàn Thực là gì cũng như các tập tục diễn ra trong ngày tết này.

Ngày thất tịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày thất tịch

Ngày thất tịch là gì? Sự ra đời và ý nghĩa của ngày thất tịch ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ngày thất tịch là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023