Team là gì? Thuật ngữ vừa quen thuộc nhưng cũng mới lạ nếu như đây là lần đầu bạn nghe tới nó. Trong lĩnh vực kinh doanh, người ta thường sử dụng Team để chỉ đội nhóm, tuy nhiên chỉ thế thôi thì chưa đủ. Để hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích cũng như những lợi ích mà Team đem lại, mời bạn khám phá bài viết sau đây nhé.
MỤC LỤC
“Team” - một thuật ngữ tiếng Anh được hiểu là đội, nhóm hay một tổ có nhiều người. Nhóm người này thường có chung mục tiêu, cùng nhau hợp tác để hoàn thành mục tiêu chung của họ.
Mặc dù ý nghĩa cũng khá rõ ràng, thế nhưng khi định nghĩa mỗi người lại có một cách lý giải khác nhau, cách phổ biến nhất là phân tích từng chữ cái trong từ “Team”. Cụ thể như sau:
- Chữ T: Họ cho rằng viết tắt của Together
- Chữ cái E: Được hiểu là viết tắt của Everyone
- Chữ cái A: Hiểu là Achieves
- Chữ cái M: Được hiểu là More
Khi ghép tất cả những ý nghĩa của chúng lại thì được một câu có nghĩa là “mọi người khi làm việc cùng nhau sẽ đạt hiệu quả tốt hơn”. Cách lý giải này khá hay và tích cực cho nên bạn cũng có thể hiểu về Team như thế.
Thường thì kết cấu của 1 team sẽ có những bộ phận sau: Team leader (nghĩa là Trưởng nhóm) và các thành viên khác trong nhóm được gọi là Team member. Những thành viên này sẽ cùng nhau làm việc, đưa ra ý tưởng để hoàn thành mục tiêu một cách nhanh chóng nhất. Trong đó, người trưởng nhóm sẽ là người dẫn dắt để các thành viên trong nhóm để đạt kết quả tốt nhất.
Không phải tự dưng mà người ta lại hình thành nên Team và cùng nhau tham gia các hoạt động trong team đó. Mục đích chính là để chia sẻ thông tin hay những kỹ năng liên quan tới công việc.
Các doanh nghiệp thường đưa ra các chiến dịch kinh doanh khác nhau, trong đó có nhiều mảng cần thực hiện. Có thể team của bạn sẽ được phân 1 mảng trong nhiệm vụ lớn đó. Cái chính khi làm việc theo team, nhiều người sẽ có nhiều ý tưởng và khiến cho công việc đạt thành công tốt hơn.
Ngày nay công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển, Hoạt động nhóm không nhất thiết phải diễn ra trong buổi gặp mặt trực tiếp, thay vào đó trưởng nhóm có thể lập nhóm online, khi có vấn đề hay thảo luận thì có thể nêu ra để các thành viên vào trả lời.
Mặc dù đã hiểu rõ khái niệm Team là gì thế nhưng vẫn có không ít người chưa nắm rõ những lợi ích mà Team đem lại. Vậy theo bạn, việc lập Team sẽ đem đến những lợi ích nào?
Theo các chuyên gia, có 3 lợi ích khi thành lập Team bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động theo Team chắc chắn sẽ giúp công việc đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của lãnh đạo.
Thứ hai, các thành viên trong 1 team có thể trao đổi và đưa ra nhiều ý tưởng nội dung hấp dẫn.
Thứ ba, không chỉ công việc, các thành viên trong 1 team có thể chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau cả mặt đời sống bên ngoài.
Thứ tư, khi có chung mục đích, các thành viên trong team sẽ gắn kết và hiểu nhau hơn.
Một đội nhóm muốn hoạt động trơn tru và thuận lợi, hẳn phải có những yêu cầu hay quy định cụ thể. Theo đó, các thành viên tham gia sẽ tuân thủ để đảm bảo môi trường hoạt động không có tiêu cực, đồng thời cũng giúp kết quả chung của nhóm luôn duy trì ở mức hiệu quả nhất.
Khi hoạt động theo nhóm, để đạt được hiệu quả thì tất cả các thành viên tham gia cần thực hiện những cam kết chung nhất định. Nếu nhóm không có những quy định chung thì chẳng khác nào họ đang hoạt động đơn lẻ, như thế chắc chắn hiệu quả sẽ không như ý muốn.
Về cơ bản, quy mô của team sẽ không có quy định rõ ràng. Chủ yếu nó phụ thuộc vào các yếu tố như mục tiêu hay tính chất công việc của nhóm thực hiện.
Sẽ chẳng có quy định cụ thể nào về số lượng thành viên tham gia trong 1 team tuy nhiên trên thực tế, 1 team thường chứa từ 5 - 10 thành viên. Đây là con số thích hợp nhất để trưởng nhóm có thể quản lý dễ dàng. Nếu số lượng thành viên quá lớn chắc chắn công tác điều hành cũng như quản lý sẽ gặp khó khăn.
Nếu như trong 1 team, chỉ có từ 1 - 2 người thực sự xuất sắc thì cũng không thể nào thay cả team gánh vác nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc. Theo đó mỗi thành viên khi tham gia nhóm cần đảm bảo có kỹ năng để phục vụ công việc.
Một số kỹ năng cần thiết trong công việc và phù hợp với hoạt động của team bao gồm:
- Kỹ năng chuyên môn: Bất kể lĩnh vực nào thì phải có kiến thức hay am hiểu thực tế thì mới đảm bảo hoàn thành đúng yêu cầu. Cho nên muốn hoạt động của team hiệu quả thì các thành viên cần có sự am hiểu nhất định đối với vấn đề mình phụ trách.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi gặp vấn đề nào đó, cả trưởng nhóm lẫn các thành viên tham gia cần ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc, đưa ra ý kiến phù hợp và cùng thống nhất để giải quyết.
- Kỹ năng tương tác: Nếu trong một nhóm, các thành viên đều có nhiệm vụ riêng và họ đều tự làm việc độc lập với nhau thì bạn nghĩ sao? Nếu vậy thì đâu phải là hoạt động theo team.
Bởi vậy, một lưu ý quan trọng khi làm việc theo team đó chính là sự tương tác. Các thành viên trong nhóm càng tăng cường tương tác với nhau thì hiệu quả công việc càng cao và ngược lại.
Đã cùng tham gia nhóm, cùng hoạt động và chung mục tiêu thì các thành viên nhất định phải có ý thức trách nhiệm trong công việc. Mỗi người trong team được ví như một mắt xích của cả dây chuyền, khi họ nắm bắt được trách nhiệm của mình đồng nghĩa với việc họ sẽ biết cách hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tất cả những lưu ý vừa rồi nếu như bạn đã hiểu và áp dụng theo thì chắc chắn nhóm của bạn sẽ đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên vẫn còn 1 điều mà bạn cần lưu ý đó là khi lựa chọn thành viên, hãy lựa chọn những người có cùng khung năng lực, có cùng đam mê và sở thích giống nhau.
Tránh trường hợp lựa chọn các thành viên có sự chênh lệch quá lớn về nhiều mặt, điều này khiến cho họ không thể thấu hiểu hay tiếp nhận những ý tưởng sáng tạo của những thành viên khác trong nhóm.
Như vậy, thông qua bài viết vừa xong, bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm Team là gì? Bên cạnh đó những chia sẻ về mục đích hay chú ý khi hoạt động nhóm trên đây hy vọng cũng giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống hiệu quả.
Liên quan tới Team, có một thuật ngữ mà bạn nên tìm hiểu đó là Team Building. Vậy Team Building là gì và cách xây dựng hoạt động này ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu và khám phá ở bài viết bên dưới nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023