Blog

Tẩy chay là gì? Nỗi ám ảnh kinh hoàng bất chấp thế hệ và độ tuổi

20/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tẩy chay có lẽ là thuật ngữ không hề xa lạ với chúng ta. Và sự việc này được nhắc đến mỗi năm khi có những nạn nhân đã bắt đầu lên tiếng về vấn nạn này. Và mới đây nhất chính là chia sẻ của Vlogger nổi tiếng Giang ơi khi cô đã tiết lộ mình từng bị tẩy chay và đó là lý do dẫn đến quyết tâm đi du học của mình. Tuy nhiên, sự việc trở nên rầm rộ hơn khi giáo viên chủ nhiệm và các bạn của cô đều phủ nhận và coi đó là sự ái ngại thay vì tẩy chay. 

Vậy, liệu thực sự hành động ái ngại đó có phải là tẩy chay hay không? Định nghĩa về tẩy chay là gì? Hiểu rõ được bản chất khái niệm của tẩy chay sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về các hành động tạo nên sự ám ảnh kinh hoàng này.

1. Lời đáp chính xác nhất về tẩy chay là gì?

1.1. Khái niệm về tẩy chay

Tẩy chay là gì? Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về tẩy chay. Theo Wikipedia thì tẩy chay được hiểu là “như không biết đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối”.

Tẩy chay là gì

Dựa vào khái niệm này, ta có thể hiểu hành động tẩy chay chính là việc lờ đi sự tồn tại, xuất hiện của một ai đó hay một sự vật nào đó và coi người đó, vật đó như không tồn tại. Từ đó dẫn đến việc không quan tâm, không đụng chạm và không có bất cứ mối liên kết nào được thực hiện xảy ra

Tẩy chay trong tiếng Anh chính là “boycott”. Có rất nhiều hình thức tẩy chay khác nhau. Và phổ biến nhất chính là việc nói xấu chọc phá, lờ đi, không nói chuyện,... Tùy theo từng mức độ và sự tẩy chay sẽ có những diễn biến và hành động khác nhau.

1.2. Các giai đoạn của tẩy chay

Theo như chia sẻ của Giáo sư Kipling D.Williams (chuyên gia tâm lý của trường Đại học Purdue - Mỹ) thì tẩy chay bao gồm 3 giai đoạn chính: 

- Giai đoạn 1: Bị lờ đi và loại trừ ra khỏi nhóm

- Giai đoạn 2: Các phản ứng diễn ra ở người bị tẩy chay

- Giai đoạn 3: Cảm giác buông xuôi và từ bỏ ở người bị tẩy chay

3 giai đoạn này sẽ tương ứng với tình trạng bị tẩy chay của mỗi người. Tùy thuộc vào từng cá nhân mà diễn biến sẽ có sự khác biệt nhất định, tuy nhiên, các đối tượng bị tẩy chay vẫn sẽ nằm trong 3 giai đoạn nêu trên.

Các giai đoạn của tẩy chay

1.2.1. Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của tẩy chay chính là bị lờ đi và bị loại trừ ra khỏi nhóm. Đây là hình thái cơ bản và giai đoạn bắt đầu của tẩy chay. Người bị tẩy chay sẽ bị những người khác lờ đi, coi như không tồn tại và thường bị cắt đuôi, tách riêng ra khi đi chung thành một nhóm. 

Bất cứ ai khi bị trải qua nhiều lần của những hành động này đều sẽ cảm thấy sự rõ ràng của việc tẩy chay đang xảy ra với mình. Vì thế mà đây chính là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo ở giai đoạn 2.

1.2.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là lúc mà người bị xa lánh sẽ có những phản ứng nhất định. Phản ứng ở đây chính là việc người bị xa lánh sẽ có thể muốn lấy lại sự chú ý cho mình. Cố gắng thể hiện sự tồn tại của mình với đám đông, thậm chí là chấp nhận việc bản thân bị bắt nạt, chê bai hay dè bỉu, miễn là được mọi người chú ý cũng như có thể nhắc đến mình. 

Việc cố gắng để bản thân trở nên hòa đồng hơn đôi khi lại là lý do dẫn tới sự phát triển ở giai đoạn 3 của tẩy chay. Nhất là khi những hành động ngược đãi được thực hiện ngày càng nhiều, vượt quá mức độ chịu đựng của người bị xa lánh.

1.2.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 chính là sự buông xuôi, từ bỏ của người bị tẩy chay. Khi bản thân họ cảm thấy quá bất lực một cách toàn diện, không thể làm gì được và nỗi buồn ngày càng lớn lên thì rất dễ đến tình trạng trầm cảm và có những hành động mang tính kích động. Đây được xem là giai đoạn căng thẳng nhất của tẩy chay khi có thể khiến một con người từ bỏ và buông xuôi mọi thứ, bao gồm cả tính mạng của chính mình.

Gồm 3 giai đoạn chính

2. Sự tác động của tẩy chay lớn đến mức nào?

2.1. Nỗi ám ảnh học đường

Nếu như bạo lực học đường là hành vi bắt nạt thì tẩy chay cũng như vậy. Thay vì sử dụng sức lực thì tẩy chay đơn giản hơn nhiều bởi không cần nói, không cần phải hành động. Chính điều này đã dẫn tới nhiều sự bao biện cho việc tẩy chay đã diễn ra.

Ví dụ điển hình từ câu chuyện của Vlogger Giang Ơi, giáo viên chủ nhiệm khẳng định không hề có chuyện tẩy chay, còn các bạn lại bảo đó chỉ là “ái ngại” vì cá tính của Giang hơi dị. Mọi người bảo đó chỉ là trò trẻ con chứ nào có tẩy chay hay bắt nạt.

Nếu không phải là tẩy chay thì tại sao lại không nói chuyện, không chơi cùng hay không đi cùng. Thậm chí là nghị luận, bàn tán về người khác? Việc cho rằng mọi thứ chỉ là trò trẻ con với nhau đã phần nào cổ súy cho nạn tẩy chay được diễn ra trong môi trường học đường, nơi mà các em đang dần định hình cá tính của mình. Thế nhưng chính bản thân lại phải chịu đựng những tổn hại về thể chất lẫn tinh thần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển sau này.

Theo nghiên cứu của giáo sư Williams thì khi một người bị tẩy chay, não bộ kiểm soát nỗi đau thể chất cũng được kích hoạt. Điều này có nghĩa là việc bị tẩy chay cũng không khác gì việc bị đánh hay bạo lực khác. Nóp đều có mức độ tổn thương như nhau, thậm chí là lớn hơn.

Ám ảnh học đường

Từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã phải sinh sống thành bầy đàn, gắn liền với một tổ chức để có thể tồn tại. việc bị tẩy chay chính là hành động đe dọa tới sự sống cũng như quyền lợi căn bản nhất của một cá nhân. Nhất là với các em học sinh, khi đang trong giai đoạn hình thành nên cái tôi thì sự tẩy chay sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt. Điểm số, kết quả học tập, suy nghĩ, tính cách và hành động,... tất cả đều khó có thể kiểm soát một cách tốt nhất.

2.2. Ám ảnh ngay cả với những người trưởng thành

Không chỉ với học sinh, ngay cả những người trưởng thành đều khó mà có thể chịu đựng được sự tấn công của nạn tẩy chay. Nếu bạn muốn có ví dụ điển hình thì có thể nhìn vào sự ra đi của Sulli, Jonghyun,... Tất cả đều trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, thế nhưng, chính sự tẩy chay và đả kích của các anti fan đã khiến họ rơi vào bước đường cùng. 

Rất nhiều lần họ đã lên tiếng kêu cứu, thế nhưng, những hành động tẩy chay đó không hề dừng lại và buộc họ phải lựa chọn những hành động dại dột nhất. Điều này cho thấy được sự đáng sợ của tẩy chay lớn đến nhường nào. Khi tinh thần của người bị tẩy chay không thể chịu đựng được nữa thì lúc đó là họ sẽ từ bỏ và buông xuôi tất cả.

Liệu có mấy ai có thể mạnh mẽ được như Giang ơi để giờ đây cô trở thành một người nổi tiếng và luôn mang đến những điều tích cực cho người khác, cho dù bản thân đã từng chịu đựng rất nhiều sự đau khổ? Con số này thực sự rất ít khi khó ai có thể mạnh mẽ để vượt qua được sự tấn công của nạn tẩy chay, khi mà cả tinh thần và thể chất đều bị bào mòn đến kiệt quệ.

Ám ảnh với cả người trưởng thành

3. Làm gì khi một đứa trẻ nói mình đang bị tẩy chay?

“Bố mẹ ơi, con đang bị tẩy chay” có lẽ là câu nói đau lòng nhất và cũng là câu nói khó khăn nhất để có thể nói ra. Nếu một đứa trẻ nói rằng mình đang bị tẩy chay thì đây là vấn đề rất cần được quan tâm. Bởi khi trẻ thực sự nói ra được thì điều đó có nghĩa là nó cảm thấy việc mình bị tẩy chay quá rõ ràng, rõ ràng đến mức khó nhầm lẫn được. Vì vậy mà bố mẹ cần có những biện pháp phù hợp nhất để giúp trẻ lấy lại được sự tự tin cho mình và tránh ảnh hưởng tới tương lai cũng như những kết cục bi thảm khác.

Thay vì bắt trẻ nói ra người tẩy chay mình thì hãy giúp cho trẻ nhận biết được giá trị của bản thân ở đâu và không có một ai đáng để bị tẩy chay cả. Hãy giúp trẻ có những mối quan hệ xã hội mới, tìm kiếm được những điều mà trẻ thực sự quan tâm, yêu thích. Mặc dù không thể thay đổi suy nghĩ của người khác, thế nhưng, việc tự kiểm soát tốt suy nghĩ, tình cảm của chính mình sẽ là cách để trẻ có thể tự tin và mạnh mẽ hơn trước những tác động mà nạn tẩy chay có thể gây ra.

Việc chấm dứt hay xóa sổ hành động tẩy chay là rất khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Thế nhưng, ta cần có thái độ bài trừ, lên án với hành động vô nhân đạo này. Dù cho lý do tẩy chay là gì thì đây vẫn là điều gây tổn thương cho người khác và là hành động không thể nào chấp nhận được.

Làm gì để giúp đỡ người bị tẩy chay

Tẩy chay là một dạng thức của bắt nạt và đây là điều đang được diễn ra hàng ngày và có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì thế mà việc ngăn cản hành động tẩy chay cần được xuất phát từ nhận thức của mỗi người khi hiểu rõ tẩy chay là gì. Từ đó có những hành động chuẩn mực hơn để bản thân không trở thành yếu tố dẫn đến nạn tẩy chay ở người khác. 

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu rõ về tẩy chay là gì cũng như sự ảnh hưởng của tẩy chay tới cá nhân. Và mong rằng, bài viết sẽ giúp bạn có sự thay đổi tích cực hơn từ nhận thức về vấn đề tẩy chay để bài trừ được những hành động xấu xa gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cá nhân khác.

Anti fan là gì? Sức mạnh tấn công của anti fan đối với idol ra sao?

Anti fan là gì? Sức tấn công của anti fan với idol như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Anti fan là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023