Blog

Câu hỏi phỏng vấn Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?

19/01/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi tham gia phỏng vấn xin việc, một câu hỏi rất phổ biến mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn là tạo sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới. Câu hỏi phỏng vấn xin việc này sẽ rất khó để trả lời nếu bạn đến mà không chuẩn bị. Bạn cần cân bằng câu trả lời của mình sao cho nó không thể hiện rằng bạn đang nói xấu về công việc, công ty trước hoặc hiện tại của bản thân, đồng thời truyền tải được đến người phỏng vấn những lý do tại sao bạn lại mong muốn tìm kiếm một công việc mới. 

1. Những điều người phỏng vấn thực sự muốn biết

Khi bạn phỏng vấn cho một vị trí công việc mới, sẽ rất bình thường nếu người phỏng vấn muốn biết về những lý do tại sao bạn lại từ bỏ công việc cũ, công ty cũ và quyết định ứng tuyển vào đây. Vì vậy, đây là một câu hỏi có thể dự đoán trước được và bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời để tránh bị bất ngờ, lủng củng khi trả lời. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào việc kể những lý do tại sao bạn lại từ bỏ công việc trước hoặc những kinh nghiệm không mấy tốt đẹp trong quá khứ, bạn nên thử đi theo hướng mới, thảo luận về những lý do tại sao vị trí công việc mới này lại phù hợp với bạn. Người phỏng vấn đang tìm kiếm một câu trả lời có thể giúp họ quyết định việc có nên tuyển dụng bạn hay không.  

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn "Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?"

Mặc dù chi tiết cụ thể về câu trả lời của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn tự nguyện rời đi vị trí công việc cũ hay được yêu cầu rời đi, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được bản thân đang ở vị trí có lợi, tích cực hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh việc nói xấu cấp trên hoặc đồng nghiệp cũ trong câu trả lời của mình. 

Ví dụ, đừng bao giờ nói, "Sếp của tôi là một kẻ ngang ngược. Ông ta luôn cố gắng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, khiến tất cả các nhân viên chống lại nhau."

Ngay cả khi sếp của bạn như thế thật, việc kể lể như vậy về cấp trên của mình trong buổi phỏng vấn xin việc mới cũng sẽ không giúp ích gì cho bạn cả. Thậm chí, nhà tuyển dụng còn có thể vì vậy mà đánh giá bạn là người không có sự tôn trọng tối thiểu đối với cấp trên của mình. 

Hãy thử tưởng tượng hậu quả nếu người phỏng vấn là bạn bè hay đồng nghiệp cũ của sếp bạn! Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu công việc mới mà bạn đang ứng tuyển và công việc cũ là cùng một lĩnh vực và cùng thuộc một địa phương, thành phố.

Bên cạnh đó, việc đưa ra một câu trả lời tiêu cực có thể sẽ để lại những ấn tượng, cảm giác không tốt về bạn. Ít nhất là bạn hãy giữ mình ở mức trung lập, không quá tiêu cực mà cũng không quá tích cực hoặc đừng nhắc đến sếp hay đồng nghiệp của bạn trong câu trả lời. Thay vào đó, hãy lựa chọn cách tốt nhất để trả lời loại câu hỏi này là nêu rõ lý do tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới, tập trung vào bạn và công việc. 

3. Một số câu trả lời mẫu để tham khảo

Dưới đây là một số ví dụ về những câu trả lời hay nhất cho loại câu hỏi phỏng vấn xin việc "Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?". Nhìn chung, bạn nên định hình câu trả lời của mình sao cho người phỏng vấn cảm thấy tự tin rằng vị trí mà bạn đang ứng tuyển sẽ phù hợp với các mục tiêu cá nhân cũng như nghề nghiệp của bạn.

Đừng quên rằng cách trả lời các câu hỏi của bạn như thế nào cũng quan trọng không kém nội dung của những câu trả lời đó. Hãy thực hành luyện tập trả lời trước tại nhà để thể hiện được tự sự tích cực, tự tin và rõ ràng trong lúc trả lời câu hỏi của bạn!

Hãy tham khảo một số ví dụ sau về những câu trả lời hay nhất và từ đó, xây dựng câu trả lời dành riêng cho bạn. Hãy thẳng thắn và tập trung câu trả lời của bạn vào tương lai hơn là quá khứ, đặc biệt nếu hoàn cảnh rời khỏi công ty cũ của bạn không mấy tốt đẹp.

Ví dụ 1: Tôi cảm thấy chán chường, không có động lực, không hài lòng với công việc trước của mình vì ở đó thiếu đi sự thử thách. Tôi muốn được trải nghiệm nhiều thứ hơn, muốn tìm kiếm nhiều thử thách hơn nữa. Và tôi không muốn để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến công việc mà tôi đang thực hiện cho công ty cũng như các đồng nghiệp của mình. Vì vậy, tôi quyết định tìm kiếm một công việc mới.

=> Ứng viên tiềm năng này đã không nói bất cứ điều gì xấu về công ty cũ của mình. Ứng viên cũng làm mình trở nên nổi bật (theo mặt tích cực) hơn bằng cách thể hiện rằng không muốn để sự không vui của mình ảnh hưởng đến công việc và công ty cũ. 

Ví dụ 2: Tôi đang tìm kiếm một thử thách lớn hơn để phát triển bản thân và củng cố sự nghiệp của mình. Và tôi cảm thấy rằng bản thân không thể chia đều thời gian, sự quan tâm giữa cả hai việc là tìm kiếm công việc mới và hoàn thành hết trách nhiệm của một nhân viên làm việc toàn thời gian. Và đương nhiên, việc bỏ rơi trách nhiệm làm việc của bản thân để tập trung vào tìm kiếm việc làm là điều không tốt. Vì vậy, tôi đã quyết định rời bỏ vị trí công việc cũ.

=> Ứng viên tiềm năng này đã thể hiện mình là người có đạo đức tốt khi nói rằng không muốn dành thời gian đáng lẽ ra phải cống hiến cho công ty để tìm kiếm công việc khác. Một điểm cộng khác là ứng viên đã nói rằng bản thân đang tìm kiếm một công việc mang tính thử thách hơn để phát triển sự nghiệp, đây có thể sẽ là một lời khen, đánh giá cao của ứng viên đối với công ty trong mắt nhà tuyển dụng.  

Ví dụ 3: Tôi đã bị sa thải bởi công ty trước bởi vì bộ phận của tôi bị loại khi công ty thực hiện tái cấu trúc các phòng ban. 

=> Ở đây, lý do rời khỏi vị trí công việc trước của ứng viên được nêu ra rất rõ ràng và ngắn gọn. Trong trường hợp này, sẽ hợp lý hơn nếu các bạn giữ cho câu trả lời của mình ở mức đơn giản và thẳng thắn. 

Ví dụ 4: Tôi phải rời khỏi vị trí công việc trước của mình vì cả nhà tôi đã quyết định chuyển đến ở khu vực mới này. 

=> Đương nhiên, hầu hết tất cả mọi người, bao gồm cả người phỏng vấn đều sẽ hiểu rằng việc tìm kiếm việc làm ở quanh khu vực bạn ở là một điều hiển nhiên, bình thường. Khi bạn đề cập đến việc phải chuyển đi nơi khác vì hoàn cảnh gia đình, người phỏng vấn có thể sẽ thắc mắc liệu hoàn cảnh gia đình đó là gì. Tuy nhiên, khi trả lời loại câu hỏi này, việc đi sâu vào cuộc sống cá nhân của bạn là điều không cần thiết. Hãy ngắn gọn và trung thực, nhưng đừng đi quá sâu vào chi tiết sự việc. 

4. Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Hãy trung thực. Bạn không nhất thiết phải nói ra toàn bộ sự thật. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn tập trung câu trả lời của mình vào những lý do thật sự khiến bạn rời bỏ công việc trước. Ví dụ, khi muốn đưa ra một lý do là bản thân cảm thấy chán chường vị sự thiếu hụt cơ hội ở công ty trước, bạn hãy bắt đầu bằng cách miêu tả một số điều mà bản thân đã đạt được ở vị trí công việc đó. Tiếp theo, đưa ra những dẫn chứng thể hiện rằng bạn đã bị cản trở như thế nào và thực chất, bạn đã có thể phát triển hơn nữa ra sao nếu mọi chuyện khác đi. Bạn sẽ càng gây được ấn tượng với người phỏng vấn nếu liên kết được những điều trên với việc vì sao vị trí công việc mới này lại là cơ hội phù hợp nhất đối với bạn. 

Chuẩn bị trước câu trả lời. Nếu các bạn đã biết trước rằng đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến, rất dễ gặp phải trong các buổi phỏng vấn, tại sao lại không dành thời gian để chuẩn bị sẵn sàng một câu trả lời vừa gây được ấn tượng với người phỏng vấn, vừa thể hiện được khả năng của bạn? Bạn sẽ không muốn ấp úng khi trả lời một câu hỏi về chính bản thân mình trong buổi phỏng vấn chính thức. Hãy chuẩn bị một câu trả lời ngắn gọn, trung thực và không đi quá sâu vào các chi tiết cá nhân. 

Tránh sự tiêu cực. Đừng nói xấu cấp trên, đồng nghiệp hay công ty trong câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể hướng câu trả lời của mình rộng ra, đề cập đến việc các mục tiêu hiện tại của công ty không còn phù hợp với hướng đi của bạn nữa. Hãy đảm bảo rằng câu trả lời của bạn thẳng thắn, ở mức trung lập và không có bất kỳ thù hằn gì. Vòng tròn chung của mỗi ngành công nghiệp thường nhỏ và gần hơn bạn tưởng. Vì vậy, bạn sẽ không lường trước được ai có quan hệ với ai. Bạn sẽ không muốn nói xấu về ai đó với bạn bè hay đồng nghiệp cũ hay người thân thiết của họ trong buổi phỏng vấn xin việc của mình. 

Hãy luyện tập trước. Thực hành trả lời câu hỏi sao cho nhuần nhuyễn để đảm bảo rằng giọng điệu của bạn mang đầy sự tích cực, tự tin và rõ ràng. Việc luyện tập (đặc biệt là một mình trước gương) sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi trả lời loại câu hỏi khó này. Đặc biệt trong những tình huống như bạn nghỉ việc vì bị sa thải…, bạn sẽ càng cần luyện tập nhiều hơn để xây dựng sự tự tin cho mình. Trong những tình huống như vậy, hãy trả lời một cách ngắn gọn, rõ ràng và cố gắng không thể hiện cảm xúc. 

Những điều không nên nói

Đừng đi quá sâu vào chi tiết. Cho dù thế nào đi chăng nữa, đừng nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp hay công ty của bạn. Cách bạn trả lời loại câu hỏi này sẽ thể hiện một phần tính cách và các giá trị của bạn trong công việc cũng như công ty.

Tiền lương. Đừng đề cập đến vấn đề tiền lương trong buổi phỏng vấn đầu tiên, trừ khi người phỏng vấn làm như vậy.

Cố gắng đừng kéo dãn, nói lố về câu trả lời đã được chuẩn bị trước của bạn. Khi trả lời loại câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn sẽ muốn nó càng ngắn gọn càng tốt. Bạn sẽ dễ dàng tiết lộ một điều gì đó mà bản thân không muốn nhắc tới chỉ vì quá chú tâm vào việc kể lể. Vì vậy, đừng hăng hái quá mức.

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo 

  • Hãy nói rõ lý do tại sao bạn bị loại khỏi vị trí công việc trước?

  • Bạn nhớ điều gì nhất trong công việc trước của mình? 

  • Bạn có sẵn sàng làm việc qua điện thoại 2 ngày một tuần không?

5. Tổng kết

  • Hãy cân bằng câu trả lời của bạn giữa việc không chỉ trích nhà tuyển dụng cũ và thể hiện được lý do vì sao bạn lựa chọn công việc mới này với người phỏng vấn.

  • Hãy tham khảo trước các câu trả lời mẫu cho loại câu hỏi phỏng vấn xin việc này để biết được bạn nên làm gì nhằm thể hiện tốt nhất bản thân mình trong mắt nhà tuyển dụng. 

  • Người phỏng vấn sẽ muốn biết một vấn đề chính duy nhất, đó là tại sao bạn lại rời bỏ vị trí công việc trước của mình. Vì vậy, đừng lan man!

  • Hãy cố gắng kết nối công việc mà bạn đang ứng tuyển với trình độ học vấn cùng những kinh nghiệm bạn đã có để thể hiện rằng công việc mới này phù hợp với bạn hơn như thế nào!

Tìm kiếm một công việc mới là điều rất cần thiết sau khi bạn nghỉ việc. hãy khéo léo để trả lời câu hỏi "Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?" của nhà tuyển dụng nhé.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023