Sức bền là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thể thao, nó chính là nền tảng giúp cho các vận động viên đạt được mục tiêu của mình. Vậy sức bền là gì và bạn có biết những phương pháp nào giúp tăng cường sức bền hiệu quả?
MỤC LỤC
Nếu không phải là dân chuyên ngành hoặc chưa từng tìm hiểu thì có lẽ đây chính là một vấn đề khó giải đáp đối với bạn. Vậy nên hãy để vieclam123.vn giúp bạn bằng cách cung cấp các thông tin quan trọng liên quan tới sức bền và chạy bền trong bài viết dưới đây.
“Sức bền là gì?” - một câu hỏi có phần chuyên môn mà không phải ai cũng trả lời được.
“Sức bền” chính là cụm từ được nhắc đến trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Từ này có nghĩa là khả năng duy trì một hoạt động trong thời gian dài nhất mà cơ thể cho phép.
Hiểu theo một cách đơn giản, sức bền chính là một loại sức mạnh tiềm ẩn của mỗi người, nguồn sức mạnh này được tổng hợp từ tim mạch và cơ bắp.
Nếu cả 2 bộ phận này của cơ thể có thể hoạt động ổn định trong suốt quãng thời gian bạn duy trì hoạt động thể thao hoặc vận động thì sức bền sẽ được tạo ra. Khi đó cơ thể của bạn sẽ vẫn tiếp tục duy trì được hoạt động hiện tại mà không mất quá nhiều sức hay cảm thấy mệt mỏi.
Như vậy, nếu 1 trong 2 bộ phận nêu trên của bạn không được khoẻ hoặc mắc bệnh thì chắc chắn các hoạt động mà bạn tham gia không thể tạo ra sức bền.
Có thể bạn chưa biết, sức bền được chia thành 2 loại chính đó là sức bền chung và sức bền chuyên môn. Vì sao lại có sự phân chia này và đâu là ý nghĩa của từng loại sức bền?
Sức bền chung: Sở dĩ gọi sức bền chung vì đây là loại sức bền xuất hiện trong các hoạt động thể dục, thể thao kéo dài nhưng có cường độ thấp. Những hoạt động này có sự tham gia của nhiều hệ cơ của cơ thể con người.
Sức bền chuyên môn: Nhìn vào cách phân loại thì chúng ta cũng đoán được phần nào ý nghĩa của loại sức bền này. Sức bền chuyên môn chính là loại sức bền được tạo ra bởi các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, thường là những bài tập chuyên nghiệp dành cho các vận động viên hoặc người chuyên tập bộ môn nào đó với cường độ cao.
Có thể chúng ta đã từng nghe tới 2 từ “chạy bền” khá nhiều tuy nhiên lại chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó.
Thực ra, chạy bền chính là một hình thức chạy bộ trong đó không yêu cầu cường độ cao nhưng người thực hiện sẽ phải duy trì thời gian chạy càng lâu càng tốt.
Chạy bền đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, cụ thể là gì mời bạn đón đọc những thông tin bên dưới:
Thứ nhất, chạy bền giúp người thực hiện giảm cân. Rất nhiều người thừa cân, béo phì đã áp dụng hình thức chạy bộ để nhằm mục đích giảm cân, vì sao lại như vậy?
Khi cơ thể chạy bộ, bạn sẽ tốn rất nhiều năng lượng để đảm bảo sự duy trì cũng như hoạt động ổn định đối với các hệ cơ quan. Calo cũng được tiết ra nhiều hơn qua tuyến mồ hôi và thuận lợi cho quá trình ép mỡ khỏi cơ thể.
Thứ hai, chạy bộ giúp nâng cao sức khoẻ con người. Khi chạy bộ, các cơ quan trong cơ thể của bạn được hoạt động, nếu duy trì chạy ở cường độ phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể thì đương nhiên các cơ sẽ được rèn luyện và trở nên săn chắc hơn, từ đó cơ thể dễ dàng chống lại các tác nhân gây bệnh hay muốn xâm hại vào bên trong cơ thể.
Thứ ba, chạy bền giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe. Có thể bạn không tin nhưng nếu như chạy bộ thường xuyên các khớp gối của bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn. Khi được hoạt động,, chúng sẽ dẻo dai hơn và đó là nguyên nhân dẫn đến xương khớp của bạn trở nên chắc khỏe.
Thứ tư, chạy bền giúp giấc ngủ ngon hơn. Điều này không quá khó để lý giải, trải qua một quãng thời gian chạy bộ mệt nhoài, cơ thể cần được nghỉ ngơi để bổ sung năng lượng. Khi cơ thể mệt mỏi, không chỉ giấc ngủ được cải thiện mà việc ăn uống cũng trở nên ngon miệng hơn.
Ngoài những lợi ích nêu trên, chạy bền còn giúp cơ thể chống lại nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm tăng cường trí nhớ, cải thiện thính giác hoặc giúp tăng cường tuổi thọ,...
Có không ít phương pháp giúp bạn tăng cường sức bền cho cơ thể tuy nhiên bạn buộc phải dành thời gian và công sức để luyện tập. Sức bền không cố định và nó sẽ bị giảm sút nếu như bạn ngừng tập luyện.
Để có một cơ thể dẻo dai, bền bỉ hãy áp dụng theo một số phương pháp hữu hiệu sau đây:
Việc tập luyện thể thao là rất cần thiết, nó không chỉ phù hợp với những người muốn tăng cường sức bền mà còn là phương pháp hiệu quả đối với tất cả mọi người.
Vì thế, mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 20 - 3- phút để tập luyện các bài tập nâng cao sức bền như đu xà, chống đẩy hoặc chạy bộ. Bên cạnh đó những tư thế yoga cũng có tác dụng rất tốt giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai hơn.
Tùy vào sở thích và sức chịu đựng của cơ thể mà bạn sẽ đưa ra các lựa chọn bài tập cho phù hợp, tuy nhiên hãy kiên trì với nó để đạt được hiệu quả tối đa nhất bạn nhé.
Vẫn là tập luyện, thế nhưng ngày nào bạn cũng chỉ chạy quãng đường tự quy định với cường độ không thay đổi thì liệu rằng sức bền có được nâng cao?
Theo các chuyên gia, khi bạn nâng cao cường độ tập luyện của mình thì cơ thể sẽ phải thay đổi để thích ứng với điều đó, đương nhiên sự thay đổi và thích ứng này sẽ làm cho sức bền được tăng lên.
Thay vì mỗi ngày chống đẩy 10 cái thì bạn có thể cải thiện sức bền của mình bằng cách gia tăng số lần chống đẩy hơn, nếu bạn đã quá quen thuộc với quãng đường dài 2 cây số thì giờ hãy nhích thêm một đoạn nữa để xem cơ thể mình có chịu được hay không,...
Nói chung, muốn gia tăng sức bền thì cơ thể bạn phải không ngừng hoạt động, thậm chí lần hoạt động sau phải nhiều hơn lần hoạt động trước thì mới có hiệu quả.
Song song với chế độ tập luyện khắc nghiệt, cơ thể cũng cần được bù đắp bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nạp các dưỡng chất có lợi như Vitamin, Protein,... thường xuyên sẽ giúp cơ thể các dưỡng chất cần thiết để nuôi sống cơ thể. Bạn có thể chịu được việc tập luyện nhiều hơn ăn tuy nhiên sẽ không thể chịu được việc chỉ tập mà không ăn.
Cho dù là mục đích giảm cân hay sở hữu một thân hình 6 múi thì bạn cũng tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ rằng mình không cần ăn, như vậy cơ thể của bạn sẽ bị suy nhược và không thể nào khoẻ mạnh để chống lại các tác nhân tiêu cực khác.
Ngoài chất dinh dưỡng, cơ thể của chúng ta cũng cần có nước và một số chất điện giải để duy trì các hoạt động ở mức bình thường. Chính vì vậy việc thiếu hụt nước và các chất điện giải chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và các cơ bị đau nhức.
Khi tập luyện, hãy bổ sung nước và chất điện giải kịp thời để cơ thể không bị suy nhược hay mệt mỏi bạn nhé.
Việc tập luyện chăm chỉ là điều đáng khích lệ thế nhưng bạn cũng lưu ý rằng để có được một cơ thể khỏe mạnh, sức bền cao thì bạn cũng cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Trong khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào mới, đồng thời cơ bắp của bạn cũng được phục hồi một cách hiệu quả, điều này giúp cho có thể có thêm nguồn sức mạnh để thực hiện các hoạt động khác trong cuộc sống lẫn công việc.
Với phương pháp này thì lời khuyên dành cho bạn chính là mỗi tuần nên dành ra một ngày để nghỉ ngơi, hoặc bạn cũng có thể vẫn tập luyện nhưng chỉ áp dụng các bài tập nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn.
Với bài viết trên đây, không chỉ là khái niệm sức bền là gì mà vieclam123.vn còn cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích khác như phân loại sức bền và các phương pháp gia tăng sức bền. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết, nếu là người yêu thích thể thao thì hãy tự mình nâng cao sức bền cho cơ thể khỏe mạnh nhé.
Bạn đã từng bắt gặp thuật ngữ “Bootcamp” ở đâu đó nhưng lại không hiểu ý nghĩa của nó? Đừng lo, với bài viết sau đây mọi thông tin về Bootcamp sẽ được giải đáp. Hãy theo dõi để biết Bootcamp là gì bạn nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023